Gói tin tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử
Sáng hôm qua (6/1), tại hội trường Bộ Quốc phòng Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Hội nghị Y tế toàn quốc, đánh giá kết quả năm qua và triển khai nhiệm vụ năm nay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, ngành y tế đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao năm 2020 cũng như giai đoạn 2016-2020, là một trong những lực lượng đi đầu, đóng góp quan trọng vào thành công trong phòng chống Covid-19.
Việt Nam cũng là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên giải trình tự gene virus; là 1 trong 5 quốc gia sản xuất được sinh phẩm chẩn đoán kháng thể; chủ động được sinh phẩm chẩn đoán, sản xuất thành công máy thở; là một trong ít quốc gia trong ASEAN thử nghiệm vaccine trên người....Bên cạnh phòng, chống dịch Covid-19, ngành y tế chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là dịch bệnh bạch hầu ở khu vực Tây nguyên, bệnh Whitmore ở miền Trung, bệnh sốt mò ở một số tỉnh miền Bắc, không để xảy ra "dịch chồng dịch". Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, tầm vóc người dân được cải thiện, chiều cao trung bình của thanh niên: nam đạt 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2009; nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm so với năm 2009.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi của Việt Nam là 19,6%, được coi là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Hoạt động của y tế cơ sở theo nguyên lý y học gia đình được đổi mới. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tổng thể hoạt động trạm y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử, tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe là 23,9% năm 2019, ước 45,6% năm 2020. Đặc biệt, hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp toàn quốc, mật độ trung bình đạt khoảng 1.600 người dân có 1 cơ sở bán lẻ thuốc.
Các nhà máy sản xuất vaccine trong nước đã cung ứng được 10 trong tổng số 11 vaccine của Chương trình Tiêm chủng mở rộng...Bộ đã hoàn thành việc hoàn thiện hồ sơ quản lý sức khỏe cho 98 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân; kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế cơ sở, dùng chung cho 10.600 trạm y tế xã; thực hiện công khai minh bạch với hơn 60.000 dược phẩm, 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, gần 100.000 kết quả đấu thầu và hơn 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ trên Cổng Công khai y tế...
Tham luận tại hội nghị, bà Caitlin Wiesen - Antin, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đánh giá cao Việt Nam trong năm qua đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có nhiều hành động cụ thể với tinh thần "Không để ai bị bỏ lại phía sau", trong đó có nhiều dấu ấn của Ngành y tế. Lần đầu tiên Việt Nam có chỉ số phát triển con người cao với tuổi thọ trung bình được cải thiện cao hơn mức bình quân chung.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã sớm nổi lên là quốc gia thành công trong việc thực hiện mục tiêu kép kiểm soát dịch bệnh thành công và nỗ lực phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020, qua đó cũng cho thấy công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm và đảm bảo. UNDP đánh giá cao những hành động quyết liệt kịp thời của Chính phủ Việt Nam, sự đồng lòng hưởng ứng của đông đảo người dân, đặc biệt Việt Nam cũng luôn chia sẻ với cộng đồng quốc tế những bài học, kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh, cho thấy sự minh bạch, tính giải trình cao, khả năng ứng phó linh hoạt và có nhiều giải pháp kịp thời xử lý khủng hoảng, khẳng định năng lực quản trị quốc gia của Việt Nam được nâng lên rõ rệt, duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Thời gian tới, UNDP cam kết nỗ lực cùng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hợp tác để đảm bảo các dịch vụ bảo trợ xã hội hướng đến các nhóm người yếu thế dễ bị tổn thương khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, ưu tiên hỗ trợ Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả, đồng thời hỗ trợ Ngành y tế Việt Nam xây dựng các phần mềm quản lý vật tư, thiết bị y tế đảm bảo sự hoạt động thông suốt góp phần cùng Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người dân do ảnh hưởng của biến đổi khi hậu môi trường.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2020 là một năm không thể quên của ngành y tế; năm mà đội ngũ cán bộ y tế - “những chiến sĩ áo trắng” đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người tham gia công tác phòng chống đại dịch Covid-19 với tinh thần không quản khó khăn, gian khổ, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… góp phần quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đến thời điểm này có thể khẳng định, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ trung ương đến địa phương với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chúng ta đã thực hiện thành công "mục tiêu kép" trong phòng chống dịch Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Để có được thành quả tăng trưởng kinh tế của năm 2020 và để Việt Nam trở thành điểm sáng của thế giới, đó là nhờ vào sự thành công trong việc kiểm soát, ngăn chặn dịch Covid-19; là sự tham gia của các lực lượng y tế, quân đội, công an ở những khâu, những thời điểm, địa bàn trọng yếu, then chốt, không quản ngại hy sinh luôn “đi trước, về sau”.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến đội ngũ giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở cách ly, các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở khám, chữa bệnh trong suốt 1 năm qua với tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, không ngừng nỗ lực, cống hiến cao cả, tận tâm hết mình vì một Việt Nam an toàn trước đại dịch. Qua đó, cho thấy tính nhân văn của dân tộc ta được thể hiện rõ trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19.
Điểm lại những kết quả nổi bật của Ngành y tế trong thời gian qua, Thủ tướng nêu rõ, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục đặt ra cho ngành y tế những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới hết sức nặng nề, đòi hỏi ngành y tế phải nỗ lực phấn đấu, cùng các ngành, các cấp và toàn xã hội vượt qua khó khăn, thử thách, biến “nguy” thành “cơ” để tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện. Thủ tướng đề nghị, Bộ Y tế phải xây dựng được kế hoạch hành động cụ thể trong giai đoạn tới gắn với những mục tiêu và tầm nhìn đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trước mắt Thủ tướng yêu cầu, ngành y tế, lực lượng quân đội, công an và các địa phương phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát và lây lan; đặc biệt phải bảo đảm công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng 13 tuyệt đối an toàn.
Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai khám chữa bệnh từ xa. Thực hiện công khai chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để người dân được biết và có quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh. Phải thực hiện việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh giữa các bệnh viện, hạn chế tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, góp phần tiết kiệm chi phí hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động khám, chữa bệnh, tiến tới bệnh án dùng chung cho các tuyến.
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận