Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và cuốn sách "Đi hoang qua miền hoa lệ"
Đỗ Doãn Hoàng sinh ngày 1.1.1976 dưới chân núi Ba Vì, xã Ba Trại, huyện Ba Vì; quê gốc anh ở làng cổ Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Anh được biết tới nhiều nhất qua những thiên phóng sự có nhiều khám phá độc đáo, giàu sức chiến đấu bảo vệ công lý và giàu giá trị nhân văn. Đi vài chục quốc gia, xuất bản hơn 30 đầu sách, làm dự án bảo vệ môi trường, đi cả nước, cả nhiều trường đại học để giảng dạy, Đỗ Doãn Hoàng có một sức viết… khủng khiếp.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Đỗ Doãn Hoàng đã từng làm việc cho một số cơ quan báo chí như Báo Thanh niên, Báo An ninh Thế giới, Báo Lao động. Hiện anh đang công tác tại Báo Điện tử Dân Việt/Nông Thôn Ngày nay.
Doãn Hoàng viết như để trải lòng cùng độc giả: “Tôi đã sống, hoài niệm và viết về họ trên một vài chặng đường đời không dễ gì và cũng không nên bị bỏ qua. Dù người thích cảnh vẻ thanh tao thì gọi đó là những phóng sự về các câu chuyện “dưới rốn”. Và ai đó còn nhuộm lên chúng một màu vàng úa, rồi gọi đó là sắc diện của các trang báo lá cải” (trích: Vài lời với kẻ “Đi hoang qua miền hoa lệ” của Đỗ Doãn Hoàng).
Đỗ Doãn Hoàng kể chuyện giản dị, đi và viết giản dị, không mấy khi thấy anh bơi giữa dòng đời mà phải luồn lách đánh võng hay tán nhỏ thành to, rồi bình luận đao to búa lớn. Điều đó đã tạo nên vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng và cả cốt cách, đẳng cấp của cây viết phóng sự Đỗ Doãn Hoàng. Tác giả giãi bày khi đi lạc vào miền hoa lệ: “...Nếu bạn biết cúi xuống và lắng nghe thì không có ai là tẻ nhạt trên đời. Ở góc độ nhân văn, không ai thay thế được ai... Trong những đêm phố xá hoa lệ, tôi đã đi hoang cùng những con người chập chờn trắng đen, thiện ác ấy. Tôi viết lại tất cả, để rồi băn khoăn tự hỏi: Không lẽ mình đã mang ít nhiều hoang tưởng trong việc này?” (lời tác giả ở đầu mỗi tập sách).
Bạn đọc biết đến anh, đồng nghiệp nể phục anh khi được biết, đến nay nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã xuất bản 30 đầu sách gồm bút ký - phóng sự, truyện ngắn, truyện dài. Chỉ tính riêng năm 2021, anh đã xuất bản 3 cuốn gồm: Đi qua miền hoa lệ (2 tập); “Tôi đã sống bằng trái tim người khác”... Trước đó, anh nổi tiếng với nhiều phim, phóng sự tài liệu đoạt giải Quốc gia, công chiến trên Truyền hình Việt Nam; loạt phim về thực phẩm bẩn - phát sóng trên O2TV (tác nghiệp hiện trường, MC); Ký sự dài tập: Hành trình đến Tam Giác Vàng. Viết kịch bản và lời bình phim tài liệu: “Thang đá ngược ngàn” (Huy chương Vàng/ Cánh Diều vàng, Hội Điện ảnh Việt Nam)... 5 lần đoạt giải Báo chí Quốc gia. Giải Nhà báo xuất sắc về điều tra chống nạn săn bắn và mua bán động vật hoang dã (2015 - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ENV cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Tổ chức Freeland trao tặng). Giải Nhất Báo chí “Toàn cảnh cuộc khủng hoảng hoang dã” VIEWS 2020; Giải báo chí Quốc gia năm 2021...
(Nhiều phim tài liệu, khoa học, phóng sự mà anh là “nhân vật nhà báo cứu người, giải oan cho các thân phận thiệt thòi” đã đoạt Huy chương vàng Liên hoan Truyền hình toàn quốc, tiêu biểu là hai phim nổi tiếng: “Tìm lại gương mặt người” (Đài Cao Bằng, đạo diễn Tạ Hoài Phương), “Nửa thế kỷ thầm lặng” (Đài Phú Thọ). Hai phim Đoạt Huy chương vàng này, đều là tổng kết và xúc cảm trên thân phận những người mà Đỗ Doãn Hoàng đã viết bài, kiến nghị, kêu gọi, cứu giúp, rồi chính anh thành “nhân vật” trong đó, thậm chí, ông Nguyễn Xước Hiện (Nửa thế kỷ thầm lặng) còn oan khuất cả một đời, sau các phóng sự và các cuộc “đấu tranh” nảy lửa vài năm ròng, lên đến tận các bộ trưởng, các lãnh đạo tỉnh. Cuối cùng, ông Hiện đã được phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND).
Ngoài ra, Đỗ Doãn Hoàng nhận được khoảng hơn 30 giải thưởng báo chí, văn chương trong nước; trong đó có nhiều giải Nhất, giải Nhì, giải Ba... Anh còn tham gia giảng ở khóa tập huấn về báo chí điều tra tại Thái Lan (tháng 5.2018), Hội Nhà báo Việt Nam và tổ chức Fojo Media Institute của Thái Lan mời. Tập huấn về điều tra chống buôn người cho các nhà báo Việt Nam với sự tham gia của Chương trình hành động của Liên hợp quốc về chống buôn bán người tại Việt Nam (UN-ACT) với đại diện của Fojo và các quan sát viên của Lào, Campuchia... Đặc biệt, anh vinh dự khi đã hai lần là đại biểu chính thức (với tư cách nhà báo), được mời sang Nam Phi điều tra về săn bắn, giết hại, buôn bán sừng tê giác và ngà voi; là nhà báo duy nhất được mời “gặp gỡ” Hoàng tử Anh khi ông sang Việt Nam; là người Sứ quán Anh được mời phỏng vấn độc quyền tỷ phú lừng danh Richard Branson khi ông đến TP HCM vận động các doanh nghiệp bảo vệ môi trường...
Điều hạnh phúc nhất anh có được trong cuộc đời của người làm báo đó là anh đã đến mấy chục quốc gia/vùng lãnh thổ và viết bài, làm việc, hợp tác quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến báo chí.
Anh tâm niệm, “mỗi lần xông vào các đề tài nóng, có phản hồi tích cực, có sự thay đổi tích cực, công lý được thực thi... là hai chữ Nghề Báo lại ngân rung trong tôi. Tôi thấy ngòi bút thật sự có sức nặng. Sức nặng ấy có từ việc nhà báo, tận tâm can, coi việc làm được gì đó hữu ích cho cuộc đời chính là thước đo phẩm cách của một ngòi bút”. Trong 2 tập sách mới xuất bản đầu năm 2021 “Đi hoang qua miền hoa lệ” mà tác giả muốn giới thiệu tới độc giả, Doãn Hoàng viết: “... Qua lớp sương mờ của kí ức, với ước muốn hướng tới cái giá trị nhân văn người với người, thì chẳng có lý do gì để tôi giấu giếm các trải nghiệm khác lạ kia... chúng là báo chí và sự dấn thân - tại sao không? Chúng là góc khuất của Đời, cũng có khi vì thế mà chúng đẹp tê tái và lại còn đáng lưu giữ hơn...”.
Để rồi lật giở từng trang phóng sự điều tra, từng mảnh ghép cuộc đời cứ thế lộ ra muôn màu tốt - xấu, đục - trong. Tác giả đã gọi các cuộc mua bán dâm ngoài đảo miền Tây Nam Bộ, rồi vùng giáp ranh đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Campuchia với những chiếc giường và các thân phận người không bút mực nào tả tiết là: “Những cỗ quan tài trải đệm”. Rồi tác giả vạch trần tội ác của những kẻ bệnh hoạn, tội lỗi qua “Quỷ ấu dâm ngoại quốc”, cả nạn trẻ em đường phố bị xâm hại tình dục, anh và các cộng sự thức trắng nhiều đêm, thu thập tài liệu và đưa hàng chục đối tượng vào tù. Nạn ma túy đá xuất hiện cùng với những thảm án, trọng án được tác giả phản ánh qua tác phẩm “Những tín đồ quỷ ám”.
Từ tác phẩm báo chí, Đỗ Doãn Hoàng đã lật tẩy tội ác và phơi bày những sự thật khó tin. Nhưng đọng lại ở sau mỗi tác phẩm của anh đó là tấm lòng nhân văn, anh xót thương cho những phận người hẩm hiu. Anh thấy “nhục” khi phụ nữ Việt đi “buôn phấn bán hương nơi xứ người” và anh đau với nỗi đau nhân loại khi tiếp cận và viết loạt phóng sự điều tra về “xâm hại tình dục trẻ em nam ở Hà Nội”. Anh đến nhà Đại biểu Quốc hội, vào Quốc hội gặp Chủ tịch UBND TP Hà Nội để đưa tài liệu và kiến nghị, cần vào cuộc, loại trừ cái ác. Cuối cùng, Đỗ Doãn Hoàng đã thành công.
Trong 2 tập sách phóng sự - điều tra “Đi hoang qua miền hoa lệ”, bạn đọc thật sự ấn tượng với các loạt bài dài kỳ và khốc liệt: “Vượt biên bán bào thai - tận cùng thảm kịch”, “Quái kiệt nhà giam” và “Chợ gái Việt” - thiên đường nằm cùng địa ngục… Từ đó, Đỗ Doãn Hoàng đã cho độc giả biết rõ thêm khi xâm nhập thế giới ngầm “Gái gọi sinh viên”... hay “2.000 ngày theo dấu “Quỷ ấu dâm ngoại quốc”, “Sài Gòn - bí mật của những đêm thức trắng”… - tất cả đã phơi bày một sự thật đến rợn người với đủ các kiểu tệ nạn đáng sững sờ thời nay. Sức lôi cuốn hấp dẫn kỳ lạ của tập phóng sự - điều tra “Đi hoang qua miền hoa lệ” thật đáng để các nhà báo, bạn đọc tìm đọc và khám phá./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử 30.08.2021
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận