Một số giải pháp thúc đẩy thực thi Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tại các cơ quan báo chí hiện nay
1. Hai yêu cầu mới đối với cơ quan báo chí trong thực thi Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025
Thực thi Quyết định 362/QĐ-TTg đòi hỏi các cơ quan báo chí cần phân khúc sâu thị trường báo chí - truyền thông hiện tại và thị trường báo chí truyền thông sau Quy hoạch, từ đó xác định lại giá trị, vai trò của từng sản phẩm báo chí, từng cơ quan báo chí đối với công chúng và xã hội.
Các cơ quan báo chí cần nghiên cứu, phân tích và phân khúc sâu nền báo chí Việt Nam
Việc nghiên cứu, phân tích và phân khúc tổng thể cho phép nhận diện thực trạng nền báo chí Việt Nam, thị trường mới, từ đó có chiến lược đổi nguồn lực trong hệ thống các thiết chế truyền thông của hệ thống chính trị song song với phát triển ngành công nghiệp truyền thông trong kỷ nguyên số hiện nay.
Quyết định 362/QĐ-TTg đã phân khúc nền báo chí Việt Nam theo 4 nhóm cơ quan chủ quản then chốt được xác định cụ thể, bao gồm: báo chí trung ương; báo chí của các bộ, ngành; báo chí địa phương; báo chí của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp nhà nước. Phân khúc thị trường báo chí - truyền thông căn cứ chủ yếu vào mục tiêu đáp ứng quyền tiếp cận thông tin báo chí, nâng cao sức mạnh (tinh, gọn, hiệu quả) của hệ thống các cơ quan báo chí ở Việt Nam theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
Cần phân khúc thị trường báo chí truyền thông một cách tổng thể với toàn bộ nền báo chí truyền thông Việt Nam và phân khúc chuyên sâu vào lĩnh vực báo chí, từ đó xây dựng chiến lược sắp xếp nguồn nhân lực báo chí truyền thông một cách bài bản, dựa trên cơ sở khoa học báo chí truyền thông. Việc phân khúc nên dựa trên ba trục chính: nhà sản xuất; hàng hoá - dịch vụ; công chúng - khách hàng. Bên cạnh đó, cần phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của nền báo chí, bao gồm: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực báo chí - truyền thông, môi trường pháp lý về quản lý, kinh doanh báo chí - truyền thông địa phương, quốc gia và quốc tế; quan hệ cung cầu và đặc thù công chúng truyền thông.
Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cho thấy 4 dòng sản phẩm báo chí với mức độ từ thấp đến cao được phân khúc rõ nét: 1. Sản phẩm báo chí đơn loại hình; 2. Sản phẩm báo chí tích hợp loại hình; 3. Sản phẩm báo chí - truyền thông đa phương tiện; 4. Sản phẩm báo chí - truyền thông đa nền tảng.
Các cơ quan báo chí cần xác định lại giá trị, vai trò của từng sản phẩm báo chí, từng cơ quan báo chí đối với công chúng và xã hội
Để xây dựng đề án quy hoạch và phát triển của mình, mỗi cơ quan báo chí cần xác định lại giá trị, vai trò của từng sản phẩm báo chí, từng cơ quan báo chí đối với công chúng và xã hội, tức là phải tái định vị thương hiệu cơ quan báo chí và sản phẩm báo chí sau Quy hoạch. Các bước quan trọng nhất cần làm để tái định vị thương hiệu báo chí bao gồm: (1). Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và thế mạnh sản phẩm dịch vụ… của cơ quan báo chí; (2). Xác định mục tiêu thương hiệu ; (3). Nghiên cứu công chúng và phân khúc thị trường; (4). Tái định vị thương hiệu.
Các cơ quan báo chí cần triển khai kịp thời các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ cho tái định vị thương hiệu của cơ quan và sản phẩm báo chí, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cần trả lời câu hỏi: Sau quy hoạch, cơ quan báo chí sẽ có tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi khác gì so với cơ quan báo chí vào thời điểm chưa sáp nhập? Cần tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, hội nghị để phân tích rõ vấn đề, thực trạng tổ chức, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó xác định đúng các tầng ý nghĩa và các yếu tố của thương hiệu cơ quan báo chí và sản phẩm báo chí. Các tầng ý nghĩa quan trọng nhất của thương hiệu cơ quan báo chí và các sản phẩm báo chí sau quy hoạch cần được làm rõ, bao gồm: thuộc tính của thương hiệu, lợi ích của thương hiệu, giá trị của thương hiệu, văn hoá thương hiệu, tính cách thương hiệu và người sử dụng (công chúng báo chí và nhà quảng cáo). Các yếu tố cơ bản của thương hiệu báo chí bao gồm: tên cơ quan báo chí hoặc sản phẩm báo chí; dấu hiệu, biểu tượng; câu khẩu hiệu; nhạc hiệu - hình hiệu; bản quyền.
Việc xác định đúng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi, thế mạnh thương hiệu là điều kiện tiên khởi cho các quyết định thay đổi về mục tiêu thương hiệu, từ đó xác định được mục tiêu, tiến trình xây dựng phát triển cơ quan báo chí theo Quyết định số 362/QĐ-TTg. Mỗi cơ quan báo chí đều có tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi riêng, do đó, dù Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 có mục tiêu chung, sẽ có sự khác biệt cụ thể đối với mục tiêu thương hiệu cơ quan báo chí cũng như mục tiêu quy hoạch và phát triển của từng cơ quan báo chí.
Một công việc không thể bỏ qua là nghiên cứu công chúng và phân khúc thị trường. Cần phân khúc công chúng theo 5 chiều: phân khúc địa lý; nhân khẩu xã hội học; nhu cầu tiếp cận và tiếp nhận thông tin/ sản phẩm báo chí; các chiều tâm lý công chúng; bối cảnh, tình huống tiếp cận và tiếp nhận sản phẩm báo chí truyền thông. Kết quả nghiên cứu đề tài “Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin Việt Nam hiện nay” (Mã số KX 01.10/16-20) của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho thấy: công chúng Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ truyền thông trên các nền tảng số, đặc biệt là tiếp cận thông tin, truyền thông trên mạng xã hội. Từ cơ sở kết quả nghiên cứu xu thế tiếp cận, tiếp nhận, nhu cầu, thị hiếu công chúng - khách hàng, cần phân khúc rõ thị trường của cơ quan báo chí là dòng sản phẩm báo chí truyền thông nào: đơn loại hình, đa loại hình, đa phương tiện hay đa nền tảng; hiện trạng, vấn đề đặt ra, từ đó xác định mục tiêu, mô hình toà soạn, quy trình tổ chức, sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông; tổ chức bộ máy, phương thức quản lý nội dung, cơ chế phối hợp, cơ chế tài chính, tổ chức tài chính hiệu quả.
2. Vấn đề đặt ra với cơ quan báo chí trong thực thi Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025
Trên cơ sở tiếp cận một số nghiên cứu về báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin, từ phân tích thực trạng triển khai Quyết định 362/QĐ-TTg, đã chỉ ra những khó khăn, chúng tôi nhận diện mấy vấn đề đặt ra sau đây:
Một là, vấn đề nhận thức đúng đắn về chủ trương của Đảng, mục tiêu, lộ trình quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc không phải là để “xử lý” báo chí mà nhằm nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức, quản lý báo chí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, độ “tinh nhuệ” của nền báo chí hiện đại, tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ chính của mỗi cơ quan báo chí theo đúng định hướng, theo đúng tôn chỉ mục đích, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của cơ quan chủ quản; khắc phục tình trạng dẫn lại, copy lại trên các báo điện tử; làm sống lại những nội dung báo chí chất lượng, chuyên sâu như báo chí chính luận, phản biện, phóng sự, điều tra, đặc biệt là trên các báo in, tạp chí in.
Hai là, vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học về các dòng sản phẩm báo chí chưa có trong nền báo chí cũ. Cần làm rõ lý luận về sản phẩm báo chí tích hợp, sản phẩm báo chí - truyền thông đa phương tiện, sản phẩm báo chí - truyền thông đa nền tảng. Cần nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Tạp chí điện tử, chẳng hạn: khái niệm, phân loại, so sánh với tạp chí in và báo điện tử, trả lời rõ câu hỏi về mô hình toà soạn, quy định về nội dung và phương thức tổ chức sản phẩm đầu ra được phép xuất bản ở cơ quan báo và cơ quan tạp chí. Hiện chưa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp khắc phục nhược điểm của nền báo chí cũ, đặc điểm và yêu cầu của nền báo chí sau quy hoạch, dẫn đến tình trạng còn lúng túng trong triển khai của cơ quan chủ quản và lãnh đạo cơ quan báo chí.
Ba là, vấn đề đổi mới quy trình tổ chức sản xuất và mô hình toà soạn hội tụ. Để thực thi mô hình tinh gọn, báo chí tích hợp, đa phương tiện và đa nền tảng, điều kiện tối cần thiết là việc đổi mới quy trình tổ chức sản xuất và xây dựng mô hình toà soạn hội tụ. Giai đoạn 2 trong lộ trình triển khai quy hoạch là 5 năm, là thách thức lớn về thời gian với một số cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo chí địa phương để đổi mới quy trình tổ chức sản xuất và mô hình toà soạn.
Bốn là, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho nền báo chí - truyền thông đáp ứng nguyên tắc và tính hệ thống của các thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề này đòi hỏi yêu cầu đồng bộ nhận thức, năng lực và nguồn lực tài chính của cả cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí.
Năm là, vấn đề nguồn lực và đào tạo nguồn lực ngành báo chí và các ngành truyền thông khác trong kỷ nguyên 4.0. Đây là thách thức lớn nhất trong lộ trình triển khai Quyết định 352/QĐ-TTg. Tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao và thừa nhân lực không đáp ứng được yêu cầu sau khi sắp xếp là khá phổ biến. Đặc biệt, cần giải quyết vấn đề liên quan đến đời sống của những người làm báo, những phóng viên, biên tập viên khi sáp nhập các đơn vị báo chí.
3. Giải pháp đổi mới mô hình, phương thức quản lý nội dung và quản trị toà soạn cơ quan báo chí
Như đã nêu trên, định vị và tái định vị thương hiệu báo chí và sản phẩm báo chí theo Quyết định số 362/QĐ-TTg tất yếu đòi hỏi phải đổi mới mô hình và phương thức quản lý nội dung, quản trị toà soạn cơ quan báo chí. Từ mục tiêu và cơ sở thực trạng năng lực, tiềm lực phát triển và quản lý của cơ quan báo chí đó, có thể xây dựng quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, mô hình tổ chức toà soạn và mô hình - nguyên tắc quản trị kinh doanh tương ứng với các khía cạnh của lý thuyết hội tụ như đã nêu trên. Ba lĩnh vực cần có nghiên cứu và đề xuất đổi mới, bao gồm: Quy trình tổ chức, sản xuất sản phẩm báo chí - truyền thông, Mô hình tổ chức toà soạn và Mô hình, nguyên tắc quản trị kinh doanh sản phẩm báo chí - truyền thông. Cơ sở lý thuyết căn bản là lý thuyết hội tụ đa phương tiện.
Thuật ngữ hội tụ biểu thị sự chuyển động cùng hướng về một điểm đến của “tập hợp những điểm phân biệt” (Meikle & Young, 2011). Trong lĩnh vực truyền thông, thuật ngữ này được sử dụng để “mô tả một loạt sự phát triển và biến đổi đa dạng xét trên các khía cạnh về kỹ thuật, công nghiệp, văn hóa, xã hội, không gian và chính trị”. H. Jebkins, trong bài báo khoa học đăng trên MIT Technology Review của Viện Công nghệ Masachusetts, Hoa Kỳ năm 2011 đã phân tích hội tụ bao gồm 5 khía cạnh: (1). Hội tụ công nghệ; (2). Hội tụ kinh tế; (3). Hội tụ xã hội và hữu cơ; (4). Hội tụ văn hoá; (5). Hội tụ toàn cầu.
- Hội tụ công nghệ
Dòng chảy thông tin số xuyên nền tảng do Internet tạo ra, dẫn đến sự mở rộng phương thức sáng tạo nội dung và mối quan hệ nội dung - con người). Cần có chuyển đổi số với tất cả các dữ liệu cho sản phẩm báo chí, truyền thông, xây dựng trung tâm dữ liệu, sử dụng các giải pháp công nghệ cho việc phân tích, xử lý, quản lý và sáng tạo nội dung trên nền tảng Internet. Nền tảng Internet, hệ thống dữ liệu lớn (big data) và hệ thống ứng dụng thành tựu công nghệ mới như: Internet vạn vận, trí tuệ nhân tạo… là điều kiện quan trọng cho hội tụ công nghệ. Tất cả cơ quan báo, tạp chí, kênh truyền hình (trừ cơ quan báo chí sản xuất sản phẩm báo chí đơn loại hình) đều có thể đổi mới mô hình toà soạn theo hướng hội tụ công nghệ. Tuy nhiên, ngoài điều kiện về cơ sở hạ tầng, tài chính, cần đáp ứng được yêu cầu tương thích về nguồn nhân lực sử dụng và quản lý công nghệ.
- Hội tụ kinh tế
Hội tụ kinh tế là sự hội tụ theo chiều ngang của ngành, lĩnh vực và định nghĩa những chuỗi giá trị mới. Chẳng hạn: hội tụ nội dung giữa ngân hàng tin tức, các sản phẩm báo chí và Nhà xuất bản Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam; sự hội tụ giữa Trung tâm tư liệu, văn kiện của các cơ quan báo Đảng, các cơ quan tạp chí khoa học với các nhà xuất bản, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam trong việc sản xuất nội dung xuất bản liên quan đến bản quyền dữ liệu. Hội tụ theo chiều ngang cho phép tạo ra các “chuỗi giá trị mới” tạo hướng phát triển kinh tế báo chí, truyền thông.
- Hội tụ xã hội và hữu cơ
Môi trường đa màn hình và đa tác vụ được tạo ra bởi hệ sinh thái thiết bị và sự kết nối giữa các nhóm người dùng (công chúng) khác nhau. Hội tụ xã hội và hữu cơ cho các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí những gợi ý về báo chí truyền thông đa màn hình, đa nền tảng, ý tưởng sáng tạo về tạo sự tương tác và kết nối với công chúng, và điều kiện tối thiểu là một bộ phận nghiên cứu phát triển hay trung tâm đổi mới sáng tạo được xây dựng trong cơ quan báo chí để thực hiện các dự án này.
- Hội tụ văn hoá
Những định dạng và nền tảng mới để sáng tạo bằng những công nghệ truyền thông qua các phương tiện khác nhau ở khắp các lĩnh vực và các nhóm người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự hội tụ trong văn hoá truyền thông và văn hoá tiêu dùng của công chúng. Quản lý nội dung và quản trị thương hiệu, quản trị kinh doanh báo chí, truyền thông phải chú ý đến kiểu hội tụ này.
- Hội tụ toàn cầu
Hội tụ toàn cầu cho phép công chúng/ người dùng sản phẩm báo chí thông qua sản phẩm báo chí được trải nghiệm như là một công dân trong ngôi làng toàn cầu. Chính vì vậy, hãy chú ý đến phạm vi lan toả, tác động và các yếu tố phản hồi của công chúng toàn cầu cần phải được hội tụ trong sản phẩm. Một tờ báo địa phương, thông qua dự án quản lý các nội dung thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế trên phiên bản báo mạng điện tử tối ưu hoá hội tụ toàn cầu.
Tác giả cuốn Supporting Business Modelling: A compropmise between Creativity and Constraints đề xuất mô hình kinh doanh bao gồm các mảng cơ bản: hoạt động, sản phẩm - dịch vụ, tài chính và khách hàng. Theo chúng tôi, một mô hình tổ chức toà soạn để tích hợp với mô hình quản trị kinh doanh báo chí truyền thông phải là mô hình tổng thể của 4 khu vực căn bản, bao gồm: khu vực hoạt động nghiệp vụ, khu vực sản phẩm - dịch vụ, khu vực công chúng - khách hàng và khu vực tài chính, với mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, theo mô hình sau đây:
Theo đó, Khu vực sản phẩm dịch vụ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề thuộc về giá trị của sản phẩm, dịch vụ, trên cơ sở định vị và quản trị thương hiệu cơ quan báo chí và sản phẩm/ dịch vụ đã nêu trên.
