Lạc lối trên không gian mạng
Không chỉ thay đổi thái độ với những người đồng chí, đồng đội, những người đã sát cánh cùng ông trong suốt những năm tuổi trẻ; khi nghỉ hưu về quê, ông cũng luôn thể hiện sự bất mãn, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, bất công.
Giờ đây, thay vì nghe các thông tin trên báo đài chính thống, thì ông chỉ nghe thời sự qua các trang mạng xã hội với những tin tức bịa đặt, vô căn cứ. Và ông chia sẻ những góc nhìn tiêu cực, méo mó đó trở lại mạng xã hội, một thứ công cụ mà ông cho rằng cực kỳ hữu dụng, để “phản bác, lên án, đấu tranh” với những “bất công”.
Là một người làm báo, tôi nhiều lần ngồi trò chuyện với ông và dành thời gian phân tích sự thay đổi tiêu cực này. Tôi nhận thấy, sự thay đổi của người cựu cán bộ nhà nước này không phải duy nhất. Có không ít người lớn tuổi, khi đương nhiệm rất tích cực, lạc quan, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự phát triển của đất nước thì nay bỗng chốc “chuyển hóa” thành con người khác.
Đặc điểm chung của họ là hầu hết đã lớn tuổi, mới tiếp xúc, làm quen với mạng xã hội. Khi những người cao tuổi bước vào “biển” thông tin bất tận trên mạng xã hội, họ rất dễ bị dẫn dắt, bị tác động và thay đổi nhận thức, từ đó dẫn tới “lạc lối”. Điều đáng suy ngẫm là, một số cán bộ từng có chức vụ khá cao trong các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng có biểu hiện mất phương hướng này, thể hiện qua những phát ngôn lệch chuẩn, quy chụp hoặc phủ nhận lịch sử hào hùng của đất nước, dân tộc.
Các thế lực thù địch, phản động luôn toan tính tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, lý luận trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta, với âm mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển “quỹ đạo” phát triển của đất nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Không khó để nhận ra, bên cạnh nhóm người trẻ tuổi, những người cao tuổi chính là đối tượng đang bị mạng xã hội kéo vào các “khoảng trống” tư tưởng, lý luận kể trên.
Chúng ta có hàng trăm tờ báo, kênh truyền hình, nhưng trong cuộc đua thông tin cũng như thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, có thời điểm, báo chí, truyền hình có dấu hiệu đi sau, thậm chí lạc hậu. Để những “khoảng trống” tư tưởng không xuất hiện, truyền thông chính thống rất cần “thiết kế” lại việc đưa tin, tuyên truyền để nâng cao chất lượng, thu hút, tác động tích cực hơn tới công chúng, nhất là chú trọng việc đổi mới công tác phát hành để các ấn phẩm báo chí chính thống đến được với đông đảo công chúng, trong đó có đối tượng độc giả hưu trí. Thế giới đã thay đổi, công nghệ luôn thay đổi. Nếu tiếp tục truyền thông lạc hậu, chúng ta có thể sẽ để “lạc” mất thêm nhiều người, như chú của tôi./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 15.6.2022
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đấu tranh phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội chống phá cách mạng Việt Nam
Những năm qua, với tinh thần dân chủ, cởi mở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân đã phát huy vai trò phản biện xã hội, tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống chính trị đất nước, hiện thực hóa quyền làm chủ, dân chủ trực tiếp của nhân dân trong thực tế. Tuy nhiên, trong dòng chảy chung ấy, vẫn có một số phần tử không hiểu, hoặc cố tình không hiểu về bản chất, mục tiêu của phản biện xã hội, chủ ý lợi dụng hoạt động này để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Dù chỉ là thiểu số, song những luận điệu này cũng gây tác hại nhất định đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nhận diện và đấu tranh làm thất bại những luận điệu phản động này là việc làm cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận