Nhìn lại 16 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về nội dung công tác phát triển cán bộ nữ - Những kết quả đạt được và định hướng trong thời gian tới
Tầm nhìn, quan điểm và một số kết quả đạt được
Nghị quyết số 11-NQ/TW được ban hành vào thời điểm sau 20 năm đổi mới, là sự tiếp tục và phát triển mang tính chỉnh thể về tầm nhìn chiến lược và quyết sách chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự tiếp nối các quyết sách trước đó của Đảng về công tác cán bộ nữ, như Nghị quyết số 152-NQ/TW, ngày 10/1/1967, của Ban Bí thư Trung ương, “Về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”; Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994, của Ban Bí thư Trung ương, “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”... Các chỉ thị, nghị quyết này đều xác định cần tiếp tục quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ bằng giải pháp xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Nghị quyết số 11-NQ/TW một lần nữa khẳng định, xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng.
Qua 16 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, các cấp, ngành, địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực. Việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ ngày càng được chú trọng. Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, từ công tác lãnh đạo, quản lý tới hoạt động nghiên cứu khoa học; từ ưu tiên tuyển chọn cán bộ nữ, lao động nữ có trình độ đại học, trên đại học tới việc chăm lo bồi dưỡng, phát triển tài năng nữ. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị phù hợp với vị trí việc làm ngày càng tăng; độ tuổi của cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ngày càng trẻ hóa; vị thế của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được khẳng định và nâng cao.
Nếu nhiệm kỳ Đại hội VIII của Đảng có 1 đồng chí nữ là Ủy viên Bộ Chính trị, thì nhiệm kỳ Đại hội XII có 3 đồng chí nữ Ủy viên Bộ Chính trị và nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng có 2 đồng chí nữ là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia các cơ quan dân cử tăng so với nhiệm kỳ trước, với 151 đại biểu nữ tham gia Quốc hội khóa XV, đạt tỷ lệ 30,26% (cao hơn 3,54% so với nhiệm kỳ trước, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu là 35% - 40% do Nghị quyết số 11-NQ/TW đề ra).
Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỷ lệ cao trong khu vực, đứng thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đạt 29% (tăng so với nhiệm kỳ trước). Với tỷ lệ này, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu thế giới có tỷ lệ phụ nữ tham chính cao; đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 47/187 quốc gia trên thế giới được xếp hạng về bình đẳng giới trong tham chính; xếp thứ 87/156 quốc gia về chỉ số thu hẹp khoảng cách giới.
Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 12/2022, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là phụ nữ chiếm 50%, tiệm cận với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025. Nhiều đồng chí cán bộ nữ được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giữ vị trí, trọng trách cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tiêu biểu như các đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Trương Thị Mai, Bùi Thị Minh Hoài, Nguyễn Thị Doan, Đặng Thị Ngọc Thịnh, Võ Thị Ánh Xuân...
Mới đây nhất, ngày 6/3/2023, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, vinh dự được Trung ương giao trọng trách Thường trực Ban Bí thư. Đây là cán bộ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị rất quan trọng này; điều đó cũng khẳng định sự thành công của Đảng trong công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nữ trí thức, nhà khoa học không ngừng phát triển, trưởng thành. Nhiều nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực được tôn vinh và trao tặng giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Kovalevskaia - Giải thưởng dành riêng cho các nhà khoa học nữ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản. Rõ ràng, phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, sức mạnh và uy tín trong nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội của đất nước.
Mặc dù kết quả đạt được là rất lớn và khá toàn diện, song cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: So với mục tiêu và 5 nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW, có một số nội dung và cả những chỉ tiêu đến năm 2020 chúng ta chưa đạt được: 1- Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý còn thấp so với đội ngũ lao động nữ và so với yêu cầu phát triển của đất nước. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy và hội đồng nhân dân các cấp còn thấp so với yêu cầu của Nghị quyết số 11-NQ/TW. 2- Mặc dù đã có chủ trương, chính sách, hệ thống văn bản pháp luật thúc đẩy bình đẳng giới trong hoạt động chính trị, nhưng việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hóa - xã hội để phụ nữ phát huy vai trò của mình vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ; cụ thể:
Một là, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế; hai là, ở một số nơi, việc bố trí, sắp xếp công tác cho cán bộ nữ đôi khi chưa hợp lý nên chưa phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ nữ, chưa tạo điều kiện để cán bộ nữ vươn lên; ba là, hoạt động của các cấp hội phụ nữ đã có sự đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển. Việc tham mưu cho cấp ủy về công tác phụ nữ của một số cấp hội phụ nữ chưa kịp thời; bốn là, nhận thức của nhiều nhóm xã hội về vai trò, vị thế chính trị của phụ nữ vẫn còn có định kiến và khắt khe hơn nhiều so với nam giới, làm hạn chế khả năng và sự thăng tiến của phụ nữ trong các lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội, khiến cho tỷ lệ cán bộ nữ tham chính vẫn trong tình trạng vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về vị trí đảm nhận so với tiềm năng của phụ nữ và yêu cầu phát triển đất nước; năm là, một bộ phận phụ nữ còn có tư tưởng tự ti, an phận, ngại thay đổi môi trường công tác, ngại phấn đấu; sáu là, chính sách cho cán bộ nữ còn có những hạn chế nhất định, cần nhanh chóng được khắc phục.
Một số định hướng giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác phát triển cán bộ nữ trong giai đoạn mới
Trước những đòi hỏi của thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, để phụ nữ có điều kiện phát huy năng lực, tự tin tham gia và thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trên tất cả lĩnh vực, công tác phát triển cán bộ nữ cần không ngừng được đổi mới và đột phá hơn nữa theo hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới bình đẳng trong mọi lĩnh vực.
Thứ hai, chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý và phát triển toàn diện phụ nữ. Cần xác định, việc tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý là trách nhiệm và công việc quan trọng, thường xuyên của Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các địa phương, nhất là ở cấp cơ sở, để tránh sự thiếu hụt về số lượng cán bộ nữ. Tăng cường sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các nhóm xã hội, nhất là cán bộ nam trong việc thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ cán bộ nữ, để có được đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ trong tổng thể chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Công tác phụ nữ cần thực hiện sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ vào sự phát triển của đất nước; chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt nhất vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội phụ nữ trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển cán bộ nữ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, các cấp hội phụ nữ cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung hoạt động; bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ của địa phương để lựa chọn những hoạt động phù hợp với điều kiện của tổ chức hội và của hội viên; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao trình độ, tham gia ngày càng nhiều hơn và hiệu quả hơn vào các hoạt động chính trị - xã hội. Bản thân mỗi phụ nữ cũng cần phấn đấu vươn lên, khắc phục tư tưởng an phận, tự ti; đồng thời, loại bỏ thói ganh ghét, đố kỵ nhau xuất hiện ngay trong nội bộ đội ngũ cán bộ nữ, tuy không phải là thực trạng phổ biến.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phát triển phụ nữ mạnh mẽ và toàn diện nói chung, đội ngũ cán bộ nữ nói riêng. Tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với các tổ chức quốc tế nhằm phát triển, nâng cao năng lực của phụ nữ làm việc trong các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước; phát huy vai trò lãnh đạo của cán bộ nữ có tài năng trong khu vực công; qua đó, góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực nữ cho phát triển kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số; chú trọng đào tạo cán bộ nữ trong đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào theo tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ chưa tương xứng, nhằm phát triển toàn diện và nâng cao hơn nữa vị thế, sức mạnh và tiềm năng của phụ nữ nước ta trong bối cảnh mới./.
____________________________________________
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2011), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, T.1, tr. 169.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 8/9/2023
Bài liên quan
- Tương lai cho thế hệ vươn mình
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
- Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS. Tổng Bí thư Tô Lâm
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chi bộ Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng 5/03/2025, tại phòng họp số 9, tầng 10, Nhà A1, Chi bộ Khoa Quan hệ quốc tế tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đại hội diễn ra trong không khí trang nghiêm, dân chủ và thẳng thắn, mang tính xây dựng cao; thể hiện quyết tâm tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong công tác lãnh đạo.
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, lịch sử của Đảng ta từ khi ra đời đến nay luôn có dấu ấn, thể hiện rõ vai trò của các thế hệ thanh niên ưu tú, xuất sắc của dân tộc. Các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài ba của Đảng, các trí thức lớn của Việt Nam đều đã giữ các cương vị trọng trách ngay từ khi còn đang tuổi thanh niên.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, góp phần tạo mọi điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác tư tưởng có vai trò trọng yếu trong thành công của sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác tư tưởng lại càng có vai trò quan trọng để tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó tạo nên sức mạnh vô địch, là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu, kỳ vọng, đích đến của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quốc Oai, Thành phố Hà Nội công tác nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện ngày càng đạt kết quả tích cực. Nâng cao chất lượng đảng viên là cơ sở, tiêu chí quan trọng trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, toàn diện. Bài viết làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ rõ những khó khăn, thách thức; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội thời gian tới.
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Bảo đảm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Thực hiện dân chủ ở cơ sở - xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức – là phương thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân làm, nhân dân kiểm tra, nhân dân thụ hưởng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là vấn đề quan trọng, luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Để dân chủ ở cơ sở được hiện thực hóa, việc đảm bảo thực hiện với những cơ chế cụ thể là vấn đề cấp thiết.
Bình luận