Dẫn chương trình tọa đàm, trao đổi trực tiếp trên sóng phát thanh
Càng hiện đại hoá các chương trình phát thanh, chúng ta càng có xu hướng coi trọng lời dẫn và người dẫn đồng thời đầu tư cho khâu dẫn nhiều hơn cả về công sức và trí tuệ.
Dẫn chương trình có hai loại chủ yếu. Loại thứ nhất là dẫn dắt, giới thiệu, kết nối tin bài hay chương trình, một hệ thống chương trình. Dẫn ở đây là một phần tách riêng, độc lập so với tác phẩm. Loại thứ hai là dẫn với tư cách là một thành phần tham gia vào tác phẩm như trong toạ đàm, trao đổi, giao lưu, cầu truyền thanh. Trong những trường hợp này, khâu dẫn nhằm tạo ra tác phẩm và người dẫn phải chịu trách nhiệm xử lý các tình huống, phỏng vấn khách mời, điều khiển cuộc nói chuyện…
Trên thực tế, lời dẫn quan trọng trong mọi trường hợp và nhiều nhà báo đã khẳng định: không có người dẫn, lời dẫn thì không có phát thanh trực tiếp. Theo tôi, ý kiến này chỉ đúng với loại dẫn thứ hai, tức dẫn với tư cách là một thành phần tham gia vào tác phẩm hay chương trình. Còn cách thứ nhất, lời dẫn như một thứ gia vị, và mặc dù nhiều khi không có gia vị thì món ăn chẳng ngon, như nhà báo Lê Huy Nam - Ban thời sự - đài Tiếng nói Việt Nam đã nói: “Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút tắt đài”, nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng tin bài quan trọng hơn lời dẫn trong trường hợp này bởi nội dung thông tin được chuyển tải trong tin bài mới là cái hồn của chương trình, quyết định chương trình.
Đối với việc dẫn cho các chương trình đàm luận hay cho các cầu truyền thanh trực tiếp, ở đây, chúng ta thấy vai trò của lời dẫn quan trọng tới mức nó quyết định sự thành công hay thất bại của một chương trình, nếu như không có nó sẽ không thể có được những chương trình trực tiếp hấp dẫn, có sức lan toả mạnh mẽ. Khi được giao dẫn một chương trình như vậy, người dẫn phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết bởi họ hiểu rõ chất lượng của chương trình phụ thuộc vào mình. Để đảm nhận tốt công việc, người dẫn thường đầu tư thời gian tìm hiểu thông tin xung quanh chủ đề, làm việc với khách mời, viết kịch bản. liên hệ chặt chẽ với đạo diễn và các biên tập viên khi thực hiện chương trình… Họ luôn chủ động bởi thực sự công việc rất nặng nề và đòi hỏi phải luôn làm chủ chương trình, làm chủ bản thân.
Khâu dẫn với tư cách là một thành phần tham gia vào tác phẩm có ba vai trò, mục đích cơ bản. Đó là:
Dẫn nhằm khai thác thông tin: như thông tin phóng viên trong phòng thu, người dẫn nắm lấy các cơ hội khai thác thông tin. Khác với việc dẫn dắt nhằm giới thiệu, kết nối các tác phẩm, khâu dẫn ở đây còn tạo ra tác phẩm. Người dẫn lấy thông tin từ các vị khách mời, từ những gì họ thu được trước đó, đi đến những phần nội dung chưa được khám phá, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Và nhiệm vụ của người dẫn ở đây trước hết là khai thác được thông tin, cung cấp cho thính giả những thông tin mà họ cần. Bằng việc bám sát mục tiêu đã được đề ra, người dẫn với những kỹ năng dẫn dắt của mình mang lại cho chương trình một khối lượng thông tin đủ tạo ra sức thuyết phục và làm thoả mãn yêu cầu của thính giả. Lời dẫn có trau chuốt hay không, người dẫn có phong cách tự nhiên, có duyên hay không, những điều đó có thể quan trọng, nhưng điều cuối cùng đọng lại là nó mang lại lượng thông tin như thế nào? Nhà báo Larry King của kênh truyền hình CNN thường “tỏ ra ngốc nghếch” khi dẫn chương trình nhưng những thông tin mà ông đem lại luôn làm công chúng hài lòng đến bất ngờ. Bởi vậy, thông tin là chức năng, vai trò đầu tiên mà khâu dẫn đảm nhiệm trong các chương trình toạ đàm, trao đổi, giao lưu.
Khâu dẫn, người dẫn có vai trò đầu tiên điều khiển cuộc nói chuyện: chính khâu dẫn định dạng cho chương trình. Dẫn nhằm đến việc tạo ra một logic, trình tự nào đó theo ý của những người sản xuất. Bằng việc đưa ra câu hỏi, người dẫn định hướng cho khách mời nói vấn đề gì, nói bao lâu. Và người dẫn chính là người phải chịu trách nhiệm về việc phân bố trong phòng thu, chịu trách nhiệm cả cho việc nói gì, đưa ra vấn đề gì và vào lúc nào. Nếu người dẫn chuyển hướng thì chương trình sẽ thay đổi so với dự kiến ban đầu. Người dẫn bao giờ cũng là người điều khiển để chương trình đi theo trọng tâm và đạt được mục tiêu đề ra. Vai trò điều khiển cũng thể hiện ở chỗ người dẫn phải xử lý mọi tình huống xảy ra sao cho đảm bảo cả chất lượng nội dung và hình thức chương trình.
Khâu dẫn tạo một cái mạch cho tác phẩm hay chương trình: mạch tạo ra cái cớ cho chương trình bắt đầu và tiếp tục cho đến cuối cùng. Các mạch đó có liên tục, tự nhiên và hấp dẫn hay không là phụ thuộc vào khâu dẫn. Những người dẫn luôn phải tính đến điều này khi họ đảm nhận chương trình. Chất keo dính mà khâu dẫn đem lại cho tác phẩm, cho chương trình là một thứ thiết yếu để đạt đến mục tiêu chung bởi từng thông tin riêng lẻ không đủ sức nói lên bản chất của vấn đề. Hơn nữa, tính tự nhiên của chương trình hay tác phẩm là rất quan trọng bởi có tự nhiên thì mới tạo được sự tin cậy và gây thích thú. Dẫn bám sát mục tiêu không có nghĩa là tuân thủ nguyên xi kịch bản viết sẵn. Thông tin nhiều khi tiến triển bất ngờ. Người dẫn cần phải để cho chương trình đi theo mạch tự nhiên thì thông tin mới đạt đến sự chân thực và độ sâu của nó.
Với những đặc điểm, vai trò trong khâu dẫn như vậy, các chương trình toạ đàm, giao lưu, trao đổi thực ra rất kén chọn người dẫn. Không phải cứ người có giọng nói tốt hay ăn nói bóng bẩy là có thể dẫn được. Tạo nên những chương trình có độ sâu, có sức nặng thông tin là một điều khó, nhưng đó là điều mà chúng ta luôn hướng tới.
Kỹ năng quan trọng nhất của người dẫn chương trình toạ đàm, trao đổi là kỹ năng phỏng vấn. Người dẫn luôn dùng câu hỏi để đi đến cái đích của mình. Trong phỏng vấn thì điều quan trọng là làm sao để người trả lời nói ra thông tin chính xác, đầy đủ và trúng vấn đề. Một người dẫn giỏi phải là một người phỏng vấn giỏi.
Kỹ năng thứ hai là điều khiển. Trong toạ đàm, trao đổi, người dẫn thường phải làm việc với không chỉ một người. Cuộc nói chuyện đó nhiều khi như là một cuộc chơi mà người dẫn và khách mời đều phải tham gia tích cực vào cuộc tìm kiếm thông tin và nó nhất thiết phải có người điều khiển. Nếu không điều khiển tốt thì thông tin cần không tìm được mà còn dẫn đến cháy thời gian. Điều khiển ở đây chính là việc hướng khách mời đến việc bộc lộ những thông tin theo đúng chủ đề, trong một khoảng thời gian nào đó làm sao để về đích không nhanh hơn mà cũng không chậm hơn thời gian của chương trình. Ai nói lúc nào và nói về điều gì là tuỳ thuộc vào sự điều khiển cuả người dẫn. Điều khiển cũng bao hàm kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt và sáng tạo để về đích đạt kết quả mong muốn. Và không quên một trợ thủ đắc lực giúp người dẫn đạt hiệu quả cao khi dẫn các chương trình toạ đàm, trao đổi trực tiếp là tri thức, vốn sống, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin và thái độ, tư cách.
Người dẫn cũng phải chú ý đến kỹ năng động viên, khích lệ những người tham gia thể hiện mình và qua đó cung cấp nhiều thông tin tới thính giả. Khi khách mời lúng túng thì người dẫn giúp họ bình tĩnh lại. Khi khách mời cao hứng, nói dài, đi xa nội dung cần bàn thì người dẫn kéo họ trở lại. Hoặc khi khách mời cố tình che dấu thì người dẫn phải vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để họ nói ra thông tin. Điều quan trọng mà người dẫn luôn hướng tới là thính giả. Họ chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi mà những trông đợi của thính giả được đáp ứng.
Đối với người dẫn toạ đàm, trao đổi thì việc cảm nhận thời gian là rất quan trọng. Gần như họ cần phải luôn nắm được khoảng thời gian mà mình đang đứng tại đó. Cần phải đi thêm bao nhiêu, dành bao nhiêu cho phần này, cho khách mời này… Khi đứng trong chương trình, người dẫn luôn nhận được sự hỗ trợ của các thành viên khác trong kíp sản xuất chương trình nhưng nếu thiếu đi khả năng cảm nhận thời gian, cuộc nói chuyện vẫn rất dễ lúng túng, đầu thừa đuôi thiếu, thiên lệch khoảng thời gian dành cho mỗi người tham gia, cho từng phần nội dung và có thể không đạt được mục tiêu do thời gian dành cho chương trình đã hết.
Dẫn chương trình, đặc biệt là dẫn các chương trình toạ đàm, giao lưu trực tiếp là một công việc khó nhưng chúng ta sẽ có thể hoàn thành xuất sắc công việc này với tình yêu nghề nghiệp và sự rèn luyện không ngừng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 5.2006
Bài liên quan
- Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
- Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
- Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
- Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina từ đầu năm 2022 đến nay là một biến cố địa - chính trị lớn có những tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng, nền kinh tế hội nhập sâu rộng và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại. Bài viết phân tích làm rõ một số tác động của cuộc xung đột đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Việt Nam, bao gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và đa dạng, công tác quản lý thông tin về tôn giáo trở nên quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm đoàn kết dân tộc và nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và các phong trào thi đua, cuộc vận động do MTTQ phát động liên quan đến đời sống của đồng bào tôn giáo. Vì vậy, nghiên cứu quản lý thông tin về văn hoá tôn giáo trên báo chí của MTTQ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
Thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2024
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động ngày càng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực được xem là trọng điểm nông nghiệp và sinh kế của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, truyền thông, đặc biệt là báo mạng điện tử (BMĐT) địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và nâng cao nhận thức cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và công cụ thu thập dữ liệu tự động, với tổng cộng 561 bài viết được mã hóa, phân tích từ ba tờ BMĐT (Báo Hậu Giang, Báo Cà Mau và Báo Cần Thơ) trong năm 2024. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị định hướng nâng cao chất lượng thông điệp về thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nạn mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, truyền hình Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ phòng ngừa loại tội phạm này. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin về phòng, chống mua bán người trên truyền hình hiện vẫn tồn tại những bất cập cả về nội dung, hình thức lẫn quy trình sản xuất và phối hợp giữa các bên liên quan. Bài viết khảo sát thực trạng tại ba kênh truyền hình tiêu biểu VTV1, QPVN và ANTV để đánh giá chất lượng quản lý thông tin và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về phòng, chống mua bán người và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Trong kỷ nguyên phát triển bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm, truyền thông trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu và tạo lập niềm tin của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đặc sản vùng miền – nơi sản phẩm mang trong mình cả giá trị văn hóa, lịch sử và phong tục bản địa – CSR không chỉ dừng lại ở cam kết về chất lượng, mà còn là lời khẳng định trách nhiệm với môi trường, văn hoá địa phương và cộng đồng xã hội. Truyền thông CSR vì thế đóng vai trò trung gian chiến lược giúp doanh nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, lan tỏa giá trị nhân văn và tạo lập mối quan hệ lâu dài với công chúng. Bài báo nhằm đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị truyền thông CSR tại các doanh nghiệp đặc sản vùng miền trong bối cảnh hiện đại.
Bình luận