Nhà báo, NSNA Phạm Tiến Dũng và những khoảnh khắc nhiếp ảnh trong đời
Những may mắn trong đời
Trong tiếng ve kêu râm ran trên nhiều tuyến phố, tôi đến thăm tư gia của nhà báo – NSNA Phạm Tiến Dũng trong một con ngõ nhỏ tại phố Âu Cơ (Hà Nội). Trong phòng khách của ông treo trang trọng bức ảnh ông đang giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Giáp những hình ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ đăng trên số Báo ảnh Việt Nam (BAVN) đầu tiên ra mắt bạn đọc vào 15/10/1954.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trung tâm đào tạo phi công vũ trụ. Ảnh Phạm Tiến Dũng
Đây là bức ảnh được chụp nhân dịp Ban biên tập BAVN đến xin ý kiến chỉ đạo của Đại tướng về số BAVN đặc biệt kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2009) và đây là kỷ niệm rất quý đối với ông.
BAVN cũng là tờ báo ông gắn bó suốt 30 năm, từ khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô về nước năm 1978, trưởng thành từ phóng viên đến Phó Tổng biên tập phụ trách báo, cho đến khi được điều động sang làm Trưởng ban Biên tập ảnh TTXVN năm 2009. Sau khi nghỉ hưu ở TTXVN ông tiếp tục được mời làm Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Có thể nói cả cuộc đời ông gắn bó với nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh báo chí.
Trong cuộc đời nhiếp ảnh của mình, ông cho rằng may mắn nhất là được ghi lại những hình ảnh đầu tiên của hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân và Vichtor Gorbatko bay vào vũ trụ cách đây đúng 40 năm về trước. Ông kể, đầu năm 1980 ông được TTXVN cử sang Matxcova làm nhiệm vụ hợp tác với NXB Progress của Nga để xuất bản Báo ảnh Việt Nam tiếng Nga.
Cũng thời gian này, trong khuôn khổ Chương trình Intercosmos, năm 1980 đến lượt phi công vũ trụ Việt Nam bay lên vũ trụ cùng với phi công vũ trụ Liên Xô. Là phóng viên ảnh của TTXVN thường trú tại Matxcova, nên nhà báo Phạm Tiến Dũng được giao nhiệm vụ vào Trung tâm Đào tạo phi công vũ trụ mang tên Gagarin ở thành phố Ngôi Sao để ghi lại toàn bộ quá trình tập luyện chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ của phi công Việt Nam. Đó là những bức ảnh chân thực, sinh động ghi lại quá trình tập luyện đầy gian khổ của các nhà du hành vũ trụ cũng như các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí của gia đình của họ.
Đồng thời, trong năm 1980 nhà báo Phạm Tiến Dũng còn ghi vào ống kính hai sự kiện khác cũng rất quan trọng của quốc gia trên đất nước Liên Xô. Đó là hình ảnh nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đang tập đàn ở Nhạc viện Traicopxki khi vừa giành giải Nhất trong cuộc thi piano quốc tế Frederic Chopin lần thứ X ở Thủ đô Warszawa của Ba Lan và hình ảnh đoàn thể thao Việt Nam lần đầu tiên tham dự Olympic thế giới tổ chức ở Matxcova.
Ngồi ở sân vận động ông còn được chứng kiến hình ảnh hai nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân và Gorbatco gửi lời chào từ không gian đến các vận động viên và khán giả dự Lễ khai mạc Olympic Matxcova. Được chứng kiến và ghi lại những sự kiện lớn của đất nước, ông cho rằng đó là niềm may mắn lớn lao mà nghề báo đã dành cho mình.
Luôn tôn trọng sự thật
Kỷ niệm với các nhà du hành vũ trụ
Là người sở hữu nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử của đất nước, nhà báo Phạm Tiến Dũng cho rằng, khoảnh khắc là đặc tính riêng chỉ có trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Bởi đối tượng của nhiếp ảnh chính là hiện thực cuộc sống. Người cầm máy bằng tất cả kiến thức, tài năng, sự nhanh nhạy của mình, phát hiện nhanh trong dòng chảy cuộc sống những lát cắt điển hình, những khoảnh khắc đắt giá của cuộc sống, của thiên nhiên để kịp thời bấm máy, biến khoảnh khắc đó thành lịch sử, lưu giữ cho muôn đời sau.
Nhà thơ Tố Hữu gọi nhiếp ảnh là “nghệ thuật của con mắt tinh đời” quả rất đúng. Để có những khoảnh khắc đắt giá, người phóng viên phải cảm nhận từng giây, từng phút bằng mọi giác quan, phải dự đoán được các tình huống sẽ xảy ra và phát hiện nhanh nhất chủ thể mình định chụp và dùng mọi khả năng của mình để bấm máy, tóm lấy khoảnh khắc quý báu nhất, điển hình nhất của sự kiện, của tâm lý nhân vật, vẻ đẹp của thiên nhiên…để truyền tới độc giả.
Ông cho biết, nhiếp ảnh gia người Mỹ Steve Nordup đã nói: “Bạn chụp một bức ảnh báo chí cũng tương tự như cầm gương ra cho mọi người soi. Cái gương đó không được phép biến dạng, mà phải trong sáng, đúng thực tế. Phải bằng mọi giá giữ lấy lòng tin của độc giả”. Bởi vậy, trong ảnh báo chí, điều này hết sức quan trọng bởi tính chân thật hay còn gọi tính hiện thực, hoặc tính tài liệu, là một trong những đặc tính quan trọng bậc nhất của nhiếp ảnh.
Sự thật trong ảnh báo chí là sự thật tuyệt đối, là nguyên hình nguyên trạng, không bị một nguyên nhân chủ quan nào chi phối. Để đảm bảo giá trị tư liệu của ảnh báo chí, đòi hỏi phóng viên ảnh phải luôn tôn trọng sự thật. Tuyệt đối không được dùng kỹ thuật để thêm hoặc bớt làm méo mó sự kiện đang diễn ra. Đặc biệt, không được dàn dựng, sắp xếp, bố trí đối tượng làm thay đổi sự thực vốn có của nó. Nhiệm vụ của phóng viên ảnh là phải ghi lại cho được những giây phút có sức biểu hiện cao nhất, có sức hấp dẫn nhất, chân thật nhất của dòng thác sự kiện.
Ảnh báo chí phải học cả đời
Nhà báo, NSNA Phạm Tiến Dũng
Theo ông, ảnh báo chí là một lĩnh vực vô cùng khó. Người phóng viên ảnh phản ánh sự kiện, quan điểm chính trị của mình bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh. Phóng viên ảnh trước hết là nhà báo, máy ảnh chỉ là công cụ tác nghiệp để thể hiện quan điểm của mình trước các vấn đề cần phản ánh. Do vậy, việc trau dồi nghiệp vụ báo chí, lập trường chính trị, nhãn quan của nhà báo là hết sức cần thiết.
Với cái nghề mà luôn được coi là một trong những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới thì ngoài tài năng và khả năng, người phóng viên ảnh cần phải có lòng dũng cảm, sự đam mê, sự cảm thông và kiên nhẫn. Do ảnh là nghệ thuật tạo hình nên ngoài kiến thức của nhà báo, phóng viên còn phải có năng khiếu của một nghệ sĩ, hiểu biết sâu về ngôn ngữ tạo hình trong nhiếp ảnh để sử dụng vào hoạt động báo chí. Có như vậy tác phẩm mới có chiều sâu của nội dung và sức mạnh, sự biểu cảm của bố cục, đường nét, ánh sáng… và có vậy mới có thể tác động mạnh đến người xem.
Không chỉ vậy, nhà báo Phạm Tiến Dũng cũng cho rằng, học làm báo nói chung và ảnh báo chí nói riêng là phải học cả đời. Học trong trong trường, qua sách báo, qua đồng nghiệp, học trong thực tiễn và học ngay từ chính những thành công và thất bại của bản thân. Để thành công trong lĩnh vực ảnh báo chí, ngoài kiến thức cần phải có tình yêu, lòng đam mê và sự lao động nghiêm túc. Chỉ có phản ánh hiện thực một cách khách quan, trung thực thì những tác phẩm ảnh báo chí mới có giá trị lịch sử, mới sống mãi với thời gian và các phóng viên ảnh mới được coi là những người “chép sử đất nước bằng ống kính”.
Theo Đăng Khoa/ NB&CL
Xem nhiều
-
1
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
2
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
-
3
Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
-
6
Một số suy nghĩ về phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
Mỗi dịp Tết cổ truyền, vào thời khắc giao thừa thiêng liêng, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đều gửi lời chúc năm mới tràn đầy ý nghĩa, mong rằng năm mới sẽ mang đến cho mỗi người dân sự bình an, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc viên mãn và thành công rực rỡ. Thư chúc Tết đong đầy niềm tin yêu, kỳ vọng và khát vọng lớn lao về một năm mới an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn dân tộc. Mỗi câu chữ trong thư như ngọn lửa truyền cảm hứng, kết nối triệu trái tim, động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 66 - “Lời hiệu triệu mùa xuân” để càng thấy rõ ý nghĩa của lời chúc Tết.
Nhà báo, NSNA Phạm Tiến Dũng và những khoảnh khắc nhiếp ảnh trong đời
Nhà báo, NSNA Phạm Tiến Dũng và những khoảnh khắc nhiếp ảnh trong đời
NSNA Phạm Tiến Dũng tâm đắc câu nói của nhiếp ảnh gia lừng danh Henri Cartier-Bresson:“Để chụp ảnh cần nín thở, tập trung tất cả bản năng vào việc nắm bắt khoảnh khắc của thực tế.Và chụp được một bức ảnh ở đúng thời điểm quyết định có thể đem lại sự thỏa mãn và vui thú cả về thể chất lẫn tinh thần”
Dương Tử Giang: sống chết với nghề
Dương Tử Giang: sống chết với nghề
TT - Nhà báo Dương Tử Giang (1914 - 1956) tên thật là Nguyễn Tấn Sĩ, người Bến Tre, chính thức bước vô làng báo vào tháng 8-1943 khi cộng tác với báo Thanh Niên, giai đoạn ông Huỳnh Tấn Phát làm chủ biên.
Lê Trung Nghĩa - nhà báo của nông dân nghèo
Lê Trung Nghĩa - nhà báo của nông dân nghèo
TT - Tên tuổi nhà báo Lê Trung Nghĩa, bút danh Việt Nam, gắn liền với “vụ án đồng Nọc Nạn” xảy ra ở Phong Thạnh, Bạc Liêu năm 1928.
Nữ phóng viên đầu tiên
Nữ phóng viên đầu tiên
TT - Khoảng giữa năm 1931, làng báo Sài Gòn xuất hiện một nữ phóng viên chính hiệu ở tuần báo Phụ Nữ Tân Văn. Nữ phóng viên này là ai vậy?
Bình luận