Đề tài về Đảng – Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng vô tận
Tạo sự khách quan, trung thực và mới lạ
Với đề tài này, bản thân cũng “thu hoạch” khá nhiều giải thưởng ở Trung ương như: tác phẩm báo chí xuất sắc của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động sáng tác quảng bá tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2011; Giải C toàn quốc về sáng tác quảng bá tác phẩm về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2011 - 2013…
Khi được nghe tin được giải B (loạt bài “Lan tỏa phong trào làm theo Bác” năm 2014), tôi không tin đó là sự thật, nó bất ngờ nhưng cũng đầy cảm xúc đối với mình. Bởi, nghĩ đơn giản thế này, viết xây dựng Đảng đã khô, đã khó, viết để đạt giải quốc gia lại càng khó hơn. Trong khi bản thân tôi không được đào tạo bài bản chuyên ngành báo chí và đến với nghề như một cơ duyên. Đến giờ là gần 15 năm gắn bó với nghề nhưng trong thâm tâm vẫn luôn tự nhủ phải luôn cố gắng cống hiến và phấn đấu cho trọn vẹn với chữ duyên đó. Một bài báo, không phải chỉ là một tác phẩm báo chí, mà nó còn là đứa con tinh thần, thể hiện góc nhìn, quan điểm của mỗi người. Vì vậy, sự khách quan, trung thực và giữ cho mình một góc nhìn điềm tĩnh, đơn giản... là điều mình luôn cố gắng giữ vững để tạo được sự khách quan, trung thực, mới lạ cho bài viết.
Truyền tải cái hay, cái đẹp đang diễn ra trong đời thường
Đối với loạt bài “Lan tỏa phong trào làm theo Bác” cũng từ tiêu chí đó mà ra. So với những tác phẩm dài kỳ trước đây có khoảng thời gian thu thập từ 1 đến 2 năm thì tác phẩm này cũng không ngoại lệ, nhưng có điều đây là tác phẩm tôi viết nhanh nhất, vỏn vẹn trong một tuần. Một phần là có kinh nghiệm hơn và lợi thế là lĩnh vực mình theo dõi, phụ trách xuyên suốt từ nhiều năm qua; và phần lớn là đi thực tế, cơ sở rất nhiều, thu thập được nhiều chi tiết “đắt” từ đó “xích” lại theo hướng đi từ cá nhân, phong trào ở cơ sở đến những việc có tác động lớn đến xã hội. Đó là được gặp gỡ, tiếp xúc “người tốt, việc tốt” thật sự như hai nông dân chân lấm tay bùn Hồ Sở, Phan Thuận ở xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành) đã dũng cảm vượt qua hiểm nguy, lao vào dòng lũ dữ năm 2013, tham gia cứu gần 250 người dân đưa đến nơi an toàn; hay “những người con hiếu thảo” của Đoàn xã Bình Trung (huyện Bình Sơn) với nhiệm vụ lo cơm trưa và tối cho các cụ già neo đơn trong xã vào 11 giờ trưa và 18 giờ tối hằng ngày…. Có thể thấy, ở họ “việc học và làm theo Bác” như là mệnh lệnh từ trái tim, tự nguyện, tự giác, rất bình dị nhưng chân thành, cao quý. Bên cạnh đó, từ năm 2012, để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Quy định tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với nhân dân. Đây được xem là cách làm sáng tạo, hiệu quả của Quảng Ngãi theo đúng tinh thần của Bác “gần dân, sát dân”,“nói phải đi đôi với làm”. Thông qua cách làm này, nhiều vụ việc bức xúc, nổi cộm trong nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở giải quyết kịp thời, đã tạo được dư luận xã hội, tạo được niềm tin trong nhân dân như cung cấp nước sạch cho dân, xây dựng trạm bơm nước phục vụ sản xuất, cấp đất cho dân vũng trũng làm nhà… Tác phẩm được phân thành 3 kỳ, như mạch nước nhỏ hoà thành dòng sông lớn, từ những việc làm thiết thực của mỗi tập thể, cá nhân theo tấm gương đạo đức của Bác đã góp phần tạo nên động lực mạnh mẽ, làm chuyển biến nhanh hơn, tích cực hơn mọi mặt của đời sống xã hội, thông qua đó truyền tải những cái hay, cái đẹp đang diễn ra trong đời thường.
Lâu nay, mảng xây dựng Đảng luôn “kén” người viết và ngược lại người viết cũng rất “kén” lĩnh vực này, nhất là những nhà báo trẻ. Bởi đơn giản, đề tài xây dựng Đảng thường ít hấp dẫn lại khó thể hiện, chưa nói phải viết viết làm sao cho hay, cho cảm xúc. Tuy nhiên với bản thân tôi, từ khi vào nghề đến nay, vẫn luôn yêu thích và tâm huyết với lĩnh vực này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi đề tài xây dựng Đảng đã không còn bó hẹp mà được mở rộng, phong phú hơn rất nhiều với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4… Do đó, để có tác phẩm báo chí sinh động, hấp dẫn công chúng, trước hết vẫn là tư duy, bản lĩnh của chính người viết. Thực tế, tư duy trẻ trung thì bài viết sẽ trẻ trung, mới lạ, không khô khan; bản lĩnh vững vàng, tâm huyết với Đảng thì sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị, giàu sức thuyết phục và quan trọng là phải chịu khó tìm hiểu, đào sâu vào từng vấn đề cụ thể, đi vào thực tiễn của cuộc sống.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo Số 388 - Tháng 6.2016
Sa Huỳnh
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về chính sách Y Dược cổ truyền trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Y dược cổ truyền là một phần quan trọng trong nền y học Việt Nam, không chỉ góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà còn gắn liền với giá trị văn hóa, tri thức dân tộc. Trong bối cảnh chuyển đổi số, báo mạng điện tử trở thành kênh thông tin chủ đạo giúp truyền tải các chính sách về y dược cổ truyền đến công chúng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung thông tin trên nền tảng này vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng sai lệch, thiếu kiểm chứng hoặc bị thương mại hóa quá mức, gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân và công tác quản lý nhà nước. Trước thực trạng đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm kiểm soát và định hướng thông điệp về chính sách y dược cổ truyền trên báo mạng điện tử là cần thiết, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận