Kinh tế - xã hội Thủ đô những chặng đường phát triển
Hơn năm mươi năm trước đây, vào ngày 10.10.1954, Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, kể từ ngày giải phóng đến nay, Hà Nội đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, vừa cải tạo, khôi phục, vừa xây dựng, chiến đấu, bảo vệ những thành quả lao động sáng tạo của mình và đã thu được những thành tựu rất có ý nghĩa trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô Anh hùng, trái tim của Tổ quốc. Ngày nay, Hà Nội cùng cả nước tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, tiếp tục phấn đấu đưa kinh tế - xã hội Thủ đô phát triển lên tầm cao mới theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị BCH TƯ khóa VIII Hà Nội là “đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế...”.
So với thời kỳ mới giải phóng và qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội hôm nay đã là một đô thị lớn gồm 9 quận và 5 huyện trên diện tích hơn 920km2 với dân số trên 3 triệu người. Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, có nhiều tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngòai. Hà Nội là nơi tập trung trí lực của một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực với hàng trăm viện nghiên cứu và hơn 40 trường đại học. Là một trung tâm lớn về kinh tế, hiện nay trên địa bàn Thành phố có tới 800 doanh nghiệp nhà nước, hơn 12.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động và 484 dự án có vốn đầu tư nước ngòai đang được triển khai. Hà Nội là trung tâm có sức hút và sức lan tỏa tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.
Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, có thể nói mỗi bước đi của Hà Nội đều gắn liền với những thành tựu trong công cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Thời kỳ mới giải phóng, Hà Nội chỉ là một đô thị nhỏ với diện tích 152km2, dân số 53 vạn người, bằng khoảng 1/6 so với hiện nay. Hà Nội lúc đó chỉ có 496 cơ sở công nghiệp tư doanh nhỏ, lẻ; 8 xí nghiệp công nghiệp tư bản do Pháp để lại; 9 xí nghiệp quốc doanh từ vùng tự do chuyển về với quy mô nhỏ, trang bị kỹ thuật thô sơ, năng lực sản xuất thấp kém. Nông nghiệp mang nặng tính cá thể, manh mún. Hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng lạc hậu. Toàn thành phố chỉ có 6 trường cao đẳng và đại học với 40 cán bộ giảng dạy, 195 trường phổ thông cơ sở và 1 trường PTTH với 630 giáo viên, 6 bệnh viện, 5 trạm hộ sinh với 125 y, bác sỹ.
Chỉ sau ba năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957) và ba năm cải tạo, phát triển kinh tế (1958 - 1960), quan hệ sản xuất mới được thiết lập với gần 40% thợ tiểu thủ công nghiệp, 45,6% hộ tiểu thương và 88% hộ nông nghiệp vào hợp tác xã, 421 hộ công, thương nghiệp vào công tư hợp doanh. Thành phần kinh tế quốc doanh hình thành và phát triển với 115 xí nghiệp, hơn 30 nghìn công nhân viên. Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng: giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1960 tăng 8,5 lần so với năm 1955.
Năm 1965, khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kết thúc, Hà Nội đã xây dựng thêm 19 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. So với năm 1955, số lao động công nghiệp tăng 15,7 lần, giá trị tổng sản lượng tăng 18,6 lần. Đã có thêm 12 bệnh viện, 58 trạm y tế, 1.225 nhà trẻ, 87 trường học được xây dựng mới. Hàng chục trạm điện, công trình thủy lợi lớn, hàng trăm km đường giao thông được hoàn thành.
Tuy nhiên ngay khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chưa kết thúc, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tám năm (1965 - 1972) là thời kỳ Hà Nội vừa sản xuất vừa chiến đấu chi viện sức của cho miền Nam. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhiều xí nghiệp, nhà máy phải sơ tán, phân tán, nhiều công trình văn hóa, phúc lợi bị phá hủy, song sản xuất tiếp tục phát triển, các mặt y tế, giáo dục cơ bản được đảm bảo. Cùng với thắng lợi trên mặt trận kinh tế, văn hóa, quân và dân Thủ đô đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ vào Hà Nội tháng 12.1972, bắn rơi 358 máy bay, trong đó có 23 máy bay B52, lập nên “Điện Biên Phủ trên không” - một kỳ tích trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc.
Năm 1975, đất nước hoàn tòan giải phóng, Hà Nội cùng cả nước bước vào thời kỳ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980). Vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, Hà Nội và cả nước lại phải đối mặt với những khó khăn mới, đặc biệt là chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. Song bằng cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Thành phố, Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan: Thời kỳ 1976 - 1980 thu nhập quốc dân tăng bình quân 8,6% năm, còn thời kỳ 1981 - 1985 tăng 8,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 9,9%, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 12,9%...
Bước vào những năm 1986 - 1990, kinh tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và mất cân đối nghiêm trọng do hậu quả của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp và do tàn tích nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại. Sản xuất chậm phát triển, chất lượng kém và hiệu quả thấp, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân; giá cả tăng nhanh; tiền lương thực tế giảm; thị trường vật tư, hàng hóa và lưu thông tiền tệ rối loạn. Các mặt y tế, văn hóa, giáo dục mặc dù được chú ý quan tâm, song do không có đủ nguồn đầu tư nên chậm tiến bộ. Đời sống của nhân dân gặp khó khăn hơn trước, mức tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu giảm sút nghiêm trọng. Song, cũng chính thời kỳ này đã đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng với mục tiêu trong giai đoạn đầu là thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã đem lại kết quả nhất định. Trong thời kỳ 1986 - 1990, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 4,5%, trong đó kinh tế nhà nước tăng 5,2%, kinh tế ngoài quốc doanh tăng 2,8%. Điều quan trọng hơn là Hà Nội cùng với cả nước đã chuyển đổi thành công cơ chế quản lý kinh tế, giải phóng sức sản xuất và phát huy tích cực vai trò của nó trước khi Liên Xô và các nước XHCN ở đông âu lâm vào khủng hoảng tòan diện. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã hình thành, tạo động lực thúc đẩy kinh tế Thủ đô không ngừng tăng trưởng, tạo đà cho các năm tiếp theo.
Thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 1991 - 2000 là thời kỳ mà sự nghiệp đổi mới dưới sự dẫn dắt của Đảng đã đưa đất nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trong điều kiện tình hình chính trị quốc tế có nhiều bất lợi, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới. Đối với Hà Nội, lần đầu tiên kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) đạt và vượt mục tiêu tòan diện, trong đó có nhiều mục tiêu hòan thành vượt mức cao và trước thời hạn. Kinh tế Thủ đô không chỉ khắc phục được tình trạng đình đốn, mà còn liên tục tăng trưởng cao, bước đầu có tích lũy. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân 12,5% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,5% năm. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 32 nghìn tỉ đồng. Kế hoạch 5 năm 1996-2000 được tiến hành trong lúc công cuộc đổi mới đang được tiến hành tòan diện và dần đi vào chiều sâu, là thời kỳ bắt đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với yêu cầu hòan thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000, tạo tiền đề vững chắc bước vào thế kỷ XXI. Trong thời kỳ này, Hà Nội đã đạt được những kết quả khá nổi bật, đặc biệt là trên các mặt phát triển kinh tế, huy động vốn đầu tư và hiện đại hóa hạ tầng đô thị, cơ sở vật chất, y tế, văn hóa, giáo dục. GDP năm 2000 bằng 1,66 lần so với năm 1995 và bằng 3,8 lần năm 1985; bình quân giai đoạn 1996 - 2000 tăng 10,7%, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 17,3% năm. Sự phát triển của kinh tế đã góp phần đáng kể cho việc động viên ngân sách nhà nước: thu ngân sách trên địa bàn từ chỗ chiếm 9,2% trong tổng thu ngân sách của cả nước (năm 1990) lên tới 16,3% (năm 2000). Thành phố đã bắt đầu phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Quy hoạch đường vành đai, cầu vượt và hệ thống xe buýt. Công tác phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở trong quy hoạch, nhà chung cư cao tầng có tiến bộ vượt bậc. Đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục và y tế đã được đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất. Bộ mặt của Thủ đô có nhiều thay đổi, vị thế của Thủ đô được nâng lên.
Với sức lao động sáng tạo, không mệt mỏi trong suốt 50 năm qua, nhân dân Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu và có bước phát triển tương đối tòan diện. Bước vào những năm đầu của thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2005, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân năm thời kỳ 2001 - 2003 đạt 11,1%. Cơ cấu kinh tế mới hình thành từ sau đổi mới, chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2003 ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn chiếm tỉ trọng 2,4% trong GDP; ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên 40,4%. Cơ cấu kinh tế nội ngành, cơ cấu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành, sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu.
Ngày nay, với 216 doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, 155 hợp tác xã, 1.070 doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước, 17 nghìn hộ sản xuất cá thể và 126 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, sử dụng trên 249 nghìn lao động, công nghiệp Hà Nội làm ra những sản phẩm tiêu thụ rộng rãi trong cả nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp 3 năm 2001 - 2003 bình quân năm tăng 20,9%. Hà Nội đã và đang phát huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước với hơn 60 siêu thị và trung tâm thương mại, gần 300 cửa hàng tự chọn và 600 văn phòng đại diện thương nhân của nước ngòai. Các ngành dịch vụ trình độ cao như tư vấn tài chính, ngân hàng, sản xuất phần mềm máy tính, thiết kế tạo mẫu, giáo dục và đào tạo, y tế đã bước đầu phát triển... Hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng đáng kể với khoảng 2.000 doanh ngiệp có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của cả nước, là đầu mối phân phối khách cho các địa phương phía Bắc. Với hơn 104 công ty du lịch, 359 khách sạn, nhà nghỉ, gần 10 buồng và 16,6 nghìn giường, hằng năm Hà Nội đã thu hút được 800 - 900 nghìn khách du lịch. Trong điều kiện diện tích canh tác đang dần bị thu hẹp, các cây, con và phương pháp canh tác truyền thống không còn ảnh hưởng nhiều đến năng suất, nông nghiệp Thủ đô đã có bước chuyển biến lớn về cơ cấu sản phẩm. Kinh tế trang trại phát triển khá, góp phần chuyển hướng nông nghiệp Thủ đô theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng.
Nhờ có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực thu hút vốn đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cấp hạ tầng đô thị, bộ mặt Thủ đô đã đổi thay nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện sống của người dân. Trong 3 năm gần đây Thành phố đã xây dựng gần 3 triệu m2 nhà ở, bằng toàn bộ diện tích nhà ở được đưa vào sử dụng thời kỳ 1955 - 1995. Diện tích nhà ở theo dự án qui hoạch, nhà ở cao tầng hiện đại và quỹ nhà phục vụ công tác di dân chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Các dịch vụ công cộng thiết yếu như điện, nước được tăng cường và mở rộng đáng kể, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn tới người dân. Hệ thống bưu chính, viễn thông được nâng cấp đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Đến nay, Hà Nội là địa phương đứng đầu trên cả nước về tỷ lệ số thuê bao điện thoại (33 máy/1.000dân) và số người sử dụng Internet.
Cùng với phát triển kinh tế, Hà Nội tiếp tục đạt được thành tựu nổi bật trong sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội và con người, dần dần tạo nên sức mạnh và độ bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Quy mô chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành học; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 77%; tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%; số giáo viên phổ thông (trên 23 nghìn người) đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đến nay, Hà Nội đã có 34 bệnh viện tuyến thành phố và Trung ương được đầu tư lớn gắn liền tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chất lượng dân số được cải thiện; tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi chỉ còn 15,5%. Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm thực hiện, tiếp tục đem lại kết quả tốt; tỉ suất sinh thô còn 14,65%; tỷ lệ sinh con thứ ba còn 4,5%. Công tác lao động và việc làm đã có những tiến bộ nhất định với kết quả trong ba năm 2001 - 2003 đã giải quyết việc làm cho trên 18 vạn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2003 còn 6,8%.
Hà Nội “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của ngày hôm nay là kết quả của sự phấn đấu bền bỉ, sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, mà mỗi chặng đường lịch sử đều được đánh dấu bằng những thành tựu rất đáng tự hào. Thủ đô Hà Nội xứng đáng là Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hòa bình, là niềm tin yêu và hi vọng của cả nước và bạn bè năm châu. Mặc dù khó khăn phía trước còn nhiều, song những gì mà Hà Nội đã tạo dựng và thu được trong mấy chục năm qua sẽ là hành trang quí giá trên những chặng đường mới. Chúng ta tin tưởng với truyền thống lịch sử của mình, nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu hơn nữa đưa Hà Nội đi lên nhanh hơn nữa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận