Làm talkshow thời giãn cách
Đó là sự thay đổi bắt buộc khi phóng viên không thể gặp gỡ trực tiếp nhân vật của mình vì sự an toàn trong phòng chống dịch, vì yêu cầu giãn cách xã hội. Cuộc phỏng vấn, buổi tọa đàm vẫn diễn ra trên sóng truyền hình, có điều, khác với cách làm cũ, người hỏi và người trả lời, MC và khách mời, phóng viên và diễn giả không ở cùng một không gian như trong trường quay của đài mà phải gặp nhau trên… mạng.
Phỏng vấn trực tuyến, tọa đàm trực tuyến… đã trở thành hình thức thể loại mới và quen thuộc trong giai đoạn giãn cách vì dịch Covid-19. Và các nhà báo truyền hình nhanh chóng tìm một quy trình sản xuất mới cho các nội dung công việc rất cũ, trong đó, có yêu cầu làm quen, làm chủ các công cụ kỹ thuật mới.
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, mỗi đài truyền hình dùng các công cụ, nền tảng giao tiếp khác nhau để tổ chức phỏng vấn trực tuyến hoặc tọa đàm trực tuyến. Phỏng vấn có thể dùng các công cụ miễn phí phổ biến do phụ thuộc vào đối tượng phỏng vấn như các hình thức video call. Nếu nhân vật quen với Zalo, Viber, Messenger…, phóng viên cũng phải chọn lựa theo vì không thể bắt họ cài mới ứng dụng phù hợp với yêu cầu của mình trong các điều kiện thời sự.
Riêng với việc thực hiện tọa đàm – đối thoại, vì tính chất của cuộc gặp gỡ - giao lưu nhiều người cùng một lúc nên tất cả phải dùng chung một nền tảng online. Những đài, kênh truyền hình lớn thường thuê bao các dịch vụ hội thoại trực tuyến với dung lượng đường truyền tốt để âm thanh hình ảnh chất lượng cao. Một số đài tận dụng các nền tảng dạy học online phổ biến như Zoom, Meet, Microsoft Team, Classroom v.v..

Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long chọn công cụ Meet của Google để tổ chức các buổi giao lưu tọa đàm phục vụ cho các chương trình chuyên đề, chương trình khoa giáo. MC của các chương trình này cũng đồng thời là người sẽ điều phối tín hiệu hình ảnh các “cầu” khách mời ngay tại phòng thu để đạo diễn hình xử lý tín hiệu đẹp nhất trên màn ảnh master trước khi lên sóng.
Do các nền tảng này không thiết kế chuyên biệt cho hoạt động truyền hình (mà thực chất là chỉ dùng cho hoạt động dạy học) nên kỹ thuật viên của Đài phải xử lý linh hoạt các source tín hiệu kết nối đồng thời từ các khách mời để cho kết quả hiển thị đẹp và phù hợp với tính chất “đàm luận”… Các nhân viên đồ họa cũng trổ tài trong việc thể hiện thêm các yếu tố văn bản và hình ảnh để chèn trong khuôn hình, tạo hiệu quả tiếp nhận tốt.
Làm tọa đàm truyền hình online, đa số các biên tập viên lo lắng nhất là gặp những khách mời, diễn giả khó tính. Nhà báo Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng phòng Chuyên mục Đài PT-TH Vĩnh Long kể rằng: “Trong việc tổ chức tọa đàm thông thường trước đây, việc chọn khách mời cho phù hợp nội dung là yêu cầu cực kỳ quan trọng, còn bây giờ, khi làm talkshow online thì ngoài yếu tố chuyên môn, tri thức của diễn giả, biên tập viên còn phải tính đến “khả năng công nghệ” của họ nữa. Ví dụ, nhiều vị giáo sư, tiến sĩ lớn tuổi rất giỏi chuyên môn, nhưng lại yếu về sử dụng các thiết bị, biên tập viên chúng tôi rất ngại đặt vấn đề yêu cầu cài thêm ứng dụng trên thiết bị cá nhân của họ”.
Nhưng cái khó nhất lại là chuyện xử lý khuôn hình - nữ nhà báo Phạm Hoàng Thy tâm sự - “Khi chúng tôi kết nối với khách mời, mỗi người đặt máy một kiểu khác nhau, hậu cảnh nhiều khi rất lộn xộn, góc máy thường chếch lên sàn nhà. Chúng tôi phải nhẹ nhàng ôn tồn nhờ diễn giả chỉnh sửa khung hình lại cho đẹp, cho phù hợp, đặc biệt là thay đổi hậu cảnh để tránh những chi tiết riêng tư gia đình bị đưa lên sóng”.
Không phải khách mời nào cũng thiện chí hỗ trợ để mình chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh từ xa như thế đâu, có người tỏ ra khó chịu, thậm chí giận dỗi đó - chị Thy cho biết thêm. Tất nhiên cũng có những khách mời rất chuyên nghiệp, họ hiểu nhanh yêu cầu của nhóm sản xuất và hợp tác rất tốt, nhưng số này rất ít.

Làm tọa đàm online gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng lại có một điểm hay là có thể “mời” được rất nhiều khách quý từ những không gian rất xa đài mà trước đây, theo cách làm cũ, các biên tập viên chưa bao giờ mời được họ. Một đài truyền hình ở miền Đông Nam bộ lâu nay khi tổ chức các chương trình tọa đàm – đối thoại, khách mời xa nhất của họ thường là những chuyên gia ở TP.HCM, nhưng hiện nay, khi làm talkshow online, họ có thể mời các chuyên gia giỏi đến từ Thủ đô Hà Nội.
VTV vẫn tổ chức tọa đàm online với khách mời khắp năm châu bốn biển. Và vì trong không khí cùng giãn cách xã hội, hầu hết các chuyên gia đều hỗ trợ nhà báo trong việc tổ chức sản xuất những chương trình online khi họ chỉ cần một chiếc điện thoại di động có kết nối Internet và ở bất cứ không gian nào.
Hóa ra, không phải sự thay đổi bắt buộc nào cũng là lựa chọn bất đắc dĩ đâu./.
Nguồn: Bài đang trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 25.10.2021
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận