Hội thảo khoa học: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới”
Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Học viện Ngoại giao, Học viện Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Lao động xã hội, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Phát biểu Đề dẫn Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, Ban Tổ chức nhận được gần 40 tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện gửi đến trao đổi, đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm với các chủ đề khác nhau.
Để giúp nhóm tác giả có cơ sở lý luận, thực tiễn và góc nhìn đa chiều trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu “Những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới và phương pháp tiếp cận của Việt Nam”, PGS, TS Phạm Minh Sơn mong muốn tại Hội thảo, các nhà khoa học sẽ tập trung thảo luận, trao đổi trọng tâm vào 3 vấn đề chính:
Thứ nhất, nêu rõ nguồn gốc, cơ sở hình thành, các đại diện tiêu biểu của những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới.
Thứ hai, phân tích các nội dung căn bản và sự ảnh hưởng của các lý thuyết chính trị hiện đại đến thực tiễn chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, chỉ ra những điểm hợp lý và những điểm hạn chế của các lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới trong bối cảnh hiện nay. Các nhà khoa học cũng thảo luận, góp ý cho Ban Chủ nhiệm hoàn thiện Bảng hỏi điều tra xã hội học.

Trên tinh thần khoa học và sự tâm huyết, các nhà khoa học tập trung đi sâu phân tích và làm rõ các nội dung như: Cơ sở nhận diện và lựa chọn các lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới; Một vài nét về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới; Chủ nghĩa Tự do - Lịch sử và các đặc trưng cơ bản; Quan niệm về những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới; Lý thuyết chính trị thực dụng là cơ sở cơ bản cho sự phát triển của Singapore; Chủ nghĩa hiện thực lịch sử và luận điểm chính; Bảng hỏi điều tra xã hội...
Các nhà khoa học cho rằng, những lý thuyết chính trị hiện đại trên thế giới là các lý thuyết mới xuất hiện, đặc biệt là lý thuyết xuất hiện và có ảnh hưởng từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Các lý thuyết chính trị hiện đại tập trung vào các vấn đề như quyền lực, mô hình phát triển, đạo đức, tự do, dân chủ, công lý, bình đẳng, nhân quyền, tính chính đáng của đảng chính trị và chính quyền… Các lý thuyết này thường hướng đến giúp các nhà nước, đảng cầm quyền xác định mô hình phát triển phù hợp và phương pháp tiếp cận các vấn đề như nghèo đói, bất công, ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, khan hiếm nguồn lực, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức... Nhà nước, đảng cầm quyền đi theo lý thuyết chính trị nào thì sẽ có xu hướng hành động, đưa ra chính sách tương ứng.







PGS, TS Lê Thị Minh Loan, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trao đổi về “Bảng hỏi điều tra xã hội học của đề tài"


Nhiều nhà khoa học đồng quan điểm cho rằng, nghiên cứu lý luận nói chung và nghiên cứu các lý thuyết chính trị hiện đại nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu và nâng tầm lý luận của Đảng nhằm thống nhất nhận thức và hành động, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặt khác trong bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều bất ổn đặc biệt là với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay và xung đột Nga - Ucraina hiện nay.
Theo các nhà khoa học, Hội thảo về lý thuyết chính trị hiện đại không chỉ giúp lý giải sự phát triển, xu thế vận động của thế giới đương đại mà còn góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch, phản động; giúp vận dụng các quan điểm tiến bộ, phù hợp của các lý thuyết này vào bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo và tính chính đáng của Đảng và gắn liền với việc tổng kết thực tiễn trong nước, góp phần xây dựng phương pháp tiếp cận, đề ra phương hướng xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
-
6
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực trạng và giải pháp tạo nguồn thu cho báo mạng điện tử ở Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp cùng mạch đập phát triển sôi động của thời đại. Ngày nay, loại hình báo in dần lui về phía sau để nhường lại “không gian tương tác” cho loại hình báo mạng điện tử bởi những thế mạnh mà báo in truyền thống không có...Với thế mạnh nổi trội của mình, báo mạng điện tử không chỉ là nguồn cung cấp thông tin “nhanh, hot, cập nhật không ngừng”, mà còn hứa hẹn là một cánh đồng rộng lớn cho mục tiêu gia tăng giá trị về mặt kinh tế. Việc phát triển các nguồn thu bền vững có thể nói là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận