Những thuận lợi, khó khăn thách thức và các giải pháp của báo chí Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Trong hiệp định gia nhập WTO hầu như không đề cập đến lĩnh vực báo chí, song có thể nhận thấy báo chí ở Trung Quốc sẽ có rất nhiều thay đổi sau khi gia nhập tổ chức này. Vì bản chất của WTO là kinh tế toàn cầu hoá, cho nên tính công khai, công bằng, cạnh tranh là nguyên tắc cơ bản của nó.
Tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo ra cho báo chí Trung Quốc một môi trường phát triển như thế nào? Trung Quốc phải làm gì để có thể phát triển ngành báo chí truyền thông ngang tầm với một số nước lớn trên thế giới? Đây cũng là vấn đề mà nhiều học giả trong giới báo chí ở Trung Quốc rất quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp của báo chí Trung Quốc để đối phó với những khó khăn thách thức sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Những thuận lợi của báo chí Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, cạnh tranh với thế giới
Quy chế Tối huệ quốc là một quy chế cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới, nó bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ mậu dịch của các thành viên. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, các doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ được hưởng một số quyền lợi theo quy định. Chính điều này đã làm cho ngành báo chí của Trung Quốc có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế một cách ổn định, bình đẳng và công khai. ở Trung Quốc tập đoàn báo chí, kinh doanh báo chí đã phát triển mạnh mẽ, hình thức cũng rất phong phú và đa dạng tạo thuận lợi cho báo chí Trung Quốc mở rộng thị trường tiêu thụ, tham gia và cạnh tranh được với thế giới.
- Học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước - thúc đẩy cải tiến kỹ thuật
Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí Trung Quốc áp dụng được kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý để từ đó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật. Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu giảm sẽ làm cho giá thành nhập khẩu giấy và các nguyên liệu để sản xuất báo cũng giảm theo. Trung Quốc có thể lợi dụng thế mạnh về tuyên truyền của mình để mở rộng thị trường quảng cáo trên thế giới và thâm nhập vào thị trường của các thành viên khác trong tổ chức WTO. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí của Trung Quốc tăng cường hợp tác với các tập đoàn báo chí xuyên quốc gia cũng như các tập đoàn báo chí nổi tiếng thế giới, từ đó mở rộng thị trường in ấn, quảng cáo và phát hành quốc tế.
Báo chí là một hoạt động truyền thông xã hội có quy mô lớn, giống như các kiến trúc thượng tầng khác, được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế nhất định và chịu sự chi phối của nó. Trong môi trường WTO, một phần cơ sở kinh tế của Trung Quốc sẽ phải hội nhập với thế giới, do vậy thị trường Trung Quốc sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Thách thức của báo chí Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
+ Phải giảm thuế để mở rộng thị trường
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc bắt buộc phải giảm thuế, tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và nới lỏng điều kiện cho phép các doanh nghiệp nước ngoài (bao gồm cả báo chí nước ngoài) thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, điều này sẽ khiến cho sự cạnh tranh trong thị trường báo chí Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn. Các mặt cạnh tranh bao gồm vốn, kỹ thuật, nhân tài, cơ chế, marketing... Kỹ thuật in ấn, giá cả, thiết kế quảng cáo và kinh nghiệm tiến hành cạnh tranh trong thị trường quốc tế của báo chí nước ngoài cũng chiếm nhiều ưu thế hơn so với Trung Quốc.
+ Mở rộng và phát triển ngành công nghiệp quảng cáo
Việc mở rộng ngành công nghiệp quảng cáo tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của ngành báo chí. Đăng tải quảng cáo là chức năng thứ yếu của báo chí, nhưng quảng cáo lại là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc duy trì sự sống của tờ báo. Đối với một xã hội có nền kinh tế thị trường đã chín muồi thì tổng sản phẩn quốc dân có quan hệ mật thiết với tổng doanh thu từ quảng cáo. Thông thường, tổng số tiền thu được từ quảng cáo chiếm khoảng 1% - 1,5% GDP. Đối với báo chí sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu của quảng cáo - tức là làm cho mức tiền thu được từ quảng cáo sẽ tăng lên. Theo thống kê năm 2000, doanh thu từ quảng cáo của Trung Quốc chiếm 0,79% GDP. Sau khi gia nhập WTO, mỗi năm GDP của Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 3% - tức là mỗi năm tăng thêm khoảng 30 tỷ đô la Mỹ. ước tính trong vòng 10 năm tới, mức chi phí cho quảng cáo của Trung Quốc sẽ tăng mạnh, đồng thời, sau khi gia nhập WTO, tiền vốn đầu tư và hàng hoá của nước ngoài sẽ thâm nhập nhanh vào thị trường này. Do vậy, báo chí Trung Quốc phải mở cửa và phát triển ngành quảng cáo, đây thật sự là một thách thức rất lớn với báo chí Trung Quốc hiện nay.
+ Mở cửa ngành công nghiệp phát hành - một thách thức lớn
Trước kia, Trung Quốc chủ yếu chú trọng các khâu làm tin và biên tập, hầu như ít quan tâm đến khâu kinh doanh và phát hành... Thực ra, trong nền kinh tế thị trường, sự sống còn của báo chí chủ yếu dựa vào sự lựa chọn tự nhiên của công chúng, vì thế phát hành là khâu vô cùng quan trọng. Một số chuyên gia Trung Quốc lo lắng, khi mở cửa ngành công nghiệp phát hành báo, nhà nước sẽ không thể dùng bất cứ hình thức nào để hạn chế quảng cáo của báo chí truyền thông. Các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài hoàn toàn có thể thông qua các hình thức kinh tế hợp pháp để khống chế một số phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, sẽ khó có thể thông qua khâu tuyên truyền để định hướng dự luận xã hội.
Giải pháp để đối phó với những thách thức sau khi Trung Quốc gia nhập WTO
Trong môi trường WTO, báo chí Trung Quốc có trách nhiệm định hướng đúng đắn dư luận xã hội, đồng thời phải đẩy mạnh sự phát triển của chính mình. Báo chí Trung Quốc phải đề ra nhiều đối sách khắc phục những thách thức và khó khăn sau khi nước này gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
1. Tổ chức lại cơ quan báo chí thành các tập đoàn báo chí mạnh
Trong nền kinh tế thị trường lĩnh vực báo chí cần tiếp tục xây dựng những tập đoàn báo chí có quy mô lớn mạnh và tổ chức lại các phương tiện truyền thông đại chúng khác, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Trước kia, quy mô của các cơ quan báo chí ở Trung ương còn nhỏ, năm 1996 Trung Quốc có chủ trương thành lập tập đoàn báo chí, đến ngày 6.12.2001, tập đoàn báo chí phát thanh truyền hình điện ảnh lớn nhất Trung Quốc đã ra đời bao gồm Đài truyền hình Trung ương, Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc, Công ty mạng phát thanh truyền hình Trung Quốc với tổng số tài sản cố định là 21,4 tỷ Nhân dân tệ (khoảng hơn 40.000 tỷ VNĐ), tổng thu nhập hàng năm đạt 11 tỷ NDT. Đây thực sự là tập đoàn báo chí tổng hợp cấp nhà nước lớn, sản xuất và kinh doanh nhiều lĩnh vực như phát thanh, truyền hình, điện ảnh, truyền mạng điện tử, xuất bản, nghệ thuật điện ảnh, phát triển khoa học kỹ thuật, quản lý vật tư, kinh doanh quảng cáo... Việc tổ chức lại các cơ quan báo chí ở trung ương thành một tập đoàn báo chí đa ngành ở Trung Quốc đã thấy rõ việc Chính phủ Trung Quốc muốn phát triển ngành báo chí truyền thông trở thành ngành văn hoá đặc sắc có thể cạnh tranh được với báo chí của các nước phát triển.
2. Coi trọng kinh doanh, tăng cường quản lý
Hoà nhập WTO, yêu cầu ngành báo chí Trung Quốc một mặt coi trọng tuyên truyền, mặt khác phải chú trọng đến quản lý kinh doanh. Tuyên truyền để định hướng chỉ đạo, còn kinh doanh để thúc đẩy phát triển, giữa hai lĩnh vực này có một mối quan hệ hữu cơ gắn bó, liên kết với nhau.
Vài năm gần đây, một số tập đoàn báo chí Trung Quốc đã nghiên cứu và đúc kết được nhiều kinh nghiệm vô cùng quý báu về lĩnh vực kinh doanh này. Một ví dụ cho thấy, tháng 8.1999, Công ty đầu tư Bá Thụy - Công ty nắm cổ phần chính của Thành Đô Thương báo đã mua lại Công ty điện tử Tứ Xuyên. Việc một tờ báo mua một công ty là trường hợp đầu tiên xuất hiện trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Xét về xu thế phát triển cho thấy, sự thâm nhập qua lại giữa thị trường vốn với ngành báo chí là một quá trình diễn ra từ từ, do đó việc khai thác ưu thế, nâng cao trình độ quản lý và giảm giá thành sản phẩm là cách thức chỉ đạo chủ yếu trong việc phát triển kinh doanh báo chí Trung Quốc. Chiến lược phát triển này làm cho các cơ quan báo chí sẽ phải bán sản phẩm của mình thấp hơn so với thị trường, từ đó mở rộng và duy trì mức độ ảnh hưởng trên thị trường và tăng lợi nhuận.
3. Lấy thương hiệu để cạnh tranh toàn cầu
Kinh nghiệm cho thấy, trong điều kiện phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thì nội dung của tờ báo là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của mình. Cho dù một cơ quan báo chí có sức mạnh về kinh tế đến đâu vẫn đều phải chú trọng nội dung, phải thu hút được sự chú ý của công chúng. Một số học giả của Trung Quốc đánh giá hiện tại các phương tiện truyền thông của Trung Quốc vẫn còn những hạn chế về nội dung và thời lượng phát sóng. Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 300 đài truyền hình, nhưng bình quân mỗi ngày mỗi đài chỉ phát được 8 tiếng. Theo ước tính mỗi năm các đài truyền hình trên toàn Trung Quốc phải phát khoảng 8,76 triệu giờ, nhưng hiện nay mới chỉ phát được 800.000 giờ. Các tiết mục thì lại gần như giống nhau và việc phát lại các chương trình trên TV vẫn còn nhiều, trong khi đó những chương trình mang tính sáng tạo lại rất ít, thiếu các tiết mục đặc sắc...
Vì vậy, báo chí Trung Quốc phải có sự cải tiến, phải phát sóng nhiều hơn với chương trình có nội dung đặc sắc mang đậm tính dân tộc, chú ý chọn lọc, đăng tải những tin tức, sự kiện mà công chúng quan tâm. Phải tạo được thương hiệu của mình để cạnh tranh.
4. Lấy công chúng làm gốc, nâng cao nghệ thuật hướng dