Từ khoá : nhận thức

8 bài viết

Truyền thông và niềm tin xã hội trong giai đoạn hiện nay

Truyền thông và niềm tin xã hội trong giai đoạn hiện nay

(LLCT&TT) Niềm tin xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời đại bùng nổ truyền thông như hiện nay. Cá nhân chúng ta không thể thấy hạnh phúc với cuộc sống nếu nhìn xung quanh ai, thông tin nào cũng thấy không đáng tin cậy. Bài viết phân tích về vai trò của niềm tin xã hội, của truyền thông trong định hướng về nhận thức, thái độ, hành vi đối với các cá nhân, nhóm xã hội. Từ đó, đưa ra một số phân tích ảnh hưởng của truyền thông đến niềm tin xã hội của các nhóm xã hội.

Sự phát triển nhận thức của Đảng về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới

Sự phát triển nhận thức của Đảng về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội XIII xác định “tôn giáo là một nguồn lực xã hội”, khẳng định sự đóng góp cho phát triển đất nước của các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Bức tranh đời sống tôn giáo Việt Nam có nhiều điểm sáng, thúc đẩy tôn giáo đi liền với dân tộc và CNXH, đồng bào các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bài viết làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới qua các văn kiện Đảng.

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học - Một số vấn đề cần nhận thức

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học - Một số vấn đề cần nhận thức

Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn vừa là nhận thức luận, vừa là phương pháp luận khoa học. Không thấy rõ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đều là sai lầm trong nhận thức và hành động. Để giảng dạy có hiệu quả với chất lượng cao các môn lý luận chính trị (LLCT) trong các trường đại học đòi hỏi giảng viên khi vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cần nắm vững: những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn; nội dung thực chất của mối quan hệ đó; quán triệt sâu sắc và vận dụng trên thực tế quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn LLCT.

Mâu thuẫn trong nhận thức - cách đặt vấn đề của các nhà triết học cổ đại

Mâu thuẫn trong nhận thức - cách đặt vấn đề của các nhà triết học cổ đại

Một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng chi phối giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Theo đó, động lực của sự phát triển nằm ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn trong nhận thức thể hiện sự chi phối của quy luật mâu thuẫn trong nhận thức con người. Đặt ra và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn này chính là nỗ lực của các nhà triết học, nhà khoa học nhằm lý giải biện chứng của quá trình nhận thức thế giới khách quan. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học ở cả phương Đông và phương Tây đã có cách đặt vấn đề rất độc đáo và sâu sắc về mâu thuẫn trong nhận thức. Nhiều luận điểm của họ cho tới hơn 2000 năm sau vẫn còn ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của triết học và khoa học hiện đại.

Vấn đề quản lý các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam

Vấn đề quản lý các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự thúc đẩy của khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện rất lớn cho báo chí Việt Nam phát triển. Trong đó, các cơ quan báo chí đối ngoại luôn có cơ chế bao cấp đặc biệt. Tuy nhiên, cơ chế này dẫn đến thiếu cạnh tranh, không phát triển về kinh tế báo chí, tính chuyên nghiệp chưa cao…

Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội và vận dụng trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số

Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội và vận dụng trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số

Các lý thuyết truyền thông đều chỉ ra vai trò của truyền thông đối với sự hình thành dư luận xã hội. Cơ chế truyền thông cho biết dư luận xã hội hình thành trong quá trình thông tin từ người này đến người khác. Lý thuyết chức năng và cơ chế giải quyết vấn đề cho biết dư luận xã hội xuất hiện và biến đổi trong quá trình giải quyết vấn đề. Do vậy, để định hướng dư luận xã hội, người lãnh đạo quản lý cần đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để dư luận xã hội có thể tập trung vào bàn luận và đề xuất cách giải quyết cần thiết cho những vấn đề đặt ra. Những điều này cần được làm sáng tỏ trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số.