Đảng ta phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc giữ vững thành quả cách mạng thời kỳ 1945-1946
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân mới được thiết lập đã phải đương đầu với bao khó khăn thử thách cùng một lúc. Nếu không dựa vào dân, không có sự ủng hộ to lớn của nhân dân chắc chắn chính quyền cách mạng không thể đứng vững. Nhân dân là lực lượng làm nên sức mạnh của chính quyền. Nhưng trong nhân dân lại bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái khác nhau cho nên có đoàn kết được toàn dân mới phát huy được sức mạnh trong đấu tranh giành và giữ chính quyền. Đảng ta luôn ý thức sâu sắc rằng, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Trong đường lối, chủ trương, chính sách, cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng đã bằng mọi cách làm cho nhân dân thấy được việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng là quyền lợi và trách nhiệm, là ý chí và tình cảm của mỗi người để nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng một cách tự giác.
Sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy đầy đủ khi có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối"(1). Có được sự thống nhất giữa Đảng, chính quyền cách mạng và nhân dân thành một khối vững vàng là do Đảng và Chính phủ đã có đường lối, chính sách đúng đắn, quan tâm đến những vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí, vì cuộc sống, vì lợi ích thiết thực của toàn dân. Đảng và chính quyền đã biết tổ chức, động viên quần chúng đội ngũ cán bộ, đảng viên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục và rèn luyện đã thu phục được lòng dân bằng tâm đức của mình, do vậy, mọi việc đều trở nên tốt đẹp, mọi khó khăn đều nhanh chóng vượt qua.
Trong hoàn cảnh đất nước có muôn vàn khó khăn, chính quyền mới thành lập chưa có thời gian và điều kiện thực hiện được nhiều việc thiết yếu của đời sống nhân dân, song nhờ nêu cao quyết tâm đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất đất nước là lợi ích chung lớn nhất lúc này mà toàn dân hăng hái tham gia nhiệm vụ cách mạng và ủng hộ chính quyền. Đảng và chính quyền cách mạng đã khơi dậy được sức mạnh vật chất, tinh thần của công nhân, nông dân, dân nghèo; đã lôi cuốn được các nhân sĩ trí thức, các giai cấp, tầng lớp khác và cả các nhà tư sản, thương gia, địa chủ, thậm chí cả các quan lại của chế độ cũ cũng tham gia chính quyền và góp tiền của, công sức, trí tuệ vào việc giải quyết những khó khăn chung của đất nước, của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp để tập hợp lực lượng cách mạng, đoàn kết dân tộc, đã thu phục nhân tài, đặc biệt sử dụng nhân sĩ trí thức phục vụ kháng chiến, kiến quốc. Nhiều nhân sĩ trí thức được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia bộ máy chính quyền và các cơ quan chuyên môn ở các cấp, nhất là ở cơ quan Trung ương. ủy ban kiến quốc được thành lập, đã tập hợp nhiều trí thức, nhân sĩ vào công cuộc kiến thiết đất nước.
Sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền bắt nguồn từ khát vọng độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đây cũng chính là điều mà có học giả nước ngoài gọi là "sự thần bí" vì đã liên kết được tất cả mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh cho cách mạng. Nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập, giữ vững thành quả cách mạng.
Thời kỳ này, chính quyền cách mạng đang đứng trước nguy cơ hết sức hiểm nghèo, cần phải tổ chức toàn dân đoàn kết lại. Vì có đoàn kết chúng ta mới chống được chính sách chia rẽ thâm độc của kẻ thù, mới củng cố được chính quyền dân chủ nhân dân, ổn định tình hình, làm tăng thêm sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm. Đảng chủ trương đoàn kết toàn dân là phải tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc, đảng phái, tôn giáo yêu nước. Để hướng mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính của dân tộc, Đảng ta chủ trương: chính sách cơ bản hiện nay là hòa hoãn những mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong nước, xóa bỏ những kỳ thị giữa các dân tộc Đông Dương, đoàn kết các tầng lớp để cùng thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Phải đoàn kết chặt chẽ không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Đoàn kết tức là lực lượng. Chia rẽ tức là yếu hèn"(2). Thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ ở Nam Bộ. Lúc này, quyền lợi dân tộc phải đặt lên trên quyền lợi của giai cấp, của bộ phận, của cá nhân. Để phục vụ cho quyền lợi dân tộc, phải đoàn kết thật rộng, càng rộng càng có lợi cho cách mạng; phải đoàn kết thật sâu, càng sâu mới càng bền chặt, nhưng phải đoàn kết có nguyên tắc. Kiên quyết chống thực dân Pháp và tay sai của chúng là một nguyên tắc.
Đoàn kết dựa trên mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc và chính quyền nhân dân đó là lợi ích tối cao của đất nước, của cách mạng. Dựa trên mục tiêu mưu cầu tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, đoàn kết vừa vì lợi ích chung của cả dân tộc vừa chú trọng lợi ích chính đáng của từng giai cấp, tầng lớp, cá nhân. Vì vậy, chủ trương đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức thu phục toàn dân, trở thành sức mạnh không gì ngăn cản nổi của sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng.
Năm 1945-1946, trên đất nước ta có nhiều đảng phái phản động chống đối rất quyết liệt, nhất là Việt Quốc và Việt Cách. Trước tình thế đó, phải loại trừ chia rẽ, hạn chế và ngăn chặn đối lập, thực hiện thống nhất quốc gia để tập trung lực lượng chống đế quốc Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia, dựa chắc vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các lực lượng yêu nước và cách mạng trong Quốc hội, Chính phủ, đồng thời có sách lược đấu tranh mềm dẻo, hoà giải, nhân nhượng, có nguyên tắc đã từng bước làm thất bại các âm mưu phá hoại của bọn phản động tay sai và buộc chúng phải hợp tác. Hàng loạt chủ trương, biện pháp cách mạng được thực thi để giữ gìn khối đoàn kết dân tộc phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể lúc bấy giờ.
Để thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân, thêm bạn bớt thù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Mặt trận Việt Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần gặp gỡ, gửi thư kêu gọi, thuyết phục đại diện các tổ chức đối lập thực hiện đoàn kết với Mặt trận Việt Minh, đoàn kết với toàn dân, đóng góp cho công việc chung của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, những người cầm đầu các đảng phái đối lập những bức thư mang đầy thiện chí, thể hiện sâu sắc tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết của Người. Người gặp gỡ nhiều lần với tướng Tiêu Văn (quân đội Tưởng) về việc các đảng Việt Quốc, Việt Cách phải đoàn kết với Việt Minh và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đã thuyết phục Việt Quốc, Việt Cách về việc hợp tác giữa các đảng phái chính trị, đình chỉ công kích lẫn nhau, cùng tham gia tổng tuyển cử, vì lợi ích thống nhất quốc gia dân tộc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Mặt trận Việt Minh đã thu hút thêm nhiều nhân sĩ, trí thức, đại biểu các dân tộc thiểu số, các tôn giáo. Đảng bộ các cấp thông qua ủy ban Việt Minh động viên tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến, xây dựng chế độ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi các nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc hãy vì quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc, hãy đoàn kết chống kẻ thù chung.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập nhiều hình thức tổ chức thích hợp và rất linh hoạt nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc, hướng dẫn toàn dân đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Mặt trận Việt Minh, một hình thức tổ chức của các lực lượng yêu nước, đã thành công trong việc đoàn kết nhân dân giành chính quyền và giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ chính quyền. Song để thu hút rộng rãi hơn nữa mọi người Việt Nam yêu nước, đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn yêu cầu huy động sức mạnh của toàn dân vào việc bảo vệ thành quả cách mạng, tháng 5.1946 Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập. Song song với Mặt trận Việt Minh, Liên Việt thu hút thêm nhiều thân hào, nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ, chức sắc các tôn giáo... nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng và cá nhân trước đây chưa có điều kiện tham gia Mặt trận Việt Minh cùng phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do.
Đảng đã đặt lợi ích dân tộc là tối cao, gạt bỏ mọi thiên kiến, tập hợp toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, bao gồm các nhân sĩ, trí thức, thân hào, những cá nhân, tổ chức xã hội có lòng yêu nước. Nhờ có đường lối đúng đắn, Đảng đã thu hút được nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước nổi tiếng hợp tác với chính quyền cách mạng, như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố... Nêu cao tinh thần vì đại nghĩa mà hợp tác, Đảng ta đã tạo cơ hội để một số thủ lĩnh các đảng phái đối lập cũng được tham gia chính quyền.
Chính sách đoàn kết của Đảng xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân, tin dân, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân là sức mạnh chính nghĩa của Đảng. Đảng đã sử dụng có hiệu quả sức mạnh ấy để đánh tan các thế lực phản động hòng bóp chết chính quyền cách mạng ngay từ những ngày đầu còn non trẻ.
Nhờ có đường lối chính trị đúng đắn, với công tác động viên và tổ chức tài giỏi, Đảng ta đã xây dựng nên thế trận toàn dân đoàn kết xung quanh hệ thống chính quyền do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; toàn dân tham gia đấu tranh với địch, toàn dân tham gia khắc phục khó khăn, xây dựng đất nước. Đó là nguồn gốc sức mạnh giữ vững thành quả cách mạng và tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành những thắng lợi mới.
Dựa chắc vào nhân dân, đưa nhân dân tham gia vào tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội đã giúp Đảng giữ được ổn định chính trị trong bối cảnh năm 1945-1946 đầy khó khăn thử thách. Thành công của Đảng trong thời kỳ này là đã phát huy cao độ sức mạnh của đoàn kết toàn dân với tư cách người chủ đất nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng chế độ mới.
Phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nhân dân cả nước ta đang bước vào thời kỳ lịch sử vẻ vang, ra sức phấn đấu xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu thực hiện mục tiêu đó. Đảng ta đã dựa chắc vào dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân bằng tổ chức, động viên nhân dân tham gia vào mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t4, tr.56, 420
TS Hoàng Thanh
Nguồn: Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận