Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân tộc

Nhìn lại mô hình
Mô hình trên đây cho thấy: Công chúng của cộng đồng dân tộc thiểu số vốn là công chúng chuyên biệt được cổ vũ, khích lệ, được cung cấp thông tin, thậm chí có diễn đàn để trao đổi và nghe nhìn thấy dư luận xã hội... nhưng hầu như họ thiếu vắng những tư vấn - chỉ dẫn để hỗ trợ kĩ năng thiết thân với đời sống, đặc biệt là những thuyết phục để họ thay đổi nhận thức ngõ hầu dần dần thay đổi hành vi. Hơn thế nữa, mỗi thành viên cộng đồng dân tộc đều cảm thấy những gì tuyên truyền từ đài, báo tuy là những thông tin tốt nhưng cho tất cả một đám đông rộng lớn chứ “không phải” cho riêng mình và thậm chí đó là chuyện của người khác.
Vượt trội trong xử lí khủng hoảng địa phương
Trên thực tế, những chiến dịch truyền thông mà nhất là truyền thông cộng đồng đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ, thiết thân với đời sống từng cá thể của cộng đồng và có sức mạnh làm thay đổi nhận thức cũng như hành vi của họ.
Đó chẳng hạn là những chiến dịch đã được tổ chức rất thành công trên những quy mô địa phương khác nhau, trong những thời điểm khác nhau và bởi những tổ chức đơn vị khác nhau: chiến dịch truyền thông phòng chống sốt xuất huyết, tệ nạn ma túy, nghiện rượu, mại dâm, tảo hôn, bạo lực gia đình,...; chiến dịch truyền thông sinh đẻ có kế hoạch, tiêm chủng, cho trẻ bú sữa mẹ, cô đỡ thôn bản,..; chiến dịch truyền thông về an toàn thực phẩm, về tác hại thuốc lá...
Nhìn ra sức mạnh và tính thích hợp của truyền thông đối với cộng đồng dân tộc thiểu số, chúng tôi đề xuất hướng làm phát thanh cho đồng bào dân tộc theo cách làm của truyền thông, đặc biệt là của truyền thông cộng đồng. Cách này có khả năng tác động trực tiếp, riêng rẽ đến từng thành viên cộng đồng và đem lại lợi ích thiết thân nhất cho chính họ cũng như gia đình và cộng đồng của họ.
Mục tiêu lớn nhất và chủ đạo của hướng làm phát thanh này là: Thuyết phục để thay đổi và Quản trị khủng hoảng ở địa phương, bao gồm khủng hoảng dịch bệnh, thiên tai (bão lũ, sạt lở đất, động đất...), và đặc biệt là khủng hoảng đám đông.
So với báo in và truyền hình thậm chí là báo mạng thì phát thanh gần như có ưu thế vượt trội trong xử lí khủng hoảng địa phương. Dễ hiểu là “Phát thanh có khả năng cứu sống con người” (Thông điệp của UNESCO nhân Ngày phát thanh thế giới năm 2016). Bị lâm vào thảm họa, con người cần được chỉ dẫn cách thức thoát hiểm, mong được thắp niềm tin và trấn an tâm lý trong khủng hoảng. Nếu làm phát thanh theo hướng của truyền thông như chúng tôi đề xuất thì việc nhắm đến mục tiêu thứ hai này dường như không mấy khó khăn và đương nhiên hiệu quả đạt được sẽ không hề nhỏ.
Ai sẽ làm phát thanh theo cách của truyền thông cộng đồng?
Trong khi chúng ta chưa có được nhân lực đủ mạnh hoặc đồng đều ở nhiều dân tộc thiểu số có thể làm phát thanh theo hướng vừa nói thì
đội ngũ phát thanh dân tộc chuyên nghiệp sẽ chuyển dần từ cách làm truyền thống là dịch Việt - dân tộc rồi phát sóng, sang hỗ trợ người dân tộc và cùng với người dân tộc làm phát thanh bằng bản ngữ hoặc ngôn ngữ của dân tộc có sức ảnh hưởng. Việc hỗ trợ này chủ yếu là về nghiệp vụ, nhưng rất cần đề cao hay chú trọng vào: đối thoại bằng cảm xúc; chỉ dẫn bằng thao tác; thuyết phục bằng lợi ích.
Đối thoại bằng cảm xúc
Ngoại trừ nỗ lực sáng tạo của một vài nhà báo làm phát thanh dân tộc trong mấy năm qua đã sản xuất những chương trình phát thanh dân tộc mang màu sắc đối thoại rất thú vị và hấp dẫn, hầu hết sản phẩm phát thanh dân tộc, nhất là của các đài phát thanh địa phương có đồng bào dân tộc, đều làm theo lối dịch Việt dân tộc và độc thoại.
Thính giả dân tộc nghe thấy ở đó sự phản ảnh tốt đẹp về đời sống của họ, nhưng một mặt như trên đã nói, họ luôn cảm thấy nói cho “không phải mình”.
Mặt khác sự phản ánh thiếu vắng cảm xúc, trong khi dư thừa những từ mô tả trạng huống hay mệnh lệnh vốn bị nhầm là cảm xúc, nên khó lọt tai họ. Cảm xúc sẽ có /bắt đầu từ những trường hợp thực và từ cá thể ở cộng đồng (em bé bị thương tích, người phụ nữ bị bạo hành, cô bé /cậu bé tảo hôn, anh nát rượu, kẻ cờ bạc, hoặc người / những người bị rủi ro thương tâm do thiếu kĩ năng sống). Đặc biệt cảm xúc chỉ có thể được thính giả dân tộc cảm nhận khi những trường hợp cá thể này được truyền trên sóng hay loa truyền thanh bằng bản ngữ của chính người nói hoặc cùng lắm là bằng ngôn ngữ có ảnh hưởng mạnh nhất đến cư dân cộng đồng sống đan xen.
Chỉ dẫn bằng thao tác
Trong xu hướng chung cân bằng giữa thông tin và tư vấn - chỉ dẫn của báo chí những năm gần đây, phát thanh Việt Nam đã nỗ lực gia tăng cách làm sản phẩm có chỉ dẫn. Tuy nhiên, do đặc thù truyền thống “nghe mà không thấy” của phát thanh và do hạn chế của một số người làm phát thanh chưa biết làm cho thính giả “nghe mà như nhìn thấy” nên hiệu quả chỉ dẫn còn ở chừng mức khá khiêm tốn.
Trong khi đó, truyền thông cộng đồng bằng lối truyền thông trực tiếp, thao tác và hành động trực diện đã đạt kết quả khả quan đối với hầu hết các cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy, đã đến lúc phát thanh cho đồng bào dân tộc cần nỗ lực thúc đẩy theo hướng gia tăng hướng dẫn kĩ năng về tất cả những lĩnh vực thuộc đời sống thiết thân nhất, phù hợp hoàn cảnh sống nhất, bình dân nhất và có khả năng thực thi cao nhất. Nói cách khác phát thanh dân tộc sẽ cho bà con “nghe mà nhìn thấy” những cách làm dễ hiểu và dễ làm theo.
Thuyết phục bằng lợi ích
Thính giả dân tộc có thể nghe phát thanh và nhìn thấy cách làm dễ hiểu, dễ làm theo, nhưng chưa hẳn đã làm bởi họ còn trông đợi lợi ích. Lợi ích ở đây không hiểu theo nghĩa “cho - nhận”. Cái mà họ trông đợi là hiểu ra rằng nếu làm theo thì đời sống của họ sẽ khỏe mạnh, khấm khá, vui tươi, an lành. Và cái mà họ cũng trông đợi là quyền lợi gia đình họ, cộng đồng dân tộc của họ được cân bằng.
Kinh nghiệm và thực tiễn làm truyền thông tại Dự án thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) của chúng tôi mấy năm trước đã cho thấy ít nhất một bài học về câu chuyện lợi ích này: Người dân phải di dời đã so sánh giá đền bù cây luồng ở nơi mình ở với tỉnh bên cạnh; Họ cân nhắc việc nuôi lợn đen hay trắng tại nơi ở mới, với hỗ trợ tư vấn tạo sinh kế của chuyên gia nông học; Họ có vẻ bằng lòng với những điều kiện này khác khi người có ảnh hưởng kinh tế trong bản thuyết phục họ...)
Tiêu chí chọn một số ngôn ngữ dân tộc
Nếu chấp nhận lối làm phát thanh cho bà con dân tộc theo cách làm của truyền thông cộng đồng thì câu hỏi được đặt ra là: Chọn dùng ngôn ngữ của cộng đồng nào? Hay phát thanh cho cộng đồng nào thì dùng ngôn ngữ của chính cộng đồng đó? Vế thứ hai của câu hỏi này đang là thực tại của phát thanh dân tộc. Tuy nhiên, cho dù các đài phát thanh đã nỗ lực rất lớn và cũng đạt thành công đáng kể với phát thanh dân tộc khi hiện tại chọn 12 thứ tiếng dân tộc làm ngôn ngữ phát sóng, thì rõ ràng tỉ lệ 12/53 là một con số có vấn đề.
Giả định rằng, làm phát thanh dân tộc theo cách làm của truyền thông cộng đồng sẽ đạt hiệu quả hơn so với cách làm truyền thống thì với mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta cần có một chương trình phát thanh cho họ. Nhưng xét cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn điều này đều không khả thi. Do vậy, trước mắt cần xác lập căn cứ để xây dựng tiêu chí chọn một số ngôn ngữ dân tộc cho phát thanh.
Căn cứ thường được tính đến là số dân của một cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, theo chúng tôi, căn cứ này không vững chắc vì dân tộc có số dân đông hơn chưa hẳn đã tạo được ảnh hưởng đến một hay một số dân tộc khác trong phạm vi địa phương hoặc phạm vi vùng.
Trong bối cảnh cư trú đan xen (chẳng hạn hơn 20 dân tộc cùng chung sống trong một tỉnh) thì dân tộc nào/những dân tộc nào có sức đan xen mạnh, tạo lan tỏa mạnh về văn hóa - xã hội trong tỉnh/vùng thì ngôn ngữ của dân tộc đó sẽ được chọn làm ngôn ngữ phát thanh cho đồng bào dân tộc tỉnh/vùng đó. Những lan tỏa về cách thức giao tiếp, về lễ hội, phong tục tập quán, về những tác phẩm dân gian truyền miệng, có trường học ở bậc cao và đông học sinh... là những lan tỏa rất quan trọng đối với các dân tộc xung quanh. Theo cách này sẽ giảm thiểu được số chương trình cùng một thứ tiếng ở nhiều đài thuộc một vùng. Cơ hội tập trung nguồn lực con người và tài chính cho chương trình về một thứ tiếng dân tộc ở một đài dùng chung cho cả vùng sẽ tăng cao và cùng với đó, chất lượng chương trình tiếng dân tộc cho bà con sẽ tăng khả năng thuyết phục.
Dân tộc có sức ảnh hưởng/uy tín cao tại địa phương, có khả năng quy tụ và có quan hệ mật thiết với nhiều dân tộc anh em trong tỉnh /vùng nhờ sức mạnh phát triển kinh tế. Biểu hiện của sự phát triển này là sản phẩm kinh tế được lưu truyền rộng rãi, kĩ thuật canh tác nuôi trồng tiến bộ, giao thương tấp nập... chính là những biểu hiện của khả năng quy tụ. Khi đã quy tụ được thì ảnh hưởng / chịu ảnh hưởng là đương nhiên và không mấy khó khăn về tiếp xúc ngôn ngữ.
Vì phát thanh là báo chí nên việc tìm chọn ngôn ngữ dân tộc nào cho phát thanh không thể không tính đến tiêu chí mục tiêu của báo chí hướng đến dân tộc nào nhiều hơn và vì sao;
Dân tộc nói thứ tiếng mà nhiều dân tộc sống lân cận hoặc đan xen có khả năng tiếp nhận. Thậm chí trong môi trường đa ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ sẽ làm cho một ngôn ngữ nào đó bị yếu đi, khi đó ngôn ngữ mạnh hơn sẽ có thể được coi là ngôn ngữ vùng.
Dân tộc có phạm vi cư trú rộng hơn (sống ở nhiều tỉnh/vùng);
Dân tộc có địa bàn cư trú thuận lợi hơn cho truyền thông cộng đồng trong tỉnh/vùng;
Dân tộc có nhiều nhân vật tham gia tích cực với cộng đồng mình và cộng đồng địa phương;
Việc nghiên cứu lí luận và phân tích định lượng cho những căn cứ này hoặc đã được thể hiện trong chừng mức nào đó ở một vài công trình nghiên cứu gần đây hoặc sẽ là đề tài cho một hoặc một số dự án cần triển khai trong tương lai gần./.
________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Allan Bell,The Language of the news media (Ngôn ngữ truyền thông), Blackwell Publishers UK, USA, 1991, 1993, 1994.
2. Vũ Quang Hào, Hệ phát thanh và những tiêu chí đánh giá chất lượng, Tạp chí Người Làm Báo, số tháng 6.2007.
3. Vũ Quang Hào (2007), Nhu cầu và khả năng tiếp nhận phát thanh bằng tiếng dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Công trình nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QG 05.43, Hà Nội.
4. Vũ Quang Hào, Một thảo luận về công chúng chuyên biệt của truyền thông dân tộc (trên cứ liệu phát thanh dân tộc), Tạp chí “Nghề báo”, TP. HCM, số 102 - 103, tháng 4 - 5 .2011.
5. Nguyễn Văn Khang, Tiếp xúc giữa các ngôn ngữ tại vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Tan Trao University Journal of science 24 No. 04 November 2016.
6. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Vương Xuân Tình, Nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam (từ năm 1980 đến nay), Web Viện Hàn lâm KHXHVN, đăng ngày 30.10.2014.
Vũ Quang Hào
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo ngày 05.10.2017
Bài liên quan
- Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 63: HÀO KHÍ QUÂN ĐỘI ANH HÙNG
Thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ra đời và từng bước trưởng thành. Trải qua chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển, Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân anh hùng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn là biểu tượng sức mạnh của tinh thần yêu nước và đại đoàn kết dân tộc. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 63 với chủ đề: “Hào khí quân đội anh hùng”, một hành trình ôn lại chặng đường lịch sử với bao chiến công vẻ vang và tinh thần bất khuất của quân đội ta, qua chuyến ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Bình luận