Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Chức vụ lãnh đạo phải gắn liền với uy tín
Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người quản lý, lãnh đạo phải thực sự tiêu biểu về trình độ, năng lực, đạo đức, uy tín trước tập thể. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, không phải cứ có chức vụ là mặc nhiên đã có uy tín tương xứng. Đương nhiên, khi một cán bộ, đảng viên được bổ nhiệm chức vụ thì tổ chức và cấp trên đã xem xét, cân nhắc năng lực, uy tín của người đó. Song, trên thực tế đã có những trường hợp cán bộ được cất nhắc mà uy tín chưa hẳn đã tương xứng. Nghĩa là, uy tín đó chưa chắc đã được hình thành từ những phẩm chất, năng lực và sự dày công phấn đấu thực sự, nó trái ngược với uy tín chân thực, nhưng lại được ngộ nhận là uy tín. Do uy tín giả tạo khéo được che đậy, cho nên họ cũng được “tiền hô hậu ủng”, thậm chí được cấp dưới, tập thể và dư luận tung hô, tán thưởng. Thế nhưng, đến khi những câu chuyện sai phạm, tiêu cực bị phanh phui thì dư luận lại quay lưng chê bai, miệt thị. Khi đó, các thế lực thù địch sẽ thừa cơ chĩa mũi nhọn vào xuyên tạc và quy chụp thành bản chất của Đảng, của chế độ.
Về nguyên tắc, uy tín phải tương xứng với chức vụ để người cán bộ có thể làm tròn chức phận của mình. Bởi vì nếu uy tín không tương xứng với vị trí công tác thì không thể tác động, thuyết phục, cảm hóa người khác phục tùng một cách tự giác. Khi đó, tất yếu sẽ dẫn đến sự trì trệ trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Cho nên uy tín của cán bộ, đảng viên phải được hình thành từ chính những phẩm chất, năng lực của từng người. Uy tín đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, đặc biệt là từ thực tiễn công tác.
Mặc dù là uy tín giả tạo, song không phải ai cũng có đủ dũng khí để thẳng thắn chỉ mặt, gọi tên và đấu tranh ngăn chặn nó. Thực tế, có không ít người từng lầm tưởng rằng, khi được giao nắm giữ chức vụ là bản thân mình đã có uy tín tuyệt đối. Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học, uy tín của người lãnh đạo là kết quả của sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, từ đó lan tỏa và thuyết phục người khác. Quá trình này bao giờ cũng tuân theo những quy luật chung, quy luật đặc thù về sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó, hoạt động thực tiễn quản lý, lãnh đạo có vai trò quyết định. Đó là uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên và khác hoàn toàn về chất với uy tín giả.
Củng cố, giữ gìn uy tín chân thực là ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Cho dù uy tín giả được hình thành bằng con đường nào, biểu hiện của nó ra sao thì cũng đều trái với những giá trị xã hội đích thực. Vì vậy, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là cuộc chiến chống giặc nội xâm-chống kẻ địch bên trong rất nguy hại. Song, việc nhận diện và tẩy trừ nó là quá trình làm trong sạch nội bộ kiên trì, bền bỉ, thậm chí lâu dài, cùng với quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Quá trình đó trước hết phải được vận hành ở ngay trong từng cán bộ, đảng viên. Cũng trong bài phát biểu tại phiên họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13-3-2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý: “Đừng nhìn gà hóa cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”. Uy tín giả được ngụy tạo bằng nhiều thủ thuật khác nhau. Cho nên phòng, chống, loại bỏ nó ra khỏi đời sống chính trị, xã hội phải bằng nhiều biện pháp, cách thức.
Trước hết, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, cần đề cao hàng đầu tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức”(1). Vì những hành vi đó cũng là nguyên nhân tạo ra các biến thể độc hại của uy tín giả. Cho nên, chống chủ nghĩa cá nhân, tu dưỡng và thực hành đạo đức cách mạng cũng là đẩy lùi uy tín giả. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng giáo dục, phát huy tinh thần “7 dám”, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, công chức. Đây cũng là khâu “then chốt của then chốt”, là lấy xây dựng, bảo vệ uy tín đích thực để phòng, chống uy tín giả. Vì vậy, chúng ta cần có quyết tâm cao trong việc "gạn đục khơi trong" bộ máy từ cơ sở. Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả cũng chính là nội dung, biện pháp phòng, chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
Trước những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới, ngày 25-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ. Quy định này chỉ rõ: Kiên quyết chống "độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân... đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác”. Cho nên độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân là những điều cần phải ngăn chặn. Từ đó củng cố, giữ gìn uy tín của người lãnh đạo, quản lý và uy tín của Đảng. Một trong những nội dung, biện pháp thiết thực để ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện triệt để nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Vì nguyên tắc này sẽ trực tiếp củng cố, giữ gìn uy tín của cán bộ, đảng viên; đồng thời là công cụ hữu hiệu để phát hiện, loại trừ những biểu hiện giả danh uy tín, đạo đức từ trong nội bộ và ở ngay trong từng cá nhân.
Vì vậy, tự phê bình và phê bình phải tránh nể nang, khoan nhượng và thỏa hiệp với những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, uy tín giả hiệu. Tự phê bình và phê bình phải được cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, đi vào thực chất, tránh hình thức. Cùng với đó là thường xuyên kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng từ cơ sở. Đây là bước đi chủ động, góp phần ngăn chặn từ xa, xử lý từ sớm những biểu hiện tiêu cực, thúc đẩy sự hoàn thiện uy tín của cán bộ, đảng viên. Trong đó cần tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bước của công tác cán bộ. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền”(2). Từ đó chúng ta loại bỏ được các hiện tượng giả danh uy tín, đồng thời bố trí, sử dụng được cán bộ có đủ đức, tài và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tóm lại, uy tín giả có thể ví như một loại virus nguy hiểm ở những cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân. Do đó, nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu và mạnh dạn sửa chữa khuyết điểm để loại bỏ uy tín giả, tự làm trong sạch mình luôn là nét đặc trưng về bản chất, truyền thống của Đảng. Song, nhận diện, đẩy lùi uy tín giả phải hết sức quyết liệt, tỉnh táo và tinh tường. Chống uy tín giả cũng là xây dựng, củng cố, bảo vệ uy tín đích thực của cán bộ, đảng viên và uy tín của Đảng. Từ đó góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc vai trò lãnh đạo của Đảng.
(hết)
____________________________________________________
(1), (2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.184, 190.
Nguồn: Bài đăng trên báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 19/10/2024
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
- Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước
- 4 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 5 Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
- 6 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận