Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
Ngày 06.04.2022, Hiệp hội Giáo dục và Truyền thông châu Âu (ESEC), Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông quốc tế (ICI International), Truyền hình HITV - Truyền hình Cáp Hà Nội (Việt Nam) cùng các học giả quốc tế, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022, với Chủ đề Gìn giữ hoà bình quốc tế trong thời đại dịch Covid-19. Hội nghị bao gồm 3 phiên: Phiên 1 - Gìn giữ hoà bình quốc tế thời đại dịch trong Văn hoá - Xã hội - Phát triển; Phiên 2 - Gìn giữ hoà bình quốc tế thời đại dịch trong Lịch sử - Chính trị - Kinh tế - Ngoại giao; Phiên 3 - Vinh danh Những mảnh ghép Quân Vương và Thương hiệu hội nhập toàn cầu 2022.
Đây là lần đầu tiên, ESEC và ICI International (hai tổ chức văn hoá và khoa học của châu Âu) phối hợp với HITV (Việt Nam) tổ chức hội nghị với chủ đề hoà bình cho nhân loại được nhìn từ các góc độ khách quan, đa chiều, thông qua sự phân tích, bàn luận của các học giả, trí thức, chuyên gia, cố vấn đầu ngành trong các lĩnh vực văn hoá, lịch sử, ngoại giao, kinh tế, chính trị, không gian vũ trụ, báo chí-truyền thông… từ: Ai Cập, Cộng hoà Áo, Vương Quốc Bỉ, Việt Nam, Lào, Iran, Liên bang Nga, Ucraine, Dubai-Jordan, UAE, Latvia, Australia, USA...
Hội nghị quốc tế lần này được bắt nguồn từ nền móng dự án công trình sách “Những mảnh ghép Quân Vương” (Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông) - xuất phát từ Việt Nam, của nữ tác giả Tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến. Năm 2019, dự án sách đã được ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đã gây được tiếng vang, được các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đánh giá rằng: Những mảnh ghép Quân Vương đã thực hiện các cuộc kết nối quốc tế đầy ý nghĩa giữa các nhà trí thức, chính khách, nhà vua, nguyên thủ, người nổi tiếng, triệu phú, doanh nhân… từ 30 quốc gia trên thế giới.
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến, với mục đích: Kết nối, hội tụ tư tưởng của các nhà trí thức, học giả quốc tế, nhằm đề xuất các khuyến nghị, giải pháp và thỉnh nguyện thư về việc gìn giữ nền hoà bình toàn cầu, gửi đến các nguyên thủ và các cơ quan tổ chức quốc tế; đồng thời, làm dữ liệu để tiếp tục xuất bản dự án sách quốc tế “Những mảnh ghép Quân Vương II”.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
- Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
- Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Một số xu hướng chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới hiện nay
- Kinh tế thế giới tiếp tục 'thấm đòn' đại dịch COVID-19
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
4
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
5
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
6
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đại hội Chi bộ khoa Kinh tế Chính trị nhiệm kỳ 2025-2027: Kế thừa - Ổn định – Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển
Sáng 11/03/2025 tại hội trường D, tầng 10, nhà A1, Chi bộ khoa Kinh tế chính trị đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
Khẳng định vai trò của lực lượng cộng sản, công nhân quốc tế trong bảo vệ các giá trị của CNXH
Tham luận tại Cuộc gặp quốc tế các Đảng cộng sản và công nhân (IMCWP) lần thứ 22, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Đảng ta đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc củng cố tình đoàn kết quốc tế, tăng cường quan hệ giữa các đảng cộng sản, công nhân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới trong bối cảnh những diễn biến phức tạp, nhanh và tác động sâu rộng trên thế giới hiện nay…
Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
Hội nghị Thượng đỉnh: Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
Ngày 06.04.2022, Hiệp hội Giáo dục và Truyền thông châu Âu (ESEC), Trung tâm liên Văn hóa, Khoa học và Truyền thông quốc tế (ICI International), Truyền hình HITV - Truyền hình Cáp Hà Nội (Việt Nam) cùng các học giả quốc tế, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022, với Chủ đề Gìn giữ hoà bình quốc tế trong thời đại dịch Covid-19.
Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
Quyền lực chuẩn tắc: Trường hợp của Liên minh chân Âu
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến sự tham gia tích cực của các chủ thể khác nhau vào quan hệ quốc tế bên cạnh chủ thể chính là quốc gia, trong đó không thể không đề cập đến Liên minh châu Âu (EU). Với sự ra đời của Hiệp ước Maastricht (năm 1992) cùng Chính sách đối ngoại và an ninh chung (CFSP), EU đã vượt ra khỏi mô hình của một tổ chức liên chính phủ và trở thành một chủ thể chính trị liên kết chặt chẽ, thậm chí tiến gần tới một siêu quốc gia. Đã có nhiều luận giải về loại hình quyền lực của chủ thể đặc biệt này, trong đó “quyền lực chuẩn tắc” hiện được giới phân tích xem là phù hợp nhất đối với EU khi đề cập đến sức mạnh ảnh hưởng mang tính chuẩn tắc trên phạm vi toàn cầu.
Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Chiến lược của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Thời gian vừa qua, nhiều nước châu Âu ngày càng quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Với tiềm năng quân sự, quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác quốc phòng, Pháp bước đầu đã đưa ra những chính sách đối với khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng này.
Bình luận