Hội thảo khoa học “Học viện Báo chí và Tuyên truyền – 60 năm xây dựng và phát triển”
Hội thảo vinh dự được đón tiếp GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tham dự Hội thảo, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có: PGS,TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Vũ Đình Hòe, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS,TS Nguyễn Viết Thảo, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Hoàng Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Học viện; PGS,TS Hoàng Anh, Phó Tổng biên tập Tạp chí Lý luận chính trị.

Về phía đại biểu khách mời có: PGS,TS Phạm Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Đại tá, PGS,TS Bùi Đình Bôn, Nguyên Thư ký khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương; Đồng chí Nguyễn Thái An, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn; PGS,TS Nguyễn Đức Luận, Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương; các đại biểu có tham luận tại Hội thảo.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trương Ngọc Nam, Nguyên Giám đốc Học viện; PGS,TS Lương Khắc Hiếu, Nguyên Quyền Giám đốc Học viện; PGS,TS Phạm Huy Kỳ, Nguyên Phó Giám đốc Học viện; GS,TS Dương Xuân Ngọc, Nguyên Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện; các thế hệ giảng viên, học viên, sinh viên.
Hội thảo do PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường và PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đồng chủ trì.

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Nhìn lại chặng đường 60 năm truyền thống vẻ vang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Từ 172 cán bộ, trong đó có 43 cán bộ giảng dạy khi mới thành lập, đến nay, Học viện đã có một đội ngũ cán bộ, giảng viên đông đảo, hùng hậu, bộ máy tổ chức chặt chẽ bao gồm Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc, 11 ban, phòng, đơn vị chức năng, 19 khoa, viện, tạp chí, trung tâm. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Học viện hiện nay là 389 người. Trong đó, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu chiếm 62,7%, với 29 phó giáo sư, 101 tiến sĩ, 207 thạc sĩ.
Về công tác đào tạo, từ 4 chuyên ngành khi mới thành lập, đến nay, Học viện đã đào tạo được 44 chương trình đào tạo đại học, trong đó có 05 chương trình chất lượng cao, 01 chương trình liên kết quốc tế, 20 chương trình đào tạo thạc sĩ, 7 chương trình đào tạo tiến sĩ. Đến nay, Học viện đã đào tạo 25.804 sinh viên đại học chính quy tập trung, 23.799 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 59.011 học viên cao học, 105 nghiên cứu sinh; bồi dưỡng hàng nghìn cán bộ làm công tác tư tưởng, báo chí, xuất bản, giảng viên lý luận chính trị.
Về công tác nghiên cứu khoa học, Học viện là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín với nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp bộ và cấp cơ sở: 3 đề tài cấp quốc gia, 140 đề tài cấp bộ và cấp bộ trọng điểm. Học viện cũng tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị và thông tin khoa học các cấp, trong đó có 18 hội thảo cấp quốc tế, 76 hội thảo cấp quốc gia. Các nhà khoa học Học viện công bố hàng nghìn bài báo khoa học, trong đó có những bài báo khoa học được đăng trên những tạp chí quốc tế uy tín.
PGS,TS Lê Văn Lợi nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để các nhà khoa học đánh giá khách quan, nhìn nhận lại những hạn chế của Học viện trong 60 năm qua, đặc biệt, đây là dịp để chúng ta bàn thảo những định hướng, giải pháp để xây dựng Học viện trong thời gian tới, đưa Học viện trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng văn hóa báo chí và truyền thông, trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực và thế giới.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện khẳng định: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tiền thân là Trường Tuyên giáo Trung ương, được thành lập ngày 16.1.1962 theo Nghị quyết số 36/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Tuyên giáo, Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và Trường Đại học Nhân dân, với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ công tác trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương. Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua một chặng đường lịch sử vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển. Từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng và từ năm 1993 là Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là một trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trường đại học trong danh sách các trường xây dựng thành đại học trọng điểm của hệ thống giáo dục quốc dân.
PGS,TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên của Học viện bàn thảo, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu đạt được của Học viện trong 60 năm qua, đồng thời đề xuất định hướng giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển Học viện trong những năm tiếp theo.

Chia sẻ tại Hội thảo, GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Chặng đường gần 32 năm làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền là quãng thời gian đẹp nhất, sung sức nhất, với những dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi. Nó đã giúp tôi trải nghiệm nhiều thang bậc của cuộc sống, học tập và tích lũy được hệ thống tri thức, kỹ năng nghề nghiệp quý báu, làm giàu cho bản thân bằng nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sáng tạo và kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý".






Phát biểu Kết luận Hội thảo, PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường khẳng định: Hội thảo đã thành công tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các nhà khoa học. Hội thảo đã được lắng nghe nhiều ý kiến chia sẻ rất tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Học viện qua các thời kỳ. Những ý kiến đều chia sẻ về những kỷ niệm trong những năm tháng gắn bó với quá trình xây dựng và phát triển Học viện suốt 60 năm qua.
Qua các bài tham luận, các ý kiến chia sẻ tại Hội thảo đã tập trung làm sáng rõ thêm một số vấn đề cơ bản: Thống nhất khẳng định 60 năm qua, Học viện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín của mình trong hệ thống giáo dục đại học; Tái hiện được chặng đường, bước phát triển, những trang sử vẻ vang suốt 60 năm qua của Học viện chúng ta; Đi sâu phân tích, luận giải rõ hơn những kết quả nổi bật cũng như những hạn chế trên tất cả các mặt công tác cho thấy bức tranh toàn cảnh của Học viện trong 60 năm qua; Phân tích làm rõ bối cảnh những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Học viện trong tương lai.
PGS,TS Mai Đức Ngọc khẳng định: Các ý kiến phát biểu của các nhà khoa học tại Hội thảo đã cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích để Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc nghiên cứu, tiếp thu góp phần xây dựng và phát triển Học viện trong thời gian tới.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, các câu lạc bộ sinh viên không chỉ là môi trường thực hành kỹ năng mà còn là kênh quan trọng để xây dựng và lan tỏa thương hiệu của cơ sở đào tạo. Hoạt động truyền thông của câu lạc bộ được triển khai qua nhiều hình thức tương tác trực tuyến và trực tiếp, đóng vai trò kết nối giữa sinh viên, giảng viên và các đối tác bên ngoài. Bài viết này phân tích hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ của sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao dựa trên các lý thuyết truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và quan hệ công chúng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ thể, nội dung và phương thức triển khai truyền thông. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phỏng vấn chuyên sâu, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn và tăng cường hợp tác liên tổ chức để nâng cao chất lượng thông điệp, mở rộng phạm vi tiếp cận và đảm bảo tính bền vững cho cộng đồng câu lạc bộ sinh viên.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận