Học viện Báo chí và Tuyên truyền chúc mừng Đại sứ quán Lào tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 46 năm Quốc khánh CHDCND Lào

Thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang trao lẵng hoa tươi thắm chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào, chúc mừng thành tựu CHDCND Lào đạt được trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước 46 năm qua. PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng bền chặt của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Trong năm 2021, Học viện đã phối hợp với Đại sứ quán Lào đón 21 lưu học sinh Lào sang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Đại sứ và tập thể cán bộ Đại sứ quán Lào tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác báo chí truyền thông cho CHDCND Lào.

Đại sứ Sengphet Houngboungnuang cảm ơn PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện đã tới chúc mừng Đại sứ quán nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh CHDCND Lào và 101 năm ngày sinh của Chủ tịch Kaysone Phomvihane, thể hiện tình cảm đồng chí anh em thân thiết giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại sứ quán Lào. Đại sứ Sengphet Houngboungnuang cũng cảm ơn những đánh giá hết sức tốt đẹp về mối quan hệ hợp tác giữa Lào - Việt Nam cũng như với cá nhân đồng chí Đại sứ và tập thể cán bộ Đại sứ quán Lào; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam.
Nhân dịp này, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng tổ chức gặp mặt và chúc mừng đoàn lưu học sinh Lào đang học tập tại Học viện. Tại buổi lễ, PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện mong rằng, các lưu học sinh Lào sẽ không ngừng nỗ lực cố gắng, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và rèn luyện, để mỗi lưu học sinh Lào sau khi tốt nghiệp từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ góp phần xây dựng đất nước Lào ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane xây dựng, các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp. PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng hy vọng mỗi lưu học sinh Lào sẽ là một sứ giả hữu nghị, lan tỏa thương hiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến toàn thể nhân dân, học sinh Lào và các nước trong khu vực.

PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện tặng hoa chúc mừng Lưu học sinh Lào nhân dịp kỷ niệm 46 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
- Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
- Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
3
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
4
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
5
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
6
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Năm 2025, nhân loại đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI). Trên các nền tảng mạng xã hội, các sản phẩm truyền thông ứng dụng AI được sử dụng và phát tán ngày càng đa dạng. Từ video ngắn được cá nhân hóa đến từng người dùng, bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo, âm nhạc và giọng nói AI, đến các nội dung tin tức, giáo dục, giải trí được sản xuất tự động, AI đang dần trở thành một "nhà biên tập" đắc lực, một "người kể chuyện" tài ba trên nền tảng TikTok. Bài viết này của chúng tôi nhằm khám phá mức độ tiếp xúc và nhận diện của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông do AI tạo ra trên nền tảng TikTok; đánh giá thái độ của sinh viên (về sự tin tưởng, mức độ yêu thích, ý định chia sẻ...) đối với các nội dung này; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tiếp nhận như: hiểu biết về AI, nhận thức rủi ro, độ minh bạch nội dung, hình thức thể hiện và đề xuất các định hướng sản xuất nội dung truyền thông sử dụng AI phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của người trẻ.
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Một số tác động của cuộc xung đột Nga - Ucraina đối với Việt Nam
Xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina từ đầu năm 2022 đến nay là một biến cố địa - chính trị lớn có những tác động sâu rộng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng, nền kinh tế hội nhập sâu rộng và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại. Bài viết phân tích làm rõ một số tác động của cuộc xung đột đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế của Việt Nam, bao gồm những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Thắt chặt hợp tác Việt - Trung: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác
Hà Nội, tháng 4 năm 2025 - Nhân chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (14–15/4/2025), Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác về lý luận, giáo dục và truyền thông giữa hai cơ quan, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung.
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Xu hướng, xu thế lớn trong quan hệ quốc tế là một bộ phận của cục diện thế giới. Việc nhận diện đúng và có chính sách phù hợp với xu hướng, xu thế lớn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc nhận thức chung về xu hướng, xu thế lớn ở khía cạnh nguyên tắc thường dễ thống nhất, nhưng khó đạt được đồng thuận khi đề cập đến từng khía cạnh cụ thể hoặc dự báo trong phạm vi 5 năm của một nhiệm kỳ đại hội đảng. Để có thêm phân tích về vấn đề này, bài viết tập trung bàn về khái niệm, nội hàm của xu hướng, xu thế lớn; dự báo xu hướng, xu thế lớn của quan hệ quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
Trong những năm qua, Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc cả về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế. Điều này làm gia tăng quan ngại của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc. Một trong những cách tiếp cận gần đây của Mỹ và phương Tây đối với Trung Quốc là sự xuất hiện của khái niệm “giảm thiểu rủi ro”. Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023(1), khái niệm “giảm thiểu rủi ro” nhanh chóng trở thành cách tiếp cận chung của Mỹ và phương Tây trong quan hệ với Trung Quốc.
Bình luận