Quản lý nội dung chịu trách nhiệm chính trong quản lý Khu vực hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: (1). Hoạt động nghiệp vụ chính, bao gồm: sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm, đóng gói sản phẩm, dịch vụ; (2). Nguồn lực chính: Phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, biên kịch, kỹ sư công nghệ, thiết kế, đồ hoạ…; (3). Mạng lưới đối tác.
Khu vực tài chính quản lý cấu trúc chi phí và doanh thu của cơ quan báo chí. Một trong những khu vực cần chú sự chú trọng đổi mới trong mô hình toà soạn là Khu vực công chúng - khách hàng, bao gồm: Trung tâm nghiên cứu đổi mới và sáng tạo, bộ phận phụ trách Phân khúc thị trường và công chúng, quan hệ khách hàng và kênh phân phối. Sản phẩm đầu ra của Khu vực Công chúng - Khách hàng sẽ được gửi đến Khu vực Sản phẩm dịch vụ và Khu vực hoạt động nghiệp vụ, tạo cơ sở cho việc điều chỉnh các vấn đề thuộc về giá trị thương hiệu và các yếu tố cơ bản của thơng hiệu cơ quan và sản phẩm báo chí, từ đó tối ưu hoá các dòng sản phẩm. Trung tâm Nghiên cứu đổi mới và sáng tạo và kết quả hoạt động của nó sẽ tác động trực tiếp đến các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm tiêu chí cho sáng tạo nội dung, quy trình tổ chức sản xuất, phương thức hội tụ, nền tảng công nghệ hay cơ sở hạ tầng, tiêu chí chọn nhân lực thực hiện.
Quản trị toà soạn bao gồm việc quản trị tổng thể tất cả các lĩnh vực đã nêu trên, trong mối quan hệ tương tác giữa các khu vực và các thành tố trong từng khu vực đó. Yêu cầu của mô hình tổ chức toà soạn phải tạo cơ chế cho thực thi đổi mới về phương thức quản lý nội dung đa phương tiện, đa nền tảng và đổi mới nội dung, phương thức quản trị kinh doanh báo chí truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu quyết liệt về tự chủ tài chính ở cơ quan báo chí. Các quá trình quản trị cần có bao gồm: Quản trị nguồn nhân lực, quản trị thông tin và công nghệ, quản trị tài chính, quản trị các vấn đề môi trường, sức khoẻ và sự an toàn, quản trị các mối quan hệ đối ngoại, quản trị sự thay đổi và cải tiến, quản trị khủng hoảng, quản trị thương hiệu và hình ảnh.
Những điều kiện bối cảnh cho các giải pháp nêu trên bao gồm: (1). Nhận thức và tầm chiến lược của nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí: (2). Các cơ quan báo chí có phương án sắp xếp nguồn nhân lực một cách bài bản, công khai, minh bạch; (3). Đổi mới toàn diện lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông; (4). Tăng cường truyền thông giáo dục cho các nhà báo về ý thức chủ động học tập./.
___________________________________
Tài liệu tham khảo
1. Sparviero, Sergio, Peil, Corinna, Balbi, Gabriele (Eds.) (2017), Media Convergence and Deconvergence, Springer, ISBN 978-3-319-51289-1, p.3.
2. Đỗ Thị Thu Hằng (2014), Xây dựng thương hiệu sản phẩm báo chí: khái niệm, vai trò và các bước thực hiện, Tạp chí Người làm báo, Bộ mới số 78(369), tháng 11.2014.
3. Đỗ Thị Thu Hằng (2015), Giáo trình Tâm lý học báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Thị Thu Hằng (2017), Thị trường báo chí truyền thông Việt Nam - thực trạng và xu hướng phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 6.2017.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 1.2021
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; không ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thế nhưng, thời gian qua, các báo cáo nhân quyền, tôn giáo của một số nước phương Tây thường xuyên có nội dung xuyên tạc, vu cáo “chính quyền Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo”. Đây là sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, việc làm rõ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận