Không thể phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân!

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, năm 1951.
Nguồn: Ảnh tư liệu
1. Phát hiện ra vai trò của quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử là một trong những cống hiến quan trọng của chủ nghĩa Mác trong khi nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội khoa học luôn tìm và làm mọi cách để phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Họ cho rằng: quần chúng nhân dân chỉ là đám đông thụ động, không biết suy nghĩ, chỉ làm theo sự dẫn dắt của người khác, là phương tiện mà các cá nhân cần đến cho một ý đồ chính trị của mình (?!). Theo họ, vai trò sáng tạo ra lịch sử chỉ có những phần tử tinh hoa nhất, xuất hiện từ trong bộ phận ưu tú nhất của mỗi dân tộc mới có khả năng sáng tạo. Vì vậy, sự phân chia xã hội thành thống trị và bị trị, quản lý và bị quản lý là quy luật vĩnh viễn của tồn tại xã hội (?!). Vậy, sự thật có đúng như vậy không?
Trước hết, cần khẳng định rằng quan điểm trên đây là hoàn toàn sai lầm, nhằm mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị, áp bức đối với quần chúng nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng: Từ khi có xã hội loài người đến nay, lịch sử xã hội là do quần chúng nhân dân xây dựng nên, chính quần chúng nhân dân là động lực thúc đẩy lịch sử tiến lên không ngừng. Mọi sự kiện lớn lao, mọi biến đổi cách mạng xảy ra trong đời sống xã hội, nếu không được quần chúng tham gia, ủng hộ thì không thể thành công được. Vì vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của quần chúng nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Chỉ có lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin mới luận chứng một cách khoa học vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng, và xác định được mối quan hệ đúng đắn của vai trò cá nhân kiệt xuất và quần chúng nhân dân trong sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó trở đi lý luận này được các chính đảng của giai cấp công nhân lấy làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn để đưa sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân đi đến toàn thắng.
Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), lần đầu tiên đưa quần chúng nhân dân lên địa vị làm chủ vận mệnh của mình, và chỉ mấy chục năm sau chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Đó là một bước nhảy vọt trong lịch sử, nếu so với chủ nghĩa tư bản trước đó cũng phải mất gần 200 năm mới trở thành hệ thống thế giới.
2. Lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm cũng cho thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong việc dựng nước và giữ nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn Việt Nam đã đề ra quan điểm đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng ta chỉ rõ: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng tự mình giải phóng lấy mình, không có anh hùng hào kiệt nào cứu vớt được quần chúng, mà chính bản thân quần chúng được giác ngộ, được tổ chức, đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân mới có thể giải phóng cho mình được. Cương lĩnhcách mạng của Đảng ta năm 1930 đã đề ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, phong kiến, thành lập chính quyền Xô viết công nông binh, chia ruộng đất cho nông dân, chính là lòng tin tưởng và quyết tâm của Đảng dựa vào quần chúng nhân dân.

Tổng kết lịch sử cách mạng Việt Nam, một trong những bài học kinh nghiệm lớn được Đảng ta rút ra trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 là: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử”(1). Vì vậy, trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn xác định và quán triệt mọi chủ trương, đường lối phải luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây là sức mạnh, cội nguồn của mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Tại Đại hội XIII (2021), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân”(2). Để phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, lần này Đảng ta bổ sung thêm “dân giám sát, dân thụ hưởng” để hoàn thiện hơn nội dung, phương châm thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đồng thời khẳng định: “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(3). Đây là sự tổng kết thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Theo đó, mọi thành công hay thất bại đều do nhân dân, chủ thể sáng tạo ra lịch sử.
Có thể khẳng định, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nhận thấy được vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình cách mạng. Nhờ biết dựa vào nhân dân mà Đảng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Hiện nay, cùng với việc phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm tuyệt đối hóa vai trò cá nhân, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, để từ đó xuyên tạc quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng.
Cần khẳng định rằng, xét đến cùng, mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều do quần chúng nhân dân tạo dựng. Vai trò của cá nhân kiệt xuất chỉ có thể có được trong mối quan hệ mật thiết với quần chúng, được quần chúng kính yêu và tích cực ủng hộ. Nếu tách rời quần chúng, đứng trên quần chúng, không được quần chúng ủng hộ, thì nhất định sẽ mất tác dụng, sớm hay muộn sẽ bị lịch sử đào thải.
Trong lịch sử dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc ta. Người là biểu tượng mẫu mực về mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh tụ, giữa lãnh tụ với quần chúng. Nghị quyết của UNESCO nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá công lao to lớn của Người không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với sự tiến bộ của nhân dân các nước trên thế giới./.
__________________________________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.65.
(2), (3). Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.I, tr.165, 173.
Nguồn: Bài đăng trên Việt Nam thịnh vượng điện tử ngày 22.09.2022
Bài liên quan
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
- Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
- Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giữ gìn cốt cách của báo chí cách mạng Việt Nam
Chất “cách mạng” chính là phẩm chất cốt lõi của báo chí cách mạng Việt Nam, để phân biệt với các nền báo chí khác. Tuy nhiên, hiện nay, với những tác động mặt trái của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của quá trình hội nhập khiến độc giả nhận thấy có những cơ quan báo chí không thể hiện được phẩm chất cách mạng trong các tác phẩm báo chí của mình. Việc giữ gìn phẩm chất cách mạng là một yêu cầu tất yếu vì sự tồn tại và phát triển bền vững của báo chí cách mạng Việt Nam.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Các thế lực thù địch không chỉ xuyên tạc, bôi nhọ mà còn công kích, phủ nhận sạch trơn vai trò của báo chí cách mạng và làm nao núng tinh thần công chúng của nền báo chí cách mạng. Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ. Thành quả cách mạng có dấu ấn đặc biệt của báo chí cách mạng là minh chứng rõ nét, không thế lực nào có thể phủ nhận.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
Tròn một thế kỷ đồng hành với dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, báo chí cách mạng bị các thế lực thù địch chống phá bằng nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải nhận diện kịp thời, đấu tranh mạnh mẽ.
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là những trang vàng chói lọi, là niềm tin, niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, với mưu đồ thâm độc, thời gian qua, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử Đảng bằng nhiều thủ đoạn, hình thức. Trong đó, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để từng bước hủy hoại niềm tin của nhân dân ta vào những trang sử vàng truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận