Khủng hoảng truyền thông hay không, tùy theo ứng xử?
Đa dạng khủng hoảng truyền thông
Một trong những cuộc khủng hoảng truyền thông dai dẳng và tốn nhiều giấy mực nhất trong năm vừa qua là “con ruồi” Tân Hiệp Phát. Không khó để giải mã nguồn cơn của cuộc khủng hoảng này, bởi họ hoàn toàn không được lòng của báo giới và cả công chúng trên mạng xã hội. Các doanh nghiệp lựa chọn trường phái PR dựa trên quan điểm quản trị sẽ chú trọng tính nhân văn, quan tâm đến con người, trong quá trình ứng xử với khủng hoảng truyền thông. Ngược lại, doanh nghiệp này lựa chọn sự thắng thua và lợi ích của doanh nghiệp làm cơ sở ứng xử nên đã vấp phải làn sóng công kích vô cùng mạnh mẽ.
Với năng lực tư duy, tầm nhìn, khả năng tiếp cận nguồn tin và cả xu hướng đạo đức khác nhau, mỗi cá nhân trên mạng, đặc biệt là trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, sẽ có những cách nhìn và diễn giải hoàn toàn khác nhau về một sự vật, hiện tượng hoặc con người nào đó. Chính cách nhìn hạn hẹp, đôi khi thiển cận, phiến diện của một nhóm cá nhân có thể dẫn đến những khủng hoảng truyền thông vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp. Nguy hại hơn nữa, truyền thông chính thống cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội, bị cuốn vào dòng chảy hỗn loạn này.
Đơn cử một sự kiện gần đây là việc khai trương hệ thống cáp treo lên đỉnh Fansipan của Tập đoàn Sun Group. Trong khi một phần lớn người dân hồ hởi đón nhận dịch vụ này với cơ hội được chiêm ngưỡng nóc nhà Đông Dương lần đầu tiên trong cuộc đời, điều mà trước đây, với điều kiện sức khoẻ hoặc tài chính họ không làm được, thì một bộ phận khác lên án tác động đến thiên nhiên, cảnh quan nguyên thuỷ và các điều kiện xã hội khác đối với người dân và dịch vụ du lịch mạo hiểm v.v.. Thực chất, không có đúng hay sai trong cuộc tranh luận “vô tiền khoáng hậu” này, bởi mỗi bên đều chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề, phù hợp với lợi ích riêng của họ hoặc hệ giá trị mà họ tin tưởng. Tuy nhiên, những bài viết, bình luận tiêu cực đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của tập đoàn này.
Dường như, với mạng xã hội, doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn nhiều. Có 2 tình huống có thể xảy ra, hoặc là, những vấn đề của doanh nghiệp, cá nhân, nếu có, dễ dàng bị hàng triệu “tờ báo” cá nhân mổ xẻ, thay vì có thể được kiểm soát cẩn trọng qua hệ thống báo chí chính thống như trước đây; hoặc là, truyền thông xã hội thổi phồng, thậm chí bịa đặt, vu khống, làm ảnh hưởng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều nguy hiểm là, với bản chất hời hợt, dễ bị kích động và lôi kéo của đám đông trên mạng, các thông tin tiêu cực được phát tán với tốc độ chóng mặt.
Các doanh nghiệp không chú trọng truyền thông chiến lược, không chú trọng xây dựng hình ảnh tích cực bền vững, là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn cả. Điểm đặc trưng của các doanh nghiệp này là, với những mối quan hệ đặc biệt, họ chỉ giải quyết các sự vụ cụ thể khi gặp phải các thông tin tiêu cực trên báo chí, cách phổ biến nhất là can thiệp gỡ bài. Tuy nhiên, thủ pháp “gỡ bài” là “con dao hai lưỡi”. Thông tin càng bị can thiệp, gỡ bỏ nhiều thì mối nghi vấn về tính minh bạch của thương hiệu càng cao, dẫn đến sự mất dần niềm tin của cộng đồng. Vingroup là một doanh nghiệp lớn, có nhiều sản phẩm chất lượng và hấp dẫn, nhưng vẫn không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng liên quan đến Safari Phú Quốc, ngay cả khi phần lớn thông tin tiêu cực trên mạng xã hội là thiếu chính xác. Sự im lặng của báo chí chính thống bị dân mạng hiểu thành sự can thiệp, che giấu thông tin, và tin đồn càng có cơ hội phát triển. Nguyên nhân là, lâu nay Vingroup không tập trung xây dựng hình ảnh qua chiến lược PR bài bản, mà họ cho rằng, chỉ cần làm ra sản phẩm tốt là đủ. Đây là bài học của hầu hết các doanh nghiệp lớn.
Ứng xử với truyền thông trong khủng hoảng
Khi khủng hoảng truyền thông nổ ra, không nhiều thì ít, doanh nghiệp đều bị tổn thất nặng nề về hình ảnh và uy tín. Cách tốt nhất để xử lý khủng hoảng là đừng để cho nó xảy ra. Muốn vậy, ngay từ đầu, các doanh nghiệp phải có một chiến lược PR chuyên nghiệp bài bản làm nền tảng. Có nhiều trường phái PR, trong đó hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng PR như các công cụ tuyên truyền, quảng cáo hoặc marketing, bán hàng. Nhưng PR trước hết phải xuất phát từ quan điểm quản trị doanh nghiệp, theo đó, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp được yêu mến trong cộng đồng, xã hội một cách bền vững là then chốt.
Quan điểm quản trị doanh nghiệp bền vững cũng sẽ chi phối phương thức ứng xử của doanh nghiệp đối với báo giới và truyền thông nói chung trước khủng hoảng. Quan điểm này đề cao hai yếu tố quan trọng, đó là tôn trọng sự thật và nhân văn. Có nghĩa là, bất luận doanh nghiệp sai hay đúng, thái độ tôn trọng và bảo vệ con người, trước hết là bảo vệ khách hàng phải là triết lý mọi hành động trong khủng hoảng truyền thông.
Thái độ cầu thị này sẽ làm cho báo giới có cảm tình với doanh nghiệp, ít nhất là không tạo ra hố ngăn cách giữa doanh nghiệp với các nhà báo. Ở trường hợp Tân Hiệp Phát, nếu họ đặt sức khoẻ người tiêu dùng lên trên hết, hành động ngăn chặn mọi khả năng người tiêu dùng tiếp xúc với sản phẩm có lỗi, thì chắc chắn họ sẽ được báo chí ủng hộ. Chiến lược quan trọng không kém là sự thật, là minh bạch hoá thông tin trong khủng hoảng truyền thông. Không có gì nguy hiểm hơn là sự mập mờ, khó hiểu, tệ hơn là sự bất hợp tác của một bộ phận doanh nghiệp đối với báo chí. Càng xây dựng hàng rào ngăn cách với báo chí và truyền thông, tin đồn càng dữ dội và phản ứng của cộng đồng sẽ dồn theo chiều hướng xấu.
Từ triết lý sự thật trong quan điểm quản trị, doanh nghiệp phải nhanh chóng mở kênh đối thoại với báo chí, chủ động cung cấp thông tin với thái độ cầu thị và công khai. Đặc biệt, khi doanh nghiệp tin tưởng là mình đúng thì nguyên tắc này lại càng quan trọng.
Ngày nay, những luận điểm như là “hữu xạ tự nhiên hương” hay “né tránh truyền thông” đã trở nên lỗi thời. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp lớn, đã phát triển. Làm tốt công việc của mình chưa phải là tất cả, mà chính tình cảm yêu mến, chấp nhận và vị tha của công chúng đối với doanh nghiệp mới là lý do để doanh nghiệp tồn tại bền vững. Hình ảnh đó chỉ có được khi doanh nghiệp có một chiến lược PR đúng đắn, ngay từ ban đầu hình thành./.
_______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo số 385 - tháng 3.2016
Lê Quốc Vinh
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận