Kỷ niệm 65 năm Báo Hải Phòng xuất bản số đầu tiên (21.3.1957 - 21.3.2022): Tờ báo kết nối tình người, tình nghề
Tôi có may mắn được gặp và trò chuyện với nhiều cán bộ, phóng viên qua các thế hệ nên hiểu sâu những chặng đường phát triển gian nan nhưng đầy sôi động và tự hào của Báo Hải Phòng.
Tôi nhớ mãi vào năm cuối của thế kỷ 20, Tổng Biên tập Vũ Long, thành viên Đoàn cán bộ báo chí sang nghiên cứu kinh nghiệm báo chí của Liên Xô (do anh Phan Quang làm Trưởng đoàn) đến thăm tôi lúc đó đang làm nghiên cứu sinh báo chí. Câu chuyện của anh đầy thú vị, nhưng ấn tượng nhất với tôi là cuộc thi phát động cán bộ, nhân dân Hải Phòng viết tiếp câu thơ thứ tư do anh Tố Hữu tặng thành phố Cảng “Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô”.
Sau khi về nước, tôi lại có dịp gắn bó với Tổng Biên tập Kim Toàn khi cùng anh tham gia 3 khóa Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Chúng tôi thường đùa vui gọi anh là “Toàn chọi trâu” vì chính anh là một trong những cán bộ nêu sáng kiến mở rộng phong trào thi chọn “trâu khỏe, trâu đẹp” để cổ vũ nông dân ngoại thành. Vì vậy, hằng năm chúng tôi đều được mời tham dự hoạt động mang nét văn hóa đặc trưng ấy. Đây chỉ là một trong những hoạt động xã hội của Báo ngày càng được mở rộng. Theo đó, lượng phát hành báo tăng lên.
Thời điểm này, Kim Toàn còn cho xuất bản tờ báo phục vụ nông dân, ngư dân (với suy nghĩ báo vừa tuyên truyền công nghiệp, vừa chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp). Sau này, các Tổng Biên tập Nguyễn Quân, Lê Trọng Nghĩa; và nay là Nguyễn Ngọc Ánh đều trân trọng kế thừa và phát huy kinh nghiệm chỉ đạo của lớp lãnh đạo đi trước để nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo Hải Phòng trong thời kỳ mới.
Dịp Báo kỷ niệm 50 năm xuất bản hằng ngày số đầu và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì, tôi và anh Đinh Thế Huynh được mời tham dự. Riêng tôi, các mốc kỷ niệm 55 năm, 60 năm đều được tham dự ở Nhà hát thành phố Hải Phòng, chứng kiến tình cảm trân trọng, mến yêu của các ban, ngành, đoàn thể ở Hải Phòng và cả một số bộ, các cơ quan báo chí Trung ương cùng những tỉnh, thành phố trong cả nước.
Năm 2019, tôi dự cuộc Hội thảo về “Nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng Đảng”, tôi cảm phục “sức hút” của Báo Hải Phòng khi hầu hết các Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập của các cơ quan báo chí ở Trung ương và 63 tỉnh, thành phố có mặt. Có lẽ, tôi là một trong những người may mắn vì xuống thăm Hải Phòng lần nào cũng được các Bí thư Thành ủy, từ anh Lê Danh Xương, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Thành, Dương Anh Điền, Lê Văn Thành tiếp.
Trong câu chuyện thân tình, các anh đều ghi nhận những kiến nghị của tôi về tăng cường sự quan tâm mọi mặt cho tờ báo Đảng của thành phố. Và các anh đã làm như lời hứa. Tôi cho rằng, ngoài sự nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hải Phòng thì sự quan tâm ấy là nhân tố rấy quan trọng để Báo Hải Phòng liên tục phát triển như hôm nay. Còn một nhân tố nữa không kém quan trọng, đó là tình cảm chân thành, cầu thị, tài năng tổ chức, tập hợp của Báo Hải Phòng…
Nhiều bạn đọc trầm trồ khi trên mặt báo xuất hiện bài viết của các cây bút “gạo cội” ở Trung ương như Hà Đăng, Phan Quang, Hồng Vinh…; các cây bút có uy tín về văn hóa, văn học như GSTS.KH Vũ Minh Giang, Đỗ Lai Thúy... Tôi đặc biệt có ấn tượng với ấn phẩm Hải Phòng cuối tuần vì nội dung phong phú, cách viết mềm mại, nhẹ nhàng của nhiều nhà văn, nhà thơ có uy tín ở Trung ương và thành phố, như Thi Hoàng, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Kiều Bích Hậu, Đỗ Bích Thúy...
Tôi khâm phục sự nhạy bén, bền bỉ của cây bút Trọng Nhân (nguyên Tổng Biên tập tờ báo) trong các bài chỉ đạo ở góc trang nhất và mục “Tản văn”, “Tạp bút” mượt mà, sâu lắng. Đặc biệt là duy trì đều đặn trang thơ thu hút nhiều nhà thơ ở Trung ương và thành phố. Qua ấn phẩm Hải Phòng cuối tuần thể hiện rõ quan điểm của Ban Biên tập: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, cần được dành đất thích đáng.
Xin nồng nhiệt chúc các ấn phẩm Báo Hải Phòng tròn tuổi 65 vẫn tràn đầy sức trẻ, luôn là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của cán bộ và nhân dân thành phố Cảng./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử 21.3.2022
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Luận bàn về tính chất và vai trò của xuất bản sách chính trị
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông thương hiệu trong lĩnh vực xuất bản (Nghiên cứu trường hợp Nhà xuất bản Kim Đồng)
Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị xuất bản muốn thu hút độc giả thì công tác truyền thông thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những phương tiện truyền thông mới đặt ra những cơ hội và thách thức mới trong công tác truyền thông thương hiệu xuất bản. Bài viết tập trung phân tích hoạt động truyền thông thương hiệu của NXB Kim Đồng nhằm rút ra những bài học cho các NXB trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận