Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Năng lực ngôn ngữ
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: năng lực là “ 1. Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; 2. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Như vậy, dù với nghĩa (1) hay (2) thì nói về năng lực trước hết là nói đến “khả năng”(1).
Bàn về NLNN, năm 1965, Noam Chomsky(2) đã phân biệt “năng lực” và “hành vi” ngôn ngữ. Theo Chomsky, NLNN (ngữ năng) là một sự tiềm tàng tri thức và kỹ năng ngôn ngữ ở con người và chúng chỉ được thể hiện bằng sự thực thi ngôn ngữ (ngữ thi) qua hoạt động giao tiếp, tức qua hành vi ngôn ngữ (nói và/hoặc viết). Đến 1970, Campbell & Wales(3);1972 Hymes(4) đã mở rộng khái niệm năng lực của Chomsky với việc tích hợp hai thành tố là kiến thức ngôn ngữ tiềm ẩn và các quy tắc ngữ pháp (trong đó, các quy tắc ngữ pháp là yếu tố tất yếu được thể hiện ra) với năng lực ngôn ngữ xã hội. Sự “hợp nhất” này được gọi chung là trong thuật ngữ năng lực giao tiếp. Sau này, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đồng quan điểm nói đến NLNN cũng có nghĩa là nói đến năng lực giao tiếp.
Từ góc độ thực tiễn, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng: “năng lực ngôn ngữ là một năng lực tổng hợp trên cơ sở những biểu hiện của bốn yếu tố đọc, viết, nghe, nói cấu thành”(5).Tuy nhiên, để quá trình tiếp nhận (đọc, nghe) và quá trình thực thi ngôn ngữ (nói, viết) phải cần đến tri thức ngôn ngữ và khả năng áp dụng tri thức này thành diễn đạt phù hợp với tình huống giao tiếp (nói hoặc viết).
Thực thi ngôn ngữ giúp phân biệt người có khả năng tốt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và những người không có khả năng giao tiếp, tức là thấy được ngữ năng của người đó. Sự phân biệt này được đánh giá trên nhiều tiêu chí, nhưng cốt lõi là sự đối chiếu mối quan hệ giữa nội dung được nói/ viết ra và việc dùng lời để thể hiện nội dung đó. Nếu việc dùng lời - vỏ ngôn ngữ thể hiện tốt nội dung muốn nói/ viết ra, đó là người có NLNN. Ví dụ: người có NLNN trong giảng dạy nhưng không có NLNN trong nghiên cứu khoa học (bởi họ chỉ dùng lời tốt trong giảng dạy (nói) mà không tốt trong các bài viết khoa học); nhà văn, nhà báo, diễn giả, người làm truyền thông… được đánh giá là những người có NLNN vào loại tốt nhất trong tình huống dùng lời nói trong bối cảnh cần sử dụng ngôn ngữ nói.
NLNN là tên gọi khái quát, chung nhất để nói đến khả năng vận dụng về ngôn ngữ. Năng lực này được chia thành những năng lực cụ thể với các tiêu chí khác nhau. Có nhiều quan điểm đánh giá năng lực ngôn ngữ. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các bình diện sau đây của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để đánh giá NLNN:
+ Căn cứ vào hình thức giao tiếp: NLNN trong hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và bằng ngôn ngữ viết
+ Căn cứ vào phạm vi, môi trường, lĩnh vực giao tiếp: NLNN trong giao tiếp đời thường và giao tiếp công vụ.
+ Căn cứ vào nội dung đề tài, phong cách chức năng giao tiếp: NLNN trong các lĩnh vực cụ thể như khoa học, văn học - nghệ thuật; hành chính - công vụ; báo chí truyền thông…
Tuy nhiên, dù phân chia theo tiêu chí nào, với ngôn ngữ, NLNN cần được thể hiện thông qua việc tạo được lời (câu/ văn bản nói ra/ viết ra) đúng nhất, phù dễ hiểu nhất điều muốn nói (nội dung) để đạt được hiệu quả trong những tình huống giao tiếp nhất định.
2. Vai trò của NLNN đối với sinh viên Học viện BC&TT
2.1. Vận dụng NLNN trong việc thực hành sáng tạo tác phẩm báo chí, góp phần lan toả cách sử dụng tiếng Việt chuẩn mực
Phát triển NLNN là yêu cầu cần yếu đối với sinh viên ngành báo chí, bởi các em sẽ là những phóng viên tương lai. Trong quá trình học tập, NLNN được vận dụng để thực hiện các bài tập thực hành báo chí. Không kể đến các bài tập thực hành của từng môn học trong chuyên ngành, bài viết này chỉ đề cập đến loại bài thực hành trong thời gian kiến tập (01 tháng) và thực tập (02 tháng) của sinh viên báo chí để đánh giá NLNN của họ. Trong thời gian kiến tập, thực tập, sinh viên báo chí phải thực hành (tác nghiệp) viết báo; kết quả của bài báo được đánh giá thông qua việc sử dụng ngôn ngữ bằng thực tế bài báo của sinh viên phải được sử dụng trên các kênh báo chí. Thực tế cho thấy, khi sinh viên, nhất là sinh viên năm thứ ba đi kiến tập, các em chưa đủ trải nghiệm xã hội và chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, nhưng kết quả kiến tập đã cho thấy NLNN của sinh viên bởi 100% sinh viên đạt yêu cầu về số lượng bài báo. Nhiều em còn vượt yêu cầu về số lượng bài dành cho sinh viên kiến tập, thực tập. Trong lịch sử đào tạo của Khoa Phát thanh - Truyền hình và Viện Báo chí, không có sinh viên không đạt yêu cầu kiến tập, thực tập. Điều đó chứng tỏ sinh viên đã thể hiện được NLNN trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí trong thời gian tập thực hành nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Học viện BC&TT có những kênh báo chí mang tính thực hành nghề dành cho khối báo chí: sinh viên báo chí có ba kênh thực hành nghề, đó là kênh Sóng Trẻ và các chương trình phát thanh (khoa Phát thanh - truyền hình); tờ báo in Tạp chí Trẻ (Viện Báo chí); kênh Youtube Mạch Nguồn. Trên ba kênh báo chí này, sinh viên báo chí đã tỏ rõ NLNN của mình trong các tác phẩm ở ba loại hình báo chí: báo phát thanh, báo in, báo đa phương tiện. Chỉ xét riêng kênh Youtube Mạch Nguồn, cho đến thời điểm này, đã có 27 số được phát sóng. Các số đã thể hiện được sự trẻ trung, hiện đại và có tính thời sự khi phản ánh được phong phú các khía cạnh của đời sống xã hội theo phong cách đặc trưng của sinh viên Học viện BC&TT. Trừ kênh Mạch Nguồn là kênh mới nhất (hơn 1 năm), còn lại, tờ Báo chí Trẻ và Sóng Trẻ đã có tuổi đời hơn 10 năm. Như vậy, nếu không có đủ NLNN thì sinh viên báo chí không thể duy trì hai kênh báo chí này với thời gian dài như vậy.
Để sáng tạo được tác phẩm báo chí, sinh viên phải vận dụng tốt kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, với những quy tắc về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt theo phong cách chức năng báo chí. Tác phẩm báo chí đến với công chúng sẽ tiếp tục bồi đắp cách sử dụng đúng quy tắc tiếng Việt. Đó là một trong những cách thiết thực bảo vệ, gìn giữ tiếng nói dân tộc.
Khảo sát 10 số phát thanh chương trình Sóng Trẻ, người viết nhận thấy 100% các số phát sóng được khảo sát đã sử dụng từ ngữ phù hợp về phong cách chức năng, không sử dụng các từ ngữ khẩu ngữ là tiếng lóng của giới trẻ, vốn đang được dùng phổ biến trong xã hội hiện nay. Những từ ngữ, cách nói lệch chuẩn không được sử dụng trong chương trình phát thanh - vốn cho phép sử dụng nhiều lối nói khẩu ngữ hơn các loại hình báo chí khác. Điều đó thể hiện sự biết chọn dùng từ ngữ có ý thức của ê kíp sản xuất chương trình, từ đó đã hạn chế được sự “phát tán”, lan truyền những từ ngữ chưa hay, chưa chuẩn. Khảo sát 05 số ngẫu nhiên (số 11,17, 23, 26, 27) kênh Mạch Nguồn, cũng cho thấy kết quả tương tự. Các lớp từ vựng cơ bản được sử dụng đúng với quy tắc tiếng Việt, không xuất hiện các từ ngữ lạ, các kết hợp khác thường (kiểu như “Vì một Việt Nam tử tế”, “hưởng ứng ngày tiết kiệm điện Việt Nam”…), không xuất hiện hiện tượng chêm xen không có quy tắc tiếng nước ngoài với những từ ngữ nước ngoài đã trở nên thông dụng như: online, apply, talk show, card visid, combo, vaccine, delay, level, show, book, handmade, come back, like…
Không chỉ sử dụng đúng quy tắc, sinh viên còn có cách sử dụng hay, sáng tạo trong việc tạo ra những kết hợp hay, giàu hình ảnh, những biện pháp tu từ độc đáo. Điều đó đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc sáng tạo về cách dùng tiếng Việt. Lấy ví dụ trên kênh Mạch Nguồn để thấy rõ điều đó:
Nhóm tác giả đã sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh để đặt tên của các số sau đây: Người lái đò của thời đại mới; Mùa xuân về xưởng in báo Nhân Dân; Làng Cờ Từ Vân - nơi thổi hồn cho những lá cờ dịp Tết; Từ trái tim cuộc đời …Đây là các tên dùng biện pháp ẩn dụ hoặc sử dụng từ ngữ gợi sự liên tưởng, hoặc tạo ra được những biểu tượng đẹp (Mùa xuân về, Người lái đò của thời đại mới).
Những số Mạch Nguồn được xây dựng từ các tên có nghĩa trực tiếp cũng thể hiện NLNN khi đặt tên chương trình theo cách tường minh cũng là đỉnh cao của cách sử dụng ngôn từ, ví dụ như các tên: Những cánh thư từ miền biên viễn; Hồn Then Bắc Kạn; Nữ trí thức trong cuộc sống hôm nay; Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ…Đây là tên chương trình đi thẳng vào vấn đề, cho thấy rõ độ “nóng”, tính thời sự của chủ đề mà sinh viên đã tìm thấy, “bắt” được và triển khai từ ý tưởng thành một chương trình hấp dẫn, đặc sắc. Việc sử dụng tiếng Việt như vậy đã góp phần bảo vệ, lan toả cái hay của tiếng Việt bởi người sử dụng có NLNN.
2.2. Vai trò của NLNN trong việc góp phần xây dựng phong cách sinh viên Học viện BC&TT
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(6), phong cách được định nghĩa như sau: “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát), vd: phong cách quân nhân” - theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý chủ biên)(7). Hoặc “Phong cách (gaint, carriage style, method dt): vẻ riêng trong lối sống, làm việc của một người hoặc hạng người nào đó. Vd: phong cách sống, phong cách quân nhân”. Hai định nghĩa cùng chung quan niệm phong cách là “vẻ riêng”(8), “cái riêng”(9). Từ đây, có thể hiểu phong cách của một ngôi trường, đó là “cái riêng”, “vẻ riêng” của ngôi trường đó. Vậy phong cách của Học viện BC&TT là cái riêng tạo nên sự khác biệt của Học viện BC&TT và các học viện khác.
Có nhiều yếu tố tạo thành cái riêng của Học viện BC&TT. Tuy nhiên, có một yếu tố không thể không nói đến, đó là phong cách giao tiếp của sinh viên Học viện BC&TT. Có thể nhận thấy sinh viên Học viện BC&TT có phong cách giao tiếp riêng bởi các em có NLNN tốt, thể hiện ở những đặc điểm riêng sau đây:
+ Ứng xử bằng ngôn ngữ linh hoạt: sự linh hoạt trong lời ăn tiếng nói luôn đi kèm với sự linh hoạt trong hành động. Sự nhanh nhạy trong hành động ngôn từ khi ứng xử đối với những tình huống không dự đoán trước là ưu thế trong cách xử lý của sinh viên Học viện BC&TT.
+ Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chính xác, rõ ràng, mạch lạc. Khảo sát sinh viên Học viện BC&TT, sẽ thấy sự nói năng lưu loát, tự tin, mạnh dạn của sinh viên, bởi các em có vốn ngôn từ để thể hiện được điều nói ra và cái tôi bản thân, rõ nhất là trong các tình huống như trao đổi, tranh luận, biện giải, thuyết minh, trình bày là đặc điểm nổi trội của sinh viên Học viện BC&TT. Với sinh viên khối lý luận chính trị, các em có kiểu điềm tĩnh - tự tin trình bày suy nghĩ, tranh luận về những cách nhìn, cách nghĩ về chính trị, xã hội một cách có cơ sở chắc chắn. Ngược lại, sinh viên ngành báo chí có khả năng “bắt” vấn đề và diễn đạt lại một cách sắc sảo, ấn tượng và chính xác. Qua kênh Mạch Nguồn, nếu như NLNN phong phú cũng như sự biểu đạt ngôn ngữ sắc sảo, thì sự thể hiện năng lực ấy của sinh viên khối lý luận lại có độ chắc chắn và tư duy khái quát tốt.
+ Sinh viên Học viện BC&TT luôn thể hiện sự năng động, dám nghĩ khác đi, không đi theo lối mòn. Số nữ sinh Học viện BC&TT tham gia các cuộc thi sắc đẹp và vào sâu hoặc đạt giải cao trong các cuộc thi, vượt qua vòng trả lời phỏng vấn đại diện cho những thế hệ sinh viên Học viện BC&TT dám nghĩ khác và nói ra điều khác đó của mình.
+ Đặc điểm cuối cùng, cũng là đặc điểm nổi trội của sinh viên Học viện BC&TT, đó là “tính đảng” được thấm nhuần trong suy nghĩ của các em. So với sinh viên các trường khác, sinh viên Học viện BC&TT tuy cởi mở, “thoáng” trong cách nghĩ nhưng hoàn toàn không “chệch” định hướng về tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước. Các em có phản xạ nhạy cảm và nhanh hơn sinh viên các trường khác khi trao đổi về các vấn đề chính trị, đường lối, chính sách; phát hiện nhanh sự “gài” “cài cắm” những ẩn ý nhằm gieo rắc suy nghĩ bất lợi về chế độ trong tư tưởng sinh viên; cao hơn, các em có sự đối đáp, lập luận phản bác lại những ẩn ý xấu, tiêu cực; biết cách bảo vệ suy nghĩ, tư tưởng của bản thân, không để “vi khuẩn” độc hại xâm chiếm tư duy, cách nghĩ.
Phong cách giao tiếp riêng của sinh viên Học viện BC&TT cho thấy các em là một nhóm xã hội khác biệt với kiểu tư duy riêng. Đó là nhóm có tư duy nhạy bén về các vấn đề chính trị - xã hội đồng thời các em có ý thức bảo vệ chế độ, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng khả năng quan sát xã hội được kết hợp với NLNN - khả năng giao tiếp tốt, cho thấy sự sắc bén của các em.
Tóm lại, năng lực ngôn ngữ là khả năng tích lũy tri thức và kỹ năng ngôn ngữ ở dạng tiềm tàng; đồng thời, vốn tri thức này luôn được sử dụng/ thực thi trong giao tiếp và qua giao tiếp mà đáp ứng được mục tiêu, nhu cầu truyền tải nội dung tư tưởng trong những hoàn cảnh, hình thức giao tiếp nhất định. Đối với sinh viên Học viện BC&TT, việc rèn luyện để có NLNN phong phú là điều cần yếu.
NLNN tốt có vai trò trọng yếu trong việc giúp sinh viên góp phần lan toả cách sử dụng đúng và chuẩn tiếng Việt mà biểu hiện cụ thể và sinh động, thiết thực nhất là sinh viên Học viện BC&TT với NLNN đã thực hiện các sản phẩm báo chí trên các kênh báo in, báo phát thanh, báo truyền hình trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, NLNN còn góp phần xây dựng phong cách sinh viên Học viện BC&TT. Đó là sự ứng xử bằng ngôn ngữ linh hoạt, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, chính xác; thể hiện được sự năng động, dám nghĩ dám làm; thấm nhuần tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng./.
______________________________________________________
(1), (6), (9) Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng.
(2) Chomsky, N. (1965), Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge Mass. MIT Press.
(3) Campbell, R. and R. Wales. 1970. 'The study of language acquisition'. In J. Lyons, ed. New horizons in linguistics. Harmondsworth: Penguin Books. Canale, M., R. Mougeon, and E. Beniak. 1978. 'Acquisition of some grammatical.
(4) Hymes, D. (1972) On Communicative Competence. ed. J B. Pride and Holmes, H. Sociolinguistics. N.Y. Penguin. [12] Canale, M. & Swain, L. Nguyễn Trọng Hoàn (2020).
(5) Nguyễn Trọng Hoàn (2020), "Dạy học Ngữ văn theo định hướng năng lực" https://dangcongsan.vn/y-te/day-hoc-ngu-van-theo-dinh-huong-nang-luc Thứ hai, 03/02/2020 11:59 (GMT+7) (1980) “Theoretical.
(7), (8) Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Kim Thành (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb. Giáo dục, H.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 6/ 2023
Bài liên quan
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- Luận bàn về tính chất và vai trò của xuất bản sách chính trị
Xem nhiều
- 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- 2 Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- 3 Đội ngũ văn nghệ sĩ phát huy truyền thống vẻ vang, chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong sáng tạo nghệ thuật, không ngừng bồi đắp, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo sức mạnh nội sinh cho phát triển đất nước*
- 4 Quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hiện nay
- 5 Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố hiện nay
- 6 Vai trò của dư luận xã hội đối với phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đào tạo theo phương thức tín chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Sau hơn 10 năm thực hiện, phương thức đào tạo tín chỉ đã khẳng định được sự ưu trội, hiệu quả và hiện đại của nó so với phương thức đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên vì là phương thức đào tạo mới được áp dụng cho nên không tránh khỏi những khó khăn, thách thức, hạn chế cần phải vượt qua. Bài viết của tác giả góp phần luận giải để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn cả về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả phương thức đào tạo tín chỉ trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận