Mấy vấn đề của công chúng phát thanh hiện đại
Trước đây khi đất nước chưa đổi mới, với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp nặng nề, các cơ quan báo chí dường như không quan tâm đến nhu cầu của công chúng. Công chúng sẵn sàng nghe chương trình một cách bị động, có gì nghe nấy không yêu cầu đòi hỏi gì đối với nhà sản xuất.
Hiện nay, mô hình thông tin đã có sự thay đổi. Trước khi phát hành một tờ báo hay cho ra đời một chương trình phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí đều phải dựa trên nhu cầu của công chúng tiếp nhận thông qua thư, các cuộc điều tra.... Công chúng tiếp nhận chương trình và họ có những sự phản hồi giúp cho cơ quan báo chí có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu chương trình không hay công chúng sẵn sàng loại bỏ để lựa chọn một kênh thông tin khác phù hợp vì họ có rất nhiều kênh để chọn lựa. Đối với thính giả đài phát thanh cũng vậy, bạn nghe đài cũng có nhiều thay đổi. Giờ đây, người nghe có những cách thức tiếp cận khác nhau và họ muốn có những chương trình ngắn gọn với những chi tiết chân thực, những người thật, việc thật với tiếng nói giản dị của họ.
1. Hoạt động nghe của công chúng phát thanh
Truyền thông radio có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với phương thức biểu đạt bằng lời nói là phương tiện chuyển tải thông tin và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh hoạ. Bản chất của quá trình tác động radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú. Đây là một quá trình liên tục mà qua đó chúng ta hiểu người khác và ngược lại.
Trên thực tế, công chúng phát thanh thường được chia làm mấy loại sau đây:
Nghe dò tìm: Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương trình cụ thể nào đó. Giai đoạn tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chương trình. Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được.
Nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời gian nhất định cho việc nghe đài hằng ngày.
Nghe có chọn lọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một phần của chương trình hay tin tức nào đó.
Nghe loáng thoáng, rơi rớt: chương trình radio chỉ là một yếu tố động chạm đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnh hưởng đến lĩnh vực nhận thức của người nghe.
Thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh không có khả năng nhìn được bằng mắt như trong trường hợp truyền thông trực tiếp. Người nghe không thể nhìn thấy những dấu hiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biêủ đạt bằng nét mặt, sử dụng tay để minh hoạ. Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cử chỉ không thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp. Bởi vậy, nếu những điều phát ra càng ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ càng tạo được sự cuốn hút đối với họ.
2. Sự lựa chọn của công chúng phát thanh
Đối với công chúng phát thanh, nhận được âm thanh là bước thứ nhất. Hiểu được ý nghĩa của âm thanh là bước thứ hai. Có thể hình dung quá trình này theo trình tự sau: Nhận rõ âm thanh, ý nghĩa của sự kiện; Hiểu sâu ý nghĩa của sự kiện nghe được; Tiến tới phân biệt giữa tin mới và tin cũ; Liên hệ giữa cái mới với kinh nghiệm bản thân; Diễn giải cái nghe được trong nhận thức; Tư liệu không đầy đủ được bổ sung bằng những cái nghe được. Do vậy, để tìm hiểu con đường và cách thức chuyển tải thông điệp nhanh nhất, hiệu quả nhất cần tìm hiểu thói quen lựa chọn của thính giả, thông thường qua năm cấp độ:
- Cấp độ thứ nhất là công chúng lựa chọn kênh truyền thông đại chúng nào. Nếu điều kiện sống, mức độ sống và trình độ văn hoá... khác nhau thì sở thích tiếp nhận không như nhau. Đời sống kinh tế nước ta còn nghèo. ở vùng sâu, vùng xa việc đi lại khó khăn nên dân ở đây phù hợp với phát thanh. Tuy nhiên mức độ nghe sóng đối với các chương trình không như nhau.
- Cấp độ thứ hai là khi lựa chọn kênh truyền thông, họ thích chương trình, chuyên mục, trang nào. Và trong các chương trình đó, công chúng thích tác động bằng hình thức nào. Nội dung, cách thức, khẩu khí của chương trình phụ nữ khác với thanh niên. Cách thức tác động cho công chúng trong nước khác với chương trình dành cho đồng bào Việt Nam xa Tổ quốc. Cùng sự kiện, nhưng góc độ tiếp cận khác nhau, ngôn ngữ, lời lẽ khác nhau... các thể loại, tiết mục nên phù hợp với sở thích công chúng.
- Cấp độ thứ ba là thời điểm phát sóng, thời gian phát hành. Đối với phát thanh, truyền hình phạm vi lựa chọn thời điểm phát sóng rất hạn chế. Trong 24 h có những thời điểm mà nhiều nhóm công chúng đều phù hợp nhưng không thể phát tất cả cùng một lúc, đòi hỏi có sự lựa chọn. Chương trình càng cụ thể hoá theo nhóm đối tượng bao nhiêu thì việc lựa chọn thời điểm phát càng khó khăn bấy nhiêu.
- Cấp độ thứ tư là công chúng thích nghe thể loại nào, hình thức nào. Mặc dù thể loại và phương thức tác động phụ thuộc vào tính chất thông tin và thời điểm phát sóng trong ngày, nhưng sở thích đó có thể biến đổi theo thời gian.
- Cấp độ thứ năm là công chúng đối tượng cụ thể thường hâm mộ chờ đón nhà báo nào, phong cách nào. Mỗi nhà báo nên thích ứng với một chương trình nào đó và tìm cách chiếm lĩnh công chúng, tạo phong cách riêng để góp phần làm chương trình phát triển thêm phong phú.
3. Công chúng phát thanh hiện đại
Thính giả ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia các chương trình phát thanh. Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những vấn đề được nêu ra. Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của thính giả. Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả. Đây chính là điều kiện để thính giả có cơ hội tham gia vào quá trình thực hiện chương trình. Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh bao giờ cũng tỷ lệ thuận với mức độ tham gia cuả họ. Có hai hình thức tham gia của công chúng:
Một là, tham gia một cách gián tiếp. Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy nghĩ với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào đó của họ như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu hỏi... và tên của họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất hiện trước công chúng.
Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình. Đó là được trao đổi, được phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp...
Điều được khẳng định qua thực tiễn là các chương trình mang tính giao lưu càng cao thì càng có sức lâu bền và càng có lượng người nghe đông bởi chính sự hấp dẫn của nó, và bởi vì một người nói trên đài sẽ có thêm không biết bao nhiêu người khác (là gia đình, họ hàng, bạn bè...) cùng đón nghe như trong thư các bạn nghe đài đã bày tỏ. Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh hiện đại là một cuộc trò chuyện với thính giả.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc sống, và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem. ở các đô thị lớn nước ta, đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi.
Truyền thông đại chúng ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển, mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Thực tiễn cho thấy: quá trình “Phi đại chúng hoá” các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ diễn ra với báo in mà còn mạnh mẽ hơn đối với phát thanh và truyền hình. Trước đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh, đài truyền hình lớn là VOA, CBS, ABC, NBC thì nay có hơn 70 đài truyền hình với hơn 100 kênh khác nhau, hàng trăm đài phát thanh.
Ngày nay, xu thế này đã tác động đến Việt Nam. Công chúng không chỉ nghe phát thanh mà họ tự lựa chọn các kênh thông tin khác để tiếp nhận. Vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đài phát thanh phải đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình. Công chúng báo chí và công chúng phát thanh từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận