Gìn giữ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có núi liền núi, sông liền sông, có chung đường biên giới tự nhiên kéo dài, nhân dân hai nước đã hình thành mối quan hệ gắn bó, đoàn kết anh em trong lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Nhân dân hai nước không chỉ cùng chung sống hòa bình mà còn đã cùng sát cánh bên nhau trong sự nghiệp đấu tranh xóa bỏ chế độ thực dân, chống kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lập, giành lại quyền làm chủ của nhân dân. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo cách mạng hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc.
Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân, liên quân Việt - Lào chung chiến hào, vượt qua bao gian khổ hy sinh để đưa sự nghiệp kháng chiến của cả hai nước đi đến thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Liên minh chiến đấu giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào có ý nghĩa đặc biệt và hiếm có, vì đó là liên minh chiến đấu có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của hai dân tộc. Việc gìn giữ và phát triển tình hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện của hai Đảng – hai nhà nước và nhân dân hai nước sẽ là nguồn sức mạnh to lớn để đưa hai nước phát triển ổn định, phồn vinh thịnh vượng trong tương lai.
Cách đây 60 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Việt Nam và Lào vô cùng ác liệt, sau khi Hiệp định Genevơ năm 1962 về Lào được ký kết, điều này là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng hai nước, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5.9.1962. Đây là sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1962 giữa Việt Nam và Lào đã mở ra một chương mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai dân tộc. Với 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Việt - Lào đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào đến mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất, quân và dân Việt-Lào đã dành cho nhau sự chia sẻ sâu sắc và to lớn cả vật chất lẫn tinh thần, để viết nên những trang sử hào hùng về tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã cử hàng vạn cán bộ, chiến sĩ sang phối hợp, giúp đỡ và sát cánh chiến đấu cùng quân và dân Lào. Cũng với tình cảm đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã hết lòng hết sức hỗ trợ Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh” - “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… Sự giúp đỡ lẫn nhau chí tình, chí nghĩa đó đã trở thành nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của mỗi nước đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
Với nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ này, hai bên đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18.7.1977, là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để không ngừng củng cố và phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam-Lào trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đây là sự kế thừa và phát triển truyền thống liên minh chiến đấu, tinh thần thủy chung, trong sáng đồng chí anh em. Hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn, vì lợi ích của nhân dân hai nước; tăng cường việc bảo vệ và giữ gìn mối quan hệ đặc biệt vĩ đại, tài sản vô giá của hai dân tộc Việt Nam - Lào. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với cách mạng hai nước, khẳng định trên nền tảng vững chắc của tình đoàn kết và hữu nghị không gì lay chuyển được giữa nhân dân hai nước, tình đồng chí vĩ đại giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được tôi luyện qua hàng chục năm sát cánh chiến đấu giành độc lập, tự do. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào cũng là sự khẳng định tình cảm vô tư trong sáng, cam kết cùng kề vai sát cánh trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, hòa bình, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước. Đây là cơ sở vững chắc để tăng cường và mở rộng quan hệ giữa hai nước, tạo tiền đề cho nhiều thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm thực hiện được tầm nhìn, mục tiêu phát triển của mỗi nước. Hai Đảng và hai nước tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và nỗ lực hết sức phát triển quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, vì tương lai tươi sáng của cả hai dân tộc.
Sở dĩ mối quan hệ Việt Nam - Lào sâu sắc, bền vững, tốt đẹp cho tới ngày hôm nay là nhờ sự chung tay vun đắp của cả hai bên trong suốt chiều dài lịch sử. Trong những năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã không ngừng củng cố, làm sâu sắc trụ cột quan hệ chính trị Việt Nam-Lào để giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác.
Hai nước đang củng cố vững chắc, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương trên các kênh Đảng, Nhà nước, địa phương và nhân dân nhằm tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị - chiến lược. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh ngày càng chặt chẽ để góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Việc mở rộng và nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối kinh tế, cơ sở hạ tầng nhằm củng cố nền tảng lâu dài, vững chắc cho quan hệ hai nước đã và đang được tiếp tục. Hiện nay cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, các Thỏa thuận cấp cao đang được hai nước triển khai và tiếp tục phát huy hiệu quả. Hai Đảng, hai Nhà nước tích cực huy động và sử dụng hiệu quả nội lực của hai nước và các nguồn lực bên ngoài cho hợp tác và kết nối kinh tế Việt Nam-Lào. Trong đó, ưu tiên cao cho tăng cường kết nối hạ tầng đường bộ, đường sắt, năng lượng, viễn thông, kinh tế số, tài chính- ngân hàng... Đây là những hoạt động thiết thực vừa thúc đẩy kết nối kinh tế giữa hai nước, vừa góp phần vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của mỗi nước.
Trong những năm qua, hai nước cũng tích cực mở rộng và làm sâu sắc các quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch, khoa học công nghệ, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu,... theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tăng cường bổ sung lợi thế cho nhau trong phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.
Một điều rất đáng trân trọng là lãnh đạo cấp cao hai nước không ngừng coi trọng quán triệt sâu sắc, giáo dục nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về tầm quan trọng chiến lược của tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
Trong những năm qua hai nước Việt Nam và Lào đã hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với tình cảm vô tư, trong sáng để cùng nhau bảo vệ độc lập, hòa bình và phát triển kinh tế - xã hội. Trải qua 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã tạo cơ sở quan trọng trong việc tăng cường phối hợp toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, qua đó gìn giữ truyền thống, thúc đẩy phát triển hợp tác, góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hiện nay trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cộng với chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đang âm mưu phá hoại tình đoàn kết đặc biệt đã được xây dựng từ bao xương máu, mồ hôi của các thế hệ cách mạng hai nước, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác, bản lĩnh để giữ gìn và không ngừng làm sâu sắc hơn mối quan hệ đoàn kết vĩ đại mà các thế hệ cách mạng tiền bối hai nước đã dày công xây đắp và đã được thử thách, tôi luyện trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước cũng như xây dựng và phát triển đất nước hàng chục năm qua. Hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đang tiếp tục tích cực quan tâm đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, mục tiêu chiến lược nhằm không ngừng tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào lên tầm cao mới trong giai đoạn phát triển mới của hai nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó quan hệ Việt Nam-Lào không ngừng phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu. Hiện nay hai nước tiếp tục thúc đẩy đổi mới tư duy hợp tác để có những định hướng, biện pháp mang tính đột phá, tạo nên những động lực mới cho phát triển toàn diện, bền vững và hiệu quả quan hệ Việt Nam – Lào, đáp ứng các yêu cầu mà sự nghiệp cách mạng của mỗi nước đặt ra trong tình hình mới.
Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, nhiều hoạt động trang trọng, có ý nghĩa thiết thực với nội dung sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng đã, đang và sẽ được tổ chức ở cả hai nước trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022. Đây là những hoạt động không chỉ tôn vinh sự vĩ đại của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, mà còn tri ân công lao to lớn của các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân và dân hai nước đã gây dựng, gìn giữ và phát triển quan hệ Việt Nam-Lào trong suốt nhiều thập kỷ qua, đồng thời, góp phần quan trọng tăng cường tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tiếp thêm niềm tự hào và quyết tâm bảo vệ, gìn giữ và phát triển mối quan hệ thiêng liêng và vô giá này. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc rằng, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới ngày nay của Việt Nam đều gắn liền với tình đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào.
Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào là một dịp để hai nước càng ý thức được truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào. Hai nước tiếp tục quan tâm, thúc đẩy tuyên truyền trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước về lịch sử, truyền thống quan hệ hai nước Việt Nam - Lào, chủ động đấu tranh, phòng chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tăng cường sức mạnh đoàn kết hai dân tộc, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, cùng nhau gánh vác sứ mệnh lịch sử và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa, giữ gìn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
Trong chặng đường 30 năm xây dựng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tham gia tích cực vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Video điểm lại một số nét cơ bản, ghi nhận những cố gắng không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, nhân viên Tòa soạn và của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và cộng tác viên để cống hiến cho sự phát triển của Tạp chí, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Bình luận