Kinh tế thế giới tiếp tục 'thấm đòn' đại dịch COVID-19
Nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ giảm 33% trong quý 2.2020, số liệu kém nhất kể từ 1947, còn nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức trong quý 2.2020 giảm 10,1% so với quý 1.2020.
Kinh tế Mỹ giảm 33% trong quý 2/2020. (Nguồn: Sky News)
Việc các quốc gia công bố số liệu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm trong khi các doanh nghiệp dầu mỏ và hãng chế tạo máy bay hàng đầu thông báo kết quả kinh doanh kém lạc quan cho thấy, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi tiến trình hồi phục vẫn còn nhiều bất ổn.
Mỹ vừa công bố số liệu cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã giảm 33% trong quý 2/2020, số liệu kém nhất kể từ năm 1947. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức trong quý 2/2020 giảm 10,1% so với quý 1/2020.
Theo nhà kinh tế trưởng Ludovic Subran của công ty bảo hiểm Allianz, số liệu GDP là “gương chiếu hậu” cho thấy tình hình nghiêm trọng hiện nay.
Các công ty dầu mỏ gặp nhiều khó khăn khi tình trạng phong tỏa nhằm chống dịch ở các nước đã khiến giá dầu thô giảm mạnh.
Công ty dầu mỏ Shell - công ty con của tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan) - ngày 30/7 thông báo lỗ ròng 18,1 tỷ USD trong quý 2/2020.
Trong khi đó, hai công ty dầu khí Total (Pháp) và Eni (Italy) lần lượt công bố các mức lỗ ròng 8,4 tỷ euro (9,9 tỷ USD) và 4,4 tỷ euro (5,2 tỷ USD) trong quý 2/2020.
Ngành hàng không thế giới cũng chịu tác động tiêu cực từ các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, với hoạt động đi lại bằng đường không bị ngưng trệ và sự hồi phục trở lại bình thường sẽ không thể diễn ra trước năm 2023.
Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus (châu Âu) ngày 30/7 cho hay đã ‘đốt” hơn 12 tỷ euro tiền mặt và lỗ ròng 1,9 tỷ euro (2,2 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2020. Trước tình hình khó khăn hiện nay, Airbus dự định giảm 40% sản lượng máy bay.
Trước đó, ngày 29/4, đối thủ của Airbus là hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) thông báo lỗ 2,4 tỷ USD trong quý 2/2020 và dự kiến thu hẹp hoạt động sản xuất sau khi đã thông báo sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động của doanh nghiệp này.
Cùng chung tình trạng khó khăn trên, các nhà sản xuất ôtô cũng đang “chật vật” tìm cách tồn tại trong thời COVID-19.
Hãng chế tạo ôtô Renault (Pháp) thông báo lỗ 7,2 tỷ euro trong nửa đầu năm 2020 và có kế hoạch cắt giảm 15.000 việc làm. Trong khi đó, nhà sản xuất ôtô Volkswagen (Đức) cũng ghi nhận mức lỗ trước thuế 1,4 tỷ euro trong nửa đầu năm nay.
Bất chấp những số liệu đáng quan ngại nói trên, một số nhà phân tích cho rằng sự hồi phục của các nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp sẽ diễn ra trong thời gian tới cho dù chưa ổn định.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING dự đoán nền kinh tế Đức sẽ hồi phục mạnh mẽ trong quý 3/2020, song lộ trình hồi phục sẽ “không bằng phẳng và kéo dài.”
Còn Tân Giám đốc điều hành Renault Luca de Meo cho rằng doanh nghiệp này sẽ có sự hồi phục tích cực sau những kết quả kinh doanh "ảm đạm" trên./.
Nguồn: Bài đăng trên tạp chí Tuyên giáo ngày 31.7.2020
Bài liên quan
- Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
- Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
- Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
- Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Một số xu hướng chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
Tham luận tại Cuộc gặp quốc tế các Đảng cộng sản và công nhân (IMCWP) lần thứ 22, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng ta đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc củng cố tình đoàn kết quốc tế, tăng cường quan hệ giữa các đảng cộng sản, công nhân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới trong bối cảnh những diễn biến phức tạp, nhanh và tác động sâu rộng trên thế giới hiện nay…
Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
Ngày 06.04.2022, Hiệp hội Giáo dục và Truyền thông châu Âu (ESEC), Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông quốc tế (ICI International), Truyền hình HITV - Truyền hình Cáp Hà Nội (Việt Nam) cùng các học giả quốc tế, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022, với Chủ đề Gìn giữ hoà bình quốc tế trong thời đại dịch Covid-19.
Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến sự tham gia tích cực của các chủ thể khác nhau vào quan hệ quốc tế bên cạnh chủ thể chính là quốc gia, trong đó không thể không đề cập đến Liên minh châu Âu (EU). Với sự ra đời của Hiệp ước Maastricht (năm 1992) cùng Chính sách đối ngoại và an ninh chung (CFSP), EU đã vượt ra khỏi mô hình của một tổ chức liên chính phủ và trở thành một chủ thể chính trị liên kết chặt chẽ, thậm chí tiến gần tới một siêu quốc gia. Đã có nhiều luận giải về loại hình quyền lực của chủ thể đặc biệt này, trong đó “quyền lực chuẩn tắc” hiện được giới phân tích xem là phù hợp nhất đối với EU khi đề cập đến sức mạnh ảnh hưởng mang tính chuẩn tắc trên phạm vi toàn cầu.
Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Thời gian vừa qua, nhiều nước châu Âu ngày càng quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với tiềm năng quân sự, quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác quốc phòng, Pháp bước đầu đã đưa ra những chính sách đối với khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng này.
Bình luận