Củng cố niềm tin, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của sinh viên trong xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Với sứ mệnh của mình, sinh viên Việt Nam- nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt trong giáo dục và đào tạo sinh viên. Sinh viên Việt Nam với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, trí tuệ và tình yêu đất nước; họ luôn sẵn sàng đi đầu, cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển chung của dân tộc. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, lối sống, đạo đức và niềm tin của sinh viên Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi của các mô hình giá trị, của quá trình tiếp nhận thiếu chọn lọc thông tin trên mạng xã hội, dễ bị thao túng bởi các thế lực thù địch bên ngoài… Do vậy, xây dựng và củng cố niềm tin cho sinh viên Việt Nam là việc làm hết sức cần thiết trong việc hình thành nên con người mới với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
1. Nhận thức chung về ý chí tự lực, tự cường, niềm tin của sinh viên Việt Nam hiện nay
Lịch sử dân tộc Việt Nam là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của ý chí tự lực, tự cường, khát vọng độc lập, tự do phát triển đất nước. Hòa quyện trong đó là chủ nghĩa yêu nước; tinh thần vị tha cao thượng; ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết bền chặt. Ý chí tự lực, tự cường là đặc trưng cơ bản, là điều kiện, động lực tạo nên sức mạnh trường tồn đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ý chí tự lực, tự cường theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, độc lập trong quan hệ quốc tế. Đó là nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Ý chí tự lực, tự cường là chủ động mọi mặt về các điều kiện của cách mạng; là chú trọng vai trò sức mạnh của nhân dân. Đặc biệt là quan tâm và phát huy cao độ vai trò của lực lượng thanh niên Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ý chí tự lực, tự cường là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ý chí tự lực, tự cường là phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực; làm giàu mạnh đất nước bằng chính sức lực của mình, không ỷ lại phụ thuộc vào bên ngoài nhưng vẫn tranh thủ mọi sự ủng hộ từ quan hệ quốc tế dựa trên tiền đề tự chủ, tự quyết.
Trong đời sống xã hội, niềm tin là một lĩnh vực đặc biệt của ý thức, liên hệ mật thiết với sự hiểu biết về thế giới khách quan, tồn tại trong từng con người và xã hội nhằm phản ánh thế giới khách quan(1). Nếu như không có niềm tin, đặc biệt niềm tin khoa học thì con người sống và hoạt động sẽ bị mất phương hướng, luôn rơi vào trạng thái bi quan, dao động và không phát huy được mọi khả năng sáng tạo, chủ động của bản thân. Niềm tin nói một cách giản dị là sự tin tưởng của con người về một đối tượng nào đó khi mà đối tượng đó đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của con người và xã hội. Do đó, niềm tin là hiện tượng tâm lý đặc biệt gắn liền với hành vi, hành động của con người; có mối liên hệ chặt chẽ với tri thức, tình cảm và ý chí. Niềm tin phụ thuộc vào sự nhận thức, nhất là tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng, những quan năng hoạt động thần kinh của mỗi người. Vì lẽ đó, để có những niềm tin cao đẹp, chân chính thì cần phải thông qua giáo dục dựa trên nền tảng khoa học và nhân bản.
Niềm tin giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Là năng lượng thúc đẩy con người cố gắng hơn trong mọi việc. Đồng thời vai trò đặc biệt quan trọng của niềm tin đó là tạo ra năng lượng tích cực để vượt qua thách thức và giới hạn của con người. Nó sẽ khơi dậy lòng nhiệt thành và sự ham học hỏi, suy nghĩ tích cực hướng chúng ta đến những hành động tích cực. Niềm tin ở đây là niềm tin của con người với con người, niềm tin của con người với xã hội và niềm tin vào chính bản thân mình.
Niềm tin xã hội là sự tin tưởng, hy vọng của con người vào những định chế xã hội và sự tin tưởng của con người với nhau trong xã hội đó. Nếu như không có niềm tin xã hội thì xã hội đó sẽ hỗn loạn, khủng hoảng. Niềm tin xã hội tỏa rộng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, bao gồm sự hài lòng, lạc quan, hạnh phúc, sức khỏe, thịnh vượng kinh tế, trình độ giáo dục, phúc lợi xã hội, tham gia cộng đồng… là một thành tố cốt lõi của vốn xã hội(2). Chính vì vậy, niềm tin phản ánh tồn tại xã hội và là mục tiêu cũng như động lực để phát triển bền vững xã hội.
Niềm tin được hình thành, vun đắp dựa trên nền tảng giá trị và mục tiêu lợi ích do Đảng Cộng sản Việt Nam xác quyết. Đó là độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc. Các giá trị đó phù hợp, đáp ứng nhu cầu lợi ích của nhân dân, của dân tộc và được sự hưởng ứng của toàn dân tộc. Nếu như không có niềm tin vào lý tưởng cách mạng của dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, niềm tin vào chiến thắng, niềm tin vào sức lực của chính bản thân,… thì những thế hệ đi trước không thể thực hiện được thành công các cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập vẻ vang dân tộc.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng trở nên sâu sắc và là minh chứng rõ nét rằng: có niềm tin của nhân dân là có tất cả, mất đi niềm tin của nhân dân là mất tất cả.
Ngày nay, niềm tin của thanh niên Việt Nam vẫn tiếp tục bùng cháy với niềm tin cách mạng. Đó là mối gắn kết chặt chẽ giữa tri thức - tình cảm - ý chí; là động lực giúp cho thế hệ trẻ vượt mọi khó khăn, thách thức, đạt được mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt chọn lựa.
2. Thực trạng về ý chí tự lực, tự cường, niềm tin của sinh viên Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay
Biểu hiện tích cực
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thế hệ trẻ Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng, với khát vọng, hoài bão, ý chí tự lực, tự cường mạnh mẽ. Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021- 2030 ban hành với mục tiêu: xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự lực, tự cường; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ. Đặc biệt trong đó sinh viên - nguồn nhân lực chất lượng cao cần đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Sinh viên Việt Nam hầu hết có sự chủ động trong học tập, tiếp thu kiến thức; rèn luyện, tu dưỡng đạo đức… Đặc điểm tâm lý quan trọng ở lứa tuổi này đó là sự phát triển tự ý thức. Họ có khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, từ đó có hành động để điều chỉnh phát triển bản thân phù hợp với xu hướng của xã hội.
Đa số sinh viên có lý tưởng, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh của trí tuệ, đạo đức, văn hóa của con người Việt Nam trong truyền thống và hiện đại. Sinh viên Việt Nam tin tưởng vào chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lịch sử giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta đã minh chứng rõ ràng sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Do vậy, sinh viên Việt Nam đặt trọn niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Căn cứ kết quả nghiên cứu của Luận án tiến sĩ Niềm tin chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Quang Hùng: Đại bộ phận sinh viên hiện nay có nhận thức tốt về niềm tin chính trị. Tin tưởng vào chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, khắc phục những khó khăn để học tập, rèn luyện tốt, khẳng định giá trị bản thân vì ngày mai lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết sinh viên đã có ý thức chủ động học tập, rèn luyện, tự thu xếp, phấn đấu lập thân, lập nghiệp. Nhu cầu hiểu biết về chính trị và niềm tin chính trị được đông đảo học sinh, sinh viên quan tâm, coi trọng(3).
Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu thanh niên, có tới 99,8% thanh niên được hỏi (với 140 ngàn phiếu điều tra xã hội học) đều khẳng định thanh niên Việt Nam có niềm tin tuyệt đối vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, hướng tới mục tiêu năm 2030 và khát vọng 2045 Việt Nam sẽ trở thành nước hùng cường(4).
Sinh viên Việt Nam phần lớn đều xác định được vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ có sự chủ động, hăng hái, tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động xã hội như Tôi yêu Tổ quốc, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, Thanh niên tình nguyện, Hiệp sĩ đường phố,… Thông qua đó có thể thấy được ý thức trách nhiệm, tình yêu quê hương đất nước, niềm tin về một tương lai tươi đẹp luôn thường trực trong mỗi sinh viên Việt Nam.
Trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017- 2022 đã cho thấy: có tới 23.507 điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh; 1.445 điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp toàn quốc được tuyên dương(5). Các sinh viên Việt Nam cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, đạt kết quả để có thể trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này biểu hiện sự tích cực về lý tưởng, niềm tin của thanh niên Việt Nam vào Đảng, vào chính bản thân mình.
Sinh viên Việt Nam hiện nay với tư cách những người tri thức chân chính thường xuyên rèn luyện tu dưỡng, có lối sống lành mạnh, sống và học tập theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Dám đương đầu, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, sự thật; trung thực, trách nhiệm, công tâm trong học tập, rèn luyện. Sẵn sàng lên án, phản bác cái ác, cái xấu, phản cảm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là văn hóa.
Trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng 4.0, sinh viên nhạy bén và có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng, nắm vững công nghệ, bắt kịp các xu hướng phát triển của thế giới. Nhưng cùng với đó, chính niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước; tinh thần yêu nước, sự năng động sáng tạo của tuổi trẻ đã giúp cho sinh viên có ý thức trách nhiệm, đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, các luận điệu xuyên tạc, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thực hiện Kết luận số 05 của Ban Chấp hành TW Đoàn khóa XI về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên”, Sinh viên Việt Nam tích cực tham gia các tọa đàm, hội thảo khoa học các cấp như: “Thanh niên với việc đấu tranh trên mạng Internet chống lại các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”; “Nhận diện các âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch đối với Thanh niên và kiến nghị các giải pháp”; “Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc phòng chống thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng hiện nay”;… Các tổ chức Đoàn, Hội thường xuyên tổ chức cho đoàn viên tham gia các phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các cuộc thi Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các hoạt động phong phú, sôi nổi đã góp phần khơi dậy ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, xã hội, cộng đồng và đối với chính bản thân sinh viên. Với đặc thù riêng của lứa tuổi, sinh viên là lực lượng có ưu thế về sức khỏe, trí tuệ, sự nhạy bén với những điều mới mẻ, luôn tiên phong đi đầu, tin tưởng vào tương lai và những hoài bão phía trước,… Đây cũng chính là những lợi thế về tâm sinh lý, lứa tuổi để việc xây dựng và củng cố niềm tin cho sinh viên được tiến hành thuận lợi.
Những thách thức đặt ra
Bên cạnh những biểu hiện tích cực đó thì vẫn còn tồn tại một bộ phận những sinh viên chưa thực sự vững tin vào độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chọn lựa. Một số sinh viên do ảnh hưởng bởi đời sống tinh thần, cảm thấy tự ti, thất vọng và chán trường về tương lai. Dẫn đến bị giảm sút ý chí phấn đấu, bi quan, ngại khó khăn vất vả và tự tạo cho bản thân nếp sống buông thả, thờ ơ, ích kỷ, vi phạm pháp luật, coi trọng vật chất,…
Chịu sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa và mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ phận sinh viên dễ bị dao động, mất phương hướng phấn đấu, xa rời với những lý tưởng cao đẹp; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều sinh viên có tư tưởng bi quan về sức mạnh, trí tuệ, văn hóa Việt Nam. Họ ít hay không quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội, giảm sút niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giảm sút niềm tin đối với Đảng.
Với đặc thù của tâm lý lứa tuổi, sinh viên Việt Nam dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Dễ bị lôi kéo tham gia vào các cuộc biểu tình nhằm gây rối trật tự công cộng. Từ đó, không ít sinh viên có nhận thức về chính trị, xã hội hạn chế, khép mình, sống ỷ lại, thiếu ý chí phấn đấu, mơ hồ về lý tưởng cách mạng, dần sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Chính những tồn tại đó làm ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, công tác xây dựng, củng cố niềm tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho sinh viên từ phía nhà trường, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức Đoàn, Hội chưa thực sự được chú trọng, chưa thường xuyên và có sự đổi mới tích cực về cả nội dung, hình thức, biện pháp. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng đã tác động mạnh mẽ tới quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Sự gia tăng xâm nhập của văn hóa ngoại lai khiến cho một bộ phận sinh viên có biểu hiện lệch lạc về hành vi, mờ nhạt về lý tưởng. Có nhiều vụ việc sinh viên tham gia các diễn đàn trái phép, hội nhóm trái pháp luật, đăng bài viết, lời nói với nội dung chống phá công khai trên mạng xã hội. Từ thực tế đó, yêu cầu nhiệm vụ phải tăng cường xây dựng niềm tin, ý chí tự lực, tự cường cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc xây dựng, củng cố niềm tin cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Để có được bản lĩnh, sự tự tin, trí tuệ, vững vàng và quyết tâm vượt qua mọi thử thách có thể góp sức vào xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc thì xây dựng và củng cố niềm tin trong mỗi sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết.
Thứ nhất, tăng cường giáo dục chính trị- tư tưởng, tăng cường giáo dục đạo đức và củng cố niềm tin, hình thành lý tưởng sống cao đẹp cho sinh viên thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của sinh viên. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm giữa gia đình, xã hội và cả hệ thống chính trị. Đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên; nâng cao nhận thức về vai trò, sứ mệnh của sinh viên trong thời kỳ mới. Cần nhanh nhạy, kịp thời, nhạy bén nắm bắt tâm tư, xu hướng thay đổi tình cảm, khát vọng của sinh viên; chủ động dự báo xu thế, định hướng sinh viên đến với những mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, tất cả vì độc lập dân tộc, phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm phát hiện, nuôi dưỡng, khơi dậy ước mơ, hoài bão, niềm tin của sinh viên. Công tác chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng sinh viên phải đi vào thực chất dựa trên nền tảng sự gắn kết giữa các khâu, các bước trong giáo dục, bồi dưỡng sinh viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam”(6). Đặc biệt trong đó là vai trò của gia đình- nơi mỗi sinh viên được nuôi dưỡng, hình thành nhân cách; đồng thời gia đình cũng là nơi mỗi sinh viên luôn phấn đấu để mang lại hạnh phúc, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho những người thân của mình; ý chí lập thân, lập nghiệp vì tương lai của chính mình, gia đình và xã hội.
Thứ ba, các tổ chức Đoàn, Hội là điểm tựa vững chắc, tạo môi trường quan trọng để sinh viên phát huy khả năng, phấn đấu không ngừng đóng góp vào sự phát triển đất nước. Do đó, các tổ chức Đoàn, Hội cần thường xuyên bám sát tình hình sinh hoạt của sinh viên trong các đợt phong trào thi đua. Tuyệt đối tránh bệnh hình thức, làm cho có, làm cho xong; phô trương khẩu hiệu nhưng không đi vào thực chất. Các phong trào thi đua, phong trào phát động cần hướng tới chủ thể là sinh viên, gắn lý thuyết, kiến thức được trang bị trong nhà trường, sách vở vào thực tiễn trong đời sống xã hội. Tích cực khơi dậy ở sinh viên niềm tin yêu cuộc sống, niềm tin yêu vào các giá trị truyền thống dân tộc; niềm tin vào chính bản thân mình có đủ sức lực, trí lực, thể lực; chủ động, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp vì bản thân, gia đình, đất nước và cộng đồng.
Thứ tư, tích cực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó chính là xây dựng, củng cố niềm tin khoa học đối với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thông qua việc thực hành đạo đức cách mạng: cần - kiệm - liêm - chính - chí - công - vô tư. Xây dựng và củng cố niềm tin cho sinh viên không chỉ bằng giáo dục mà còn là vấn đề tổ chức các hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, Đảng, Nhà nước phải chăm lo, tạo môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi cho sinh viên. Nhất là trong kỷ nguyên kỹ thuật công nghệ hiện nay, tạo tiền đề cho tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo của sinh viên là vô cùng quan trọng.
Sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước, mặc dù một bộ phận nhỏ còn có những biểu hiện lệch lạc, mất niềm tin trong cuộc sống nhưng sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn là một lực lượng to lớn, xung kích của cách mạng. Xây dựng lớp sinh viên có đủ năng lực, khả năng kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng./.
________________________________________________
(1) Hoàng Đình Cúc, Vấn đề xây dựng và củng cố niềm tin trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, Số 6.2007, tr.3-7.
(2) Theo Coleman (1988) và Putnam (1993), vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như các mạng lưới xã hội (networks), các quy tắc hay chuẩn mực (norms) và niềm tin xã hội (social trust)
(3) Ussh.vnu.edu.vn
(4) Xem: Củng cố niềm tin, khơi dậy khát vọng của thanh niên, Báo điện tử Đoàn thanh niên, 17/03/2021 https://doanthanhnien.vn/tin-tuc/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-doan-tncs-ho-chi-minh/cung-co-niem-tin-khoi-day-khat-vong-cua-thanh-nien
(5) Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.143.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 3/2023
Bài liên quan
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
- Quá trình phát triển đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng ta trong gần 40 năm đổi mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
- 4 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 5 Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
- 6 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Qua gần 40 năm đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa có nhiều thay đổi nhanh chóng, tích cực. Các sản phẩm văn hóa và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ở Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một “thiên đường” tiện ích về các sản phẩm văn hóa hiện đại như E-book, Audio book, nghệ thuật số, các kênh phim trực tuyến,… Sự thay đổi mang tính bước ngoặt ấy mang đến nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp xuất bản, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn, trong đó có nguy cơ xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia, dân tộc về văn hóa. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với ngành công nghiệp xuất bản là vừa phải phát triển xứng tầm, vừa phải góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bình luận