Người sáng lập nền Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thú vị hơn, ngày 21.6 năm nay trùng hợp kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Đó là ngày 5.6.1911, Nguyễn Tất Thành với danh xưng là Văn Ba lên tàu đô đốc Latouche - Trevile tại bến Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình dài ba thập kỷ đi qua 28 quốc gia. Bác kính yêu của chúng ta trở về nước vào ngày 28.1.1941 và hôn lên nắm đất Tổ quốc tại tỉnh Cao Bằng rừng trắng hoa mơ - ngày hồi hương của Bác năm nay tròn 80 năm.
Lịch sử Báo chí Việt Nam ra đời từ ngày xuất bản tờ Gia Định báo, đó là năm 1865; có thể coi đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta do Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của phụ trách. Hai ông là những nhà báo Việt Nam đầu tiên. Khi Pháp đã xâm lược toàn bộ Việt Nam (1833-1884), nước ta lần lượt xuất hiện những tờ báo tiếng Việt, nhưng do người Pháp cầm trịch. Vào thập kỷ 1920 đến khoảng giữa thập kỷ 1930, trên cả nước có khoảng 150 tờ báo, tạp chí, tập san xuất bản định kỳ. Giữa năm 1927 xuất hiện tờ báo Tiếng Dân do nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Ngày 21.6.1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc sáng lập, trực tiếp chỉ đạo tờ báo Thanh Niên ra đời (xuất bản tuần) và được bí mật chuyển về nước.
Báo Thanh Niên chỉ tồn tại đến năm 1929, nhưng đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3.2.1930. Báo Thanh Niên do Bác Hồ sáng lập, mở ra thời kỳ mới trong việc phát triển nền báo chí cách mạng có được đến hôm nay. Đó là thời kỳ tạo dựng, phát triển nền báo chí cách mạng, độc lập và sáng tạo vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do dân, vì dân trong kỷ nguyên mang tên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Hai tờ báo đầu tiên của Đảng ta là Tạp chí Đỏ và tờ Tranh Đấu. Tạp chí Đỏ ra ngày 5.8.1930. Mười ngày sau đó, tờ Tranh Đấu ra đời (15.8.1930). Về sau lần lượt ra đời là các tờ Cờ Giải Phóng, Độc Lập, Cứu Quốc, Nhân Dân cùng nhiều tờ báo, tạp chí khác tồn tại, phát triển cho đến hôm nay là một đội ngũ điệp trùng với 779 tờ báo, tạp chí (báo in, báo nói, báo hình và điện tử) cùng trên 27.000 hội viên nhà báo Việt Nam, bắt nguồn từ tờ báo kỳ diệu – Thanh Niên, suối nguồn cách mạng.
Nhớ Người, không chỉ có báo Thanh Niên mà còn là nhớ về sự nghiệp báo chí Việt Nam do Người sáng lập, tạo dựng. Giữa núi ngàn Việt Bắc chiến khu thời trận mạc 9 năm trường kỳ, Bác chỉ thị thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam); Bác chỉ thị mở lớp học báo chí mang tên Huỳnh Thúc Kháng tại xóm Bờ Rạ (Đại Từ, Thái Nguyên) cùng hai lần viết thư động viên, thăm hỏi học viên. Đến thăm, nói chuyện với Đại hội lần thứ II và III của Hội Nhà báo Việt Nam cùng những chuyến thăm hay gửi thư cho các tờ báo… Những tác phẩm báo chí ngắn gọn, súc tích của Người với nhiều bút danh khác nhau, mang sinh khí văn hóa mới: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng đã đi vào thực tiễn đời sống xã hội đương đại.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới, hiện thân Bài ca Tự do của thế kỷ XX xuyên thế kỷ XXI. Công lao của Người tựa trời cao biển rộng, mênh mang hồn non nước nhưng Bác kính yêu của chúng ta chỉ nhận là một người có duyên nợ với báo chí. Sự khiêm nhường của Người cũng vĩ đại như sự nghiệp 79 mùa xuân của Người - lung linh, sống động, lan tỏa từ thế hệ này sang thế hệ khác không chỉ của làng báo mà cả trăm triệu người non sông nước Việt yêu dấu.
Kính thưa Bác, kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; nhớ về tờ báo Thanh Niên do Bác sáng lập, tạo dựng đi xuyên thế kỷ, các thế hệ con, cháu, chắt làm báo của Người nguyện suốt đời học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, xứng đáng “Tờ báo là ngọn cờ cách mạng, cán bộ báo chí là chiến sĩ”. Trước mắt, là đồng hành một cách xứng đáng cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước trong thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chống đại dịch Covid-19 thắng lợi./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo ngày 21.6.2021
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 3 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 4 Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận