Nhà báo Duy Đức, suốt đời tận tụy nghề
Khởi nghiệp từ một chiến sĩ cầm bút viết báo in đá li-tô của Trung đoàn Thủ đô nổi tiếng về truyền thống chiến đấu “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, rồi tiếp tục trải qua cuộc kháng chiến vĩ đại chống Mỹ, cứu nước, với 45 năm tuổi quân đến lúc nghỉ hưu năm 1992 nhà báo Duy Đức đã lưu lại một số lượng tác phẩm báo chí đáng nể. Chỉ riêng thời gian 27 năm công tác ở báo QĐND, với nhiều bút danh và không ký bút danh ông đã viết hơn 1600 bài báo gồm các thể loại tin tức, tường thuật, ghi chép phản ảnh, phóng sự, ký sự, kể cả hàng trăm bài luận văn chính trị, xã luận, bình luận sắc sảo thu hút bạn đọc cả nước.
Trước khi là nhà báo, ông Duy Đức đã tham gia hoạt động cách mạng: ngày 19 tháng 8 năm 1945 có mặt trong hàng ngũ biểu tình Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, sau thắng lợi làm trinh sát viên Sở C.A Hà Nội; năm 1946 gia nhập Đoàn Thanh niên cứu quốc, làm đội viên Tự vệ thành Hoàng Diệu khi quân dân Thủ đô hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vùng lên nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, làm chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô.
Sau khi rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc đến tháng 9 năm 1949, ông Duy Đức được giao nhiệm vụ làm công tác tuyên huấn kiêm phóng viên tờ báo Chiến Thắng in đá li-tô của Trung đoàn. Từ đó, suốt 5 năm với tư cách một chiến sĩ cầm bút, phóng viên Duy Đức đã cùng đồng đội tham gia 13 chiến dịch quân sự, hành quân đi bộ từ tây bắc đến đông bắc, từ miền núi đến trung du và đồng bằng Bắc bộ; dự nhiều trận chiến đấu công kiên, vận động, vượt qua nhiều gian khổ, khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong thời gian này ông Duy Đức cũng dần dần trưởng thành: tháng Giêng năm 1950 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, dược Trung đoàn Thủ đô lần lượt bổ nhiệm các chức vụ chính trị viên trung đội, chính trị viên đại đội. Tháng 10 năm 1954, ông vinh dự có mặt trong đội ngũ trung đoàn cùng các đơn vị bạn trở về tiếp quản Hà Nội từ tay quân Pháp bại trận, giải phóng thành phố quê hương yêu quí.
Năm 1960, ông Duy Đức được cử đi học trường Chính trị trung cao cấp (naylà Học viện chính trị). Tốt nghiệp sau 2 năm học ông được thăng cấp hàm đại úy và được nhà trường giữ lại làm giảng viên khoa triết học Mác - Lê-nin. Cuối năm 1964, khi quân và dân cả nước ta sôi sục khí thế sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì Tổng cục Chính trị quyết định điều động ông về tăng cường cho báo QĐND làm phóng viên chiến đấu bằng ngòi bút. Với lòng yêu nước nồng nàn cộng với ý chí quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, cũng như lớp người cùng thời luôn xác định “Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần” ông Duy Đức đã hăng hái nhận nhiệm vụ làm phóng viên chuyên nghiệp tại tờ báo lớn của quân đội thuộc Tổng cục chính trị.
Ngày đầu về báo QĐND, ông được phân công làm phóng viên Phòng Công tác chính trị - Công tác Đảng (CTCT - CTĐ), một tháng sau đó lại được cử làm phóng viên thường trú tại quân khu 4, vùng “đất lửa” cam go, ác liệt khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại mang tính hủy diệt bằng không quân và hải quân hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời đại đồ đá”. Pv Duy Đức đã nhiều lần đi vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Có những lần ông đi một mình bằng xe đạp với hành trang đơn giản gồm một chiếc cặp da đựng sổ sách, giấy trắng, bản đồ, máy ảnh Zenit đeo trên vai; một bao vải ruột tượng đựng 3kg gạo treo trên tay lái chiếc xe Sputnik cỡ vành 680, một khẩu súng ngắn K54 giắt lưng, một it tiền lẻ và tem lương thực nhét trong ví, ông đạp xe xuyên đêm để đến các trọng điểm, trận địa pháo cao xạ thu thập tài liệu viết báo. Những bài phóng sự viết tại trận địa đại đội 5 Trung đoàn 214 pháo cao xạ, viết về phong trào thi đua sôi nổi giành cờ thưởng luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Quân khu 4, chiến công oanh liệt của đại đội pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân, nêu gương chiến đấu kiên cường của các cán bộ chiến sỹ bảo vệ Cồn Cỏ hòn đảo tiền tiêu của tỉnh Nghệ An… đăng trên báo và đọc trên Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã thu hút đông đảo bạn đọc, thính giả khắp nơi.
Vào tỉnh Quảng Bình, vùng giáp ranh Vĩnh Linh, PV Duy Đức còn đến nơi trú quân của một số đơn vị quân giải phóng miền Nam cơ động ra hậu phương lớn miền Bắc huấn luyện, củng cố lực lượng nâng cao sức chiến đấu, để lấy tài liệu viết báo góp phần cổ vũ quân và dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Tuy bận việc và đi công tác lưu động, ông Duy Đức vẫn tranh thủ thời gian eo hẹp và dành thêm công sức viết các cuốn sách Thép Cồn Cỏ, Sổ tay chính trị viên, Quân với dân một ý chí để nhà xuất bản QĐND in ấn phát hành, kịp thời đáp ứng yêu cầu bạn đọc. Năm 1969, ông được thăng cấp Thiếu tá và vẫn làm phóng viên Phòng CTCT - CTĐ của báo QĐND.
Từ năm 1966 trở đi, song song với việc tuyên truyền các hoạt động quân sự, các trận chiến đấu và chiến thắng của bộ đội ta, báo QĐND còn luôn chú trọng đến việc tuyên truyền công tác chính trị tư tưởng, công tác đảng trong các lực lượng vũ trang nhân dân ở cả hai miền Bắc, Nam. Pv Duy Đức cùng với các cây bút Vũ Quế (Trưởng phòng CTCT - CTĐ), Vũ Hồ, Vũ Thụy, Thụy Vũ, Bùi Biên Thùy, Kim Đồng, Xuân Hội, Hoàng Phúc, Trần Thắng được huy động viết mảng đề tài này dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng Biên tập Trần Công Mân.
Tháng 7 năm 1966, trong lời kêu gọi toàn dân và toàn quân đứng lên chống Mỹ, cứu nước, Bác Hồ khẳng định “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, PV Duy Đức đã có bài chuyên luận đăng kín một trang báo số 1968 để truyền đạt tới độc giả ý nghĩa sâu sắc của “Lời nói sáng ngời chân lý “ này; tiếp theo là bài luận văn “Quyết đánh thắng giặc Mỹ trên chiến trường để bảo vệ và giành lấy độc lập,tự do”, bài xã luận “Quân và dân đoàn kết: sức mạnh vô địch của chúng ta”. Cũng từ đây, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Phó Tổng Biên tập Trần Công Mân, các cây bút năng động của phòng CTCT - CTĐ đã thay nhau đi vào tuyến lửa, bám theo các đơn vị để lấy tư liệu viết bài. Nhờ vậy, báo QĐND đã liên tục đăng các bài viết về phong trào thi đua Quyết thắng; các bài phản ánh và biểu dương các đơn vị lập công xuất sắc, các anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ; các bài giới thiệu kinh nghiệm công tác chính trị tư tưởng- công tác đảng trong chiến đấu và xây dựng của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.
PV Duy Đức đã đóng góp tích cực trong mảng đề tài này. Ông đã viết được gần 1000 bài đăng báo với nhiều thể loại tường thuật, phóng sự, ký sự, kể chuyện, mẩu nhỏ… cùng với hàng trăm bài ngôn luận, xã luận, bình luận… góp phần đáp ứng tốt yêu cầu của công tác lãnh đạo chính trị tưởng, phát huy sức mạnh tinh thần quyết chiến quyết thắng, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên thanh niên vượt qua mọi thử thách khó khăn gian khổ, anh dũng chiên đấu, lập công oanh liệt trên chiến trường đánh Mỹ.
Trong bài xã luận kỷ niệm lần thứ 18 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đăng báo QĐND số 3546 ra ngày 7/5/1972 do PV Duy Đức viết có câu nhấn mạnh lưới lửa phòng không của Việt Nam là “pháo đài kiên cố đánh bại những bước leo thang chiến tranh cao nhất của Mỹ. Một trang sử vẻ vang mới mở ra: Việt Nam đã buộc Mỹ phải chấp nhận một trận thua “Điện Biên Phủ trên không”. Vậy là cụm từ đặc biệt “Điện Biên Phủ trên không” xuất hiện đầu tiên trên báo QĐND và đến cuối tháng 12 năm 1972 trận “Điện Biên phủ trên bầu trời Hà Nội” mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng chỉ huy đề xướng quyết tâm và cổ vũ mạnh mẽ các lực lượng phòng không - không quân giáng trả đế quốc Mỹ đã trở thành hiện thực hùng tráng qua 12 ngày đêm chiến đấu hết sức kiên cường của quân và dân ta, ghi thêm vào lịch sử một chiến công vô cùng hiển hách của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Mùa xuân năm 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta kết thúc hết sức vẻ vang, đưa nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất bước sang thời kỳ mới. Năm 1976, PV Duy Đức được thăng cấp hàm Trung tá, ông vẫn năng nổ vừa viết báo vừa tham gia khóa học 2 năm tại chức trường Quân sự cấp cao (nay là Học Viện Quốc phòng) để bổ túc nâng cao trình độ tri thức quân sự. Khi xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam chống bọn diệt chủng Campuchia và cuộc đương đầu với 60 vạn quân xâm lược Trung quốc ở biên giới phía Bắc, PV Duy Đức lại lao vào trận chiến mới bằng ngòi bút của mình. Ông đã hai lần đươc Tổng Biên tập cử đi Campuchia lấy tài liệu viết báo giới thiệu thành tích chiến thắng của sư đoàn quân tình nguyện Việt Nam giải phóng thủ đô Phnom-Pênh, tố cáo tội ác diệt chủng tàn khốc của bọn Pôn Pốt-Iêng Sary. Với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, ông đã viết nhiều bài xã luận, bình luận ca ngợi cuộc phản công quân sự chính nghĩa của quân dân ta để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thố của Tổ quốc; lên án và phê phán mạnh mẽ những mưu đồ xấu xa của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc.
Cuối năm 1980, ông Duy Đức được thăng cấp hàm Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Thời sự Quốc tế báo QĐND. Nhạy bén với nhiệm vụ mới, ông tranh thủ tự học bồi dưỡng thêm vốn ngoại ngữ Pháp, Anh nhằm đáp ứng yêu cầu viết báo giữa lúc thời cuộc trong nước và trên thế giới đang chuyển động với nhiều sự kiện khủng hoảng và những biến cố khôn lường. Được đồng chí Tổng Biên tập Trần Công Mân chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi, ông Duy Đức đã nhanh chóng mở rộng thêm quan hệ với các đại sứ quán, các cơ quan thông tấn nước ngoài, khai thác thông tin tình hình quốc tế. Ông đã viết nhiều bài chuyên luận chính trị, bình luận quốc tế được Ban biên tập đánh giá chất lượng tốt, góp phần giúp bạn đọc nhận thức đúng đắn trước những diễn biến thời cuộc gay cấn, bất ngờ trong nước và trên thế giới; bảo vệ nền tảng chính trị tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng, kiên định mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Song song với việc viết bài, Trưởng phòng Thời sự Quốc tế cũng rất coi trọng và đã góp phần tích cực xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên, phát triển thêm quan hệ đối ngoại của báo QĐND. Nhiều biên tập viên trước đây từng làm việc ở phòng TSQT, kể cả một số bạn cộng tác viên được ông Duy Đức trọng thị, đối xử như anh em một nhà và dã bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo thuận lợi nâng cao tay nghề… nay đã là những nhà báo danh tiếng trong làng báo chí Việt Nam như: Hồ Quang Lợi, Phạm Quốc Toàn, Trần Nhung, Hồng Thanh Quang, Lê Thọ Bình, Phạm Huy Hoàn…
Phòng TSQT còn có quan hệ thân thiết với các hãng thông tấn và nhiều nhà báo nước ngoài của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN Đông Âu, Pháp, Nhật Bản, Anh có trụ sở tại Hà Nội hoặc là khách đến thăm trao đổi thông tin với báo QĐND. Năm 1983, nhà báo Duy Đức đã được mời đi thăm thủ đô Mát-xcơ-va và hai nước cộng hoà Azerbaijan, Gruzia của Liên bang Xô Viết, năm 1990 ông lại được mời đi thăm Nhật Bản. Sau các chuyến đi xuất ngoại này, ông Duy Đức đều có những bài báo viết khá sinh động mô tả những cái hay, cái đẹp về đất nước, con người ở những nơi mà ông đã đên thăm để giới thiệu với bạn đọc trong nước. Nhà báo Vũ Kiều, nguyên trưởng Ban Nông nghiệp Tạp chí Cộng sản Việt Nam cùng đi thăm Nhật Bản với ông Duy Đức đã bày tỏ tình cảm mến mộ thân thiết và nhận xét ông Đức là một nhà báo quân đội am hiểu rộng, khiêm tốn, lịch thiệp trong giao lưu đối ngoại.
Ghi nhận thành tich đóng góp của Đại tá Tạ Duy Đức, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta đã trao tặng ông: Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Huân chương Chiến Công hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huy chương Quân kỳ quyết thắng; Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo điện tử ngày 13.5.2020
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- Một số vấn đề đặt ra với chuyên ngành Báo ảnh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Những ngày qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong mọi điều bình an đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Thật buồn, khi tôi đang viết bài này thì phép màu nhiệm đã không đến... Vào lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của nước Việt đã ngừng đập…
Bình luận