Những kỷ niệm đẹp về đời, về nghề báo
Cuốn sách gần 230 trang do Nhà xuất bản Thuận Hóa vừa phát hành - mà như tác giả tâm sự ở Lời đầu sách - “Đây là món quà tinh thần mà tác giả muốn dành tặng cho bạn hữu, đồng nghiệp gần xa sau bao năm mưa nắng, giông bão cuộc đời và cũng là để tri ân những độc giả trong suốt bao nhiêu năm đã đọc sẻ chia”.
Cuốn sách tăng thêm ý nghĩa khi ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1.5.1972 - 1.5.2022). Với tôi, người có may mắn được gặp nhiều lần Minh Tứ từ những thập niên 90 của thế kỷ XX, cho đến nay hơn 30 năm đã dồn nén bao nhiêu hoài niệm đẹp về đồng nghiệp, về vùng đất Quảng Trị anh hùng, mà tôi chỉ mới viết được một phần qua các bài: “Quảng Trị trong tôi”, Cô giao liên ở Ba Lòng”, “Âm vang cửa Tùng”, “Sức sống ở địa đạo Vịnh Mốc”, “Lớp học ở Thành Cổ”…
Trong chặng đường rong ruổi làm báo hơn nửa thế kỷ, tôi đã đi hết 63 tỉnh, thành phố, được gặp mặt và trò chuyện với bao lớp người, bao đồng nghiệp, nhưng có lẽ Quảng Trị là một trong những vùng đất để lại trong tôi nhiều dấu ấn sâu đậm.
Sâu đậm vì đó là mảnh đất như “cái phễu” hứng đạn bom của kẻ thù muốn hủy diệt, mà Thành Cổ là một điển hình. Sâu đậm vì nơi đây tháng 4 năm 1972, từ Trường Sơn tôi đã theo bộ đội ta vào giải phóng thị xã Đông Hà - quê hương của Trương Đức Minh Tứ. Sâu đậm vì có người anh ruột tôi hy sinh tại Đường 9 - Nam Lào năm 1968, mà Minh Tứ đã nhiều lần tạo điều kiện cho tôi đi tìm mộ anh, mà đến nay vẫn chưa thấy!
Những kỷ niệm ghi trong cuốn sách của Minh Tứ, với tôi có nhiều điều vừa mới mẻ, vừa quen thân. Mới mẻ vì đến nay, tôi mới biết sâu hơn về cuộc đời học hành, rồi vào nghề báo gian nan mà vinh quang của anh và những đồng nghiệp thân thiết của Tứ. Nhưng điều quan trọng là, nhiều nhân vật trong cuốn sách này đã thân thiết với tôi từ lâu.
Đó là nhà báo, nhà văn Phan Quang, người con của bến sông Nhùng, đi vào nghề báo từ năm 20 tuổi (năm 1948) mà cho đến nay ông đã để lại cho đời một gia tài độ sộ về báo chí và văn chương (cả về sách dịch). Ông là một trong những “cây đại thụ” của nền báo chí Việt Nam. Với sự phát triển và trưởng thành của Hội Nhà báo Việt Nam, giới báo chí không quên công lao to lớn của ông trong 10 năm làm Chủ tịch Hội. Tôi có vinh dự kế nhiệm ông cương vị ấy sau đó, nên những điều tác giả cảm nhận về Phan Quang qua cuốn sách, làm tôi nể phục về sự lựa chọn những chi tiết đắt giá trong cuộc đời và sự nghiệp của Phan Quang.
Rồi Ngô Thảo, nhà văn, nhà lý luận, phê bình sân khấu, cũng là người con của Quảng Trị trưởng thành từ đời lính, nay sang tuổi bát tuần vẫn tràn đầy nhiệt huyết với những bài viết, bài nói tại các cuộc hội thảo khoa học đầy sức thuyết phục vì cảm nghĩ chân thành và đầy trách nhiệm của ông với việc xây dựng nền văn học, nghệ thuật nước nhà.
Rồi Chế Lan Viên, nhà văn uyên bác, ra đi hoạt động cách mạng từ làng quê bên sông Hiếu, người có câu thơ để đời khi nói về vùng đất nắng lửa và sỏi đá, cuộc sống cơ cực khi xưa của Quảng Trị: “những đồi sim không đủ quả nuôi người”.
Trang viết về người chiến sĩ Lê Bá Dương, người con quê Bác, đã 14 lần được “khai sinh lại” sau 14 đợt bom gầm đạn réo ở đất Thành Cổ đỏ lửa năm nào. Lần về thăm dòng sông Thạch Hãn, anh đã ghi những dòng thơ làm người đọc rớm lệ: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.
Nhưng ở tập sách này, Minh Tứ không chỉ viết về những nhà báo, nhà văn Quảng Trị, mà anh còn kể lại nhiều câu chuyện xúc động về các nhà báo, tuy không sinh ở nơi đây, nhưng đã có một thời gắn bó máu thịt với Quảng Trị.
Đó là nhà báo Tạ Việt Anh, người con của Hà Nội, đã vào chiến đấu ở Quảng Trị trong những năm chống Mỹ, cứu nước. Rời quân ngũ, anh trở thành người làm báo chuyên nghiệp, rồi thành cán bộ quản lý, từ Phó Tổng Biên tập báo Hà Nội mới, sang đảm nhiệm Tổng Biên tập báo Kinh tế đô thị… Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày 30.4, anh vẫn đều đặn trở lại thăm chiến trường xưa, tặng quà một số Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân gia đình liệt sĩ.
Trong tập sách này, có một người để lại trong tôi những cảm nhận độc đáo - đó là nhà báo Văn Công Hùng, người con gốc cố đô, sau khi tốt nghiệp Đại học Văn khoa Huế, anh tình nguyện lên công tác ở Tây Nguyên. Dáng người thư sinh, đẹp trai, năng động, anh vừa sáng tác văn, thơ, vừa làm quản lý trên cương vị Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai.
Say nghề, say học hỏi, những bài viết của anh với nhiều tìm tòi và đa dạng cách thức thể hiện nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên, đã làm nên “dấu ấn” cây bút Văn Công Hùng! Với Quảng Trị, anh coi đó là một vùng đất đặc biệt, đã “thổi hồn” vào nhiều bài thơ, bài ký gây xúc động lòng người.
Tôi lưu giữ một ấn tượng đẹp về anh: trong 3 khóa tham gia lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, tôi trân trọng sự có mặt đều đặn của anh trong các lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật do Hội đồng mở. Tại những cuộc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ, anh đều có những ý kiến độc đáo, sâu sắc, cho dù có lúc “gai góc”.
Những kỷ niệm về thầy giáo Trần Công Thành; về các đồng môn, đồng tuế, như Nguyễn Thế Thịnh, Hoàng Việt Hùng, Võ Xuân, Thanh Thúy… - mỗi người một góc cạnh, một phận đời, nhưng dưới ngòi bút của Minh Tứ, được miêu tả bằng tấm lòng chân thành, xúc động.
Đúng như anh viết trong bài tự sự về đời làm báo của anh: …“Nhớ về ký ức tuổi hoa niên một thời Văn khoa, chặng đường hơn 30 năm dấn thân nghề báo, cũng là cách để tìm tòi chiếc vé thông hành trở về bến sông xưa. Trải qua những thăng trầm, được - mất, buồn - vui, tôi vẫn tường minh, xin cảm ơn cuộc đời. Ngày đã qua, dù êm đềm hay giông bão đều cho ta những ký ức xanh tươi, là hành trang mang theo để còn có thể đi tiếp về phía cuối con đường!”.
Vâng, anh đã và đang đi tiếp bằng sự trải nghiệm thực tiễn cuộc sống đầy sôi động ở Quảng Trị cũng như ở khắp đất nước ta và cả ở Trường Sa lộng gió hôm nào... Tôi tin chất đời, máu nghề và ý thức dấn thân vốn có, Trương Đức Minh Tứ sẽ làm nên nhiều mùa trái ngọt trong báo chí và văn chương những năm tới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 19.03.2022
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Luận bàn về tính chất và vai trò của xuất bản sách chính trị
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Giám sát và phản biện xã hội là chức năng cơ bản của báo chí. Để thể hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí, người làm báo cần có khả năng phản biện tốt. Trong môi trường thông tin mở, vai trò giám sát và phản biện xã hội càng trở nên quan trọng, đòi hỏi người làm báo nâng cao năng lực hoạt động, trong đó có năng lực phản biện xã hội. Cơ sở và điều kiện của năng lực này là khả năng tư duy phản biện của đội ngũ người làm báo. Bài viết bàn về nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành báo chí ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận