Bài dự thi "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới"
Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 3: Chung tay xây dựng “sức mạnh mềm” của dân tộc
Đối với Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng văn hóa tinh thần có nhiều nội dung, biện pháp, trong đó việc tập trung xây dựng văn học, nghệ thuật phát triển cần phải được xem là một giải pháp ưu tiên. Bởi việc này giúp ngăn chặn được sự tấn công của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.
Trong các bài trước, chúng tôi đã dẫn chứng và khẳng định, không phải đến bây giờ Đảng ta mới quan tâm lãnh đạo phát triển văn hóa tinh thần mà việc ấy được thực hiện ngay từ khi chưa giành được chính quyền.
Trò chuyện với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, trong thư gửi các đại biểu tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai tổ chức từ ngày 16 đến 20-7-1948 ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng. Từ ngày chính quyền dân chủ thành lập đến nay, các nhà văn hóa ta đã cố gắng và đã có thành tích. Song từ nay trở đi chúng ta cần phải xây dựng một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân”.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, với tầm nhìn xa trông rộng và kiến thức uyên bác, ngay từ những ngày đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại, kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa-xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.
Quá trình lãnh đạo của mình, Đảng ta luôn có những nhận định, đánh giá hết sức đúng đắn, khách quan và đặt ra định hướng, mục tiêu phát triển của văn hóa nói chung và văn hóa tinh thần nói riêng phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng giai đoạn. Điều ấy được tựu trong các văn kiện của Đảng. Một trong những chủ trương đúng đắn thể hiện tư duy lý luận về văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn cách mạng mới là ngày 14-1-1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VII “Về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt”, lần đầu đưa quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” và ngày 16-7-1998, Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII ra Nghị quyết số 03-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Chủ trương của Đảng là thế và thực tế thì Nhà nước cũng có nhiều cơ chế, chính sách và đầu tư kinh phí để phát triển văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, nhìn sâu vào thực tế, nhiều nhà khoa học cho rằng, văn hóa tinh thần của nước ta chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành “sức mạnh nội sinh”. PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra mấy nguyên nhân cơ bản khiến văn hóa tinh thần chưa có những bứt phá rõ rệt.
Một là, nguồn nhân lực chuyên trách về xây dựng văn hóa tinh thần còn ở mức độ, chưa theo kịp sự phát triển của khoa học-công nghệ và diễn biến xã hội. Hai là, công tác quản lý văn hóa tinh thần còn có những yếu kém, dẫn đến việc các hoạt động văn hóa không được kiểm soát chặt chẽ, dễ bị lợi dụng hoặc biến tướng. Điều này khiến cho hiệu quả đầu tư vào văn hóa tinh thần không được phát huy. Ba là, do sự thay đổi nhanh chóng của xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong lối sống và giá trị văn hóa. Nhiều giá trị truyền thống không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, dẫn đến việc chúng bị lãng quên hoặc thay thế bởi các giá trị mới. Bốn là, sự xâm lăng văn hóa và tiếp biến văn hóa trong thời công nghệ số diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn nên khiến con người dễ lãng quên văn hóa gốc, sống lệch chuẩn...
Để tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển văn hóa, coi văn hóa tinh thần là một động lực để xây dựng Việt Nam giàu mạnh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, theo PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, ngoài việc không ngừng tổ chức đánh “giặc nội xâm”, chống hình thức lãng phí, chống chủ nghĩa cá nhân trong lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển đất nước thì Đảng cần quyết liệt hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo ngành văn hóa chủ động hoạch định, thiết kế cơ chế, chính sách, các đề án, dự án mang tính chiến lược, dài hơi với các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và tránh hình thức, lãng phí.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh, cần có chính sách đặc thù để đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển văn học, nghệ thuật và thúc đẩy văn hóa đọc sâu rộng trong toàn xã hội, kiên quyết loại bỏ thói bắt chước trong phát triển văn hóa. Trước hết, Đảng cần đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động, thuyết phục trong lãnh đạo lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Công tác tuyên truyền cần đi trước một bước, chủ động nắm sát diễn biến tư tưởng, tâm trạng trong Đảng và nhân dân, nhất là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nói riêng và đội ngũ những người làm công tác văn hóa, văn nghệ nói chung, từ đó định hướng tư tưởng đúng đắn, kịp thời trước những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của đời sống tư tưởng-văn hóa trên thế giới cũng như trong nước; dự báo trước các vấn đề tư tưởng đã, đang và sẽ nảy sinh để có phương pháp lãnh đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả. Cách thức tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng, miền trong cả nước.
Tăng cường đối thoại, tương tác, cùng lắng nghe, cùng thấu hiểu, tôn trọng ý kiến phản biện mang tính xây dựng. Thường xuyên nắm bắt chính xác dư luận xã hội để có những giải pháp định hướng đúng đắn, kịp thời, phát huy mặt tích cực, mặt đồng thuận, hạn chế những tác động tiêu cực, trái chiều. Tiến hành công tác tuyên truyền và cách thức tuyên truyền thông qua báo chí, xuất bản phẩm, tuyên truyền miệng, qua internet, các phương tiện truyền thông xã hội...; xây dựng những kênh thông tin có uy tín trên môi trường mạng vừa bảo đảm tính tin cậy của cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, vừa thân thiện, lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, nhất là cộng đồng mạng.
Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan văn hóa, văn nghệ phải có tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn, cống hiến tài năng, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; nghiêm khắc với chính mình, giữ vững nguyên tắc dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch trong công việc, nhất là trong việc sử dụng và đánh giá cán bộ. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành, nhân văn, tiến bộ.
Bàn về các giải pháp xây dựng và phát huy “sức mạnh mềm”, ngoài giải pháp tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua đổi mới phương thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về văn hóa tinh thần; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng biện pháp đưa nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới giáo dục tư tưởng, phát huy vai trò của báo chí chính thống; theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, cần tích cực thúc đẩy phong trào xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh thông qua phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, báo chí. Đặc biệt là trong tuyên truyền, phản bác luận điệu sai trái. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bồi đắp tinh thần đoàn kết, trách nhiệm; xây dựng không gian mạng lành mạnh, lan tỏa giá trị văn hóa tích cực. Cùng với đó, cần tận dụng tốt những mặt tích cực của khoa học-công nghệ và mạng xã hội trong đấu tranh tư tưởng. Thường xuyên phát huy những ưu điểm của lực lượng dư luận viên, báo chí chính thống để định hướng thông tin. Đầu tư chuyên biệt để tạo ra các sản phẩm truyền thông hấp dẫn, có sức lan tỏa, đấu tranh trực diện với các luận điệu sai trái.
Bên cạnh những giải pháp lớn mà các nhà khoa học đưa ra, chúng tôi, những người viết bài này cho rằng, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, của trí thức, văn nghệ sĩ trong phát triển văn hóa tinh thần. Bởi thực tế cho thấy, không ít văn nghệ sĩ là “người của công chúng” nhưng lại dính vào các vụ việc gây dư luận xấu. Hình ảnh những “người của công chúng” quảng cáo hàng giả, tiếp tay cho làm ăn phi pháp, thậm chí có các tác phẩm mà tính tư tưởng "đung đưa", ám chỉ, dụng ý xấu sẽ khó lòng được xã hội ủng hộ. Các văn nghệ sĩ, những chủ thể phát triển văn hóa tinh thần cần nhận thức rõ trách nhiệm xã hội, nêu gương tốt thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống và chấp hành pháp luật để tạo ra sức hút, sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực đến mọi tầng lớp công dân trong xã hội.
Chúng tôi cũng cho rằng, trong bất luận hoàn cảnh nào, để xây dựng được văn hóa tinh thần lành mạnh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thì cán bộ, đảng viên cùng các văn nghệ sĩ cần triệt để thực hiện phương châm “làm gương, đi trước” trong chấp hành kỷ cương phép nước, kiên quyết chống những biểu hiện vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; cá tính sáng tạo, tự do nghệ thuật không được đi ngược lại lợi ích chung, trái với quy định của Đảng, Nhà nước; đi đầu trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, thù địch, thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh, không để các thế lực thù địch, phản động “tác động chuyển hóa”, các phần tử cơ hội chính trị lôi kéo.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 29/03/2025
Bài liên quan
- Nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về Công đoàn Việt Nam
- Đấu tranh phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội chống phá cách mạng Việt Nam
- Phát huy trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
- Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 2: Nhiễm virus văn hóa độc hại, phá bỏ tương lai, làm ô tạp văn hóa dân tộc
- Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 1: Những giá trị to lớn của “sức mạnh mềm”
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 (2024 - 2025), phát động Cuộc thi viết lần thứ 5 (2025 - 2026)
Trước giờ khai mạc, khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội rực rỡ ánh đèn, không gian trang trọng và ấm cúng, phản ánh tầm vóc và ý nghĩa sâu sắc của chương trình tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4 (2024 - 2025), phát động Cuộc thi viết lần thứ 5 (2025 - 2026), diễn ra vào 20 giờ ngày 15-5.
Nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về Công đoàn Việt Nam
Nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về Công đoàn Việt Nam
Trải qua gần một thế kỷ xây dựng và lớn mạnh, Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò “là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động”, “đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”. Thế nhưng, với mưu đồ phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã bịa đặt, xuyên tạc sự thật hiển nhiên về những thành tựu và đóng góp to lớn của Công đoàn Việt Nam. Bài viết nhận diện và phê phán các quan điểm sai trái, thù địch về Công đoàn Việt Nam, từ đó có những biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống chính trị nước ta hiện nay.
Đấu tranh phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội chống phá cách mạng Việt Nam
Đấu tranh phòng, chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội chống phá cách mạng Việt Nam
Những năm qua, với tinh thần dân chủ, cởi mở, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân đã phát huy vai trò phản biện xã hội, tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống chính trị đất nước, hiện thực hóa quyền làm chủ, dân chủ trực tiếp của nhân dân trong thực tế. Tuy nhiên, trong dòng chảy chung ấy, vẫn có một số phần tử không hiểu, hoặc cố tình không hiểu về bản chất, mục tiêu của phản biện xã hội, chủ ý lợi dụng hoạt động này để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Dù chỉ là thiểu số, song những luận điệu này cũng gây tác hại nhất định đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nhận diện và đấu tranh làm thất bại những luận điệu phản động này là việc làm cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Phát huy trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Phát huy trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Ðảng. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó, cấp ủy các cấp là hạt nhân tiên phong, tập hợp, hướng dẫn và đi đầu. Bài viết phân tích vị trí, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cấp ủy các cấp trong công tác này.
Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 3: Chung tay xây dựng “sức mạnh mềm” của dân tộc
Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị - Bài 3: Chung tay xây dựng “sức mạnh mềm” của dân tộc
Văn hóa tinh thần có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia, dân tộc và được ví như “sức mạnh mềm” trong thời kỳ phát triển cạnh tranh gay gắt. Nó giúp xác định, duy trì các giá trị, niềm tin, quy tắc đạo đức, pháp luật. Nó giúp thúc đẩy con người thay đổi ý thức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các giá trị tích cực, hình thành tư duy, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, xây dựng nhân cách, biết tôn trọng người khác, phát triển kỹ năng giao tiếp và nhân cách toàn diện. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nếu xây dựng được nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc và phong phú, giàu nhân văn, nhân ái sẽ tạo ra môi trường để con người, xã hội thể hiện bản thân, khám phá ý tưởng mới và phát triển các hình thức nghệ thuật, văn hóa mới.
Bình luận