Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện trực thuộc
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, từ năm 1978 để đáp ứng công tác đào tạo cán bộ cho miền Nam, Ban Bí thư Trung ương khoá IV đã quyết định thành lập cơ sở 2 của Trường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 1993, Bộ Chính trị quyết định sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có: Phân viện I ở Hà Nội, Phân viện II ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện III ở Đà Nẵng và chuyển Đại học Tuyên giáo thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
Năm 2005, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, các phân viện trực thuộc Học viện được chuyển thành các Học viện Chính trị khu vực I, II, III và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Năm 2006, thành lập Học viện Chính trị khu vực IV, đặt tại thành phố Cần Thơ. Tháng 5 năm 2007, Học viện Hành chính quốc gia hợp nhất với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Từ dấu mốc truyền thống năm 1949 đến nay, quá trình xây dựng và phát triển của Học viện luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau: Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (1949-1962); Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962-1977); Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1977-1986); Học viện Khoa học xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986-1993); Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1993-2007), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007-2014) và từ năm 2014 đến nay là Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh.
Hiện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có 5 Học viện trực thuộc, gồm Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Học viện Chính trị khu vực I được thành lập vào năm 1953, có trụ sở tại số 15, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đây là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực phía Bắc.
Học viện Chính trị khu vực II được thành lập năm 1949, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ và một số địa phương theo phân công của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Học viện có trụ sở tại số 99 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2021 đến nay thay đổi địa chỉ là số 99 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Học viện Chính trị khu vực III được thành lập năm 1949, có trụ sở tại số 232 Nguyễn Công Trứ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Học viện Chính trị khu vực IV được thành lập năm 2006, có trụ sở tại số 6 Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Học viện là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập ở khu vực Tây Nam Bộ.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập năm 1962, có trụ sở tại số 36 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng; đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành báo chí, tuyên truyền và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
- “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”
- Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng
- Dấu mốc khai mở truyền thống vẻ vang của Học viện
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia. Quảng bá hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương tiện và phương thức khác nhau, trong đó, báo chí đối ngoại được xem như là công cụ chủ đạo, là vũ khí sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam với thế giới. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần phát huy hiệu quả việc quảng bá hình ảnh quốc gia trên báo điện tử VietnamPlus.
10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, qua 75 năm xây dựng và trưởng thành (1949 - 2024), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ hiệu quả sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Sáng ngày 21/8/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì cuộc họp.
“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”
“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, cũng là người mở đầu sự nghiệp đào tạo cán bộ bằng những lớp huấn luyện đầu tiên vào những năm 1925-1926 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng
Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng
Khởi đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng, tháng 12/1924, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Bình luận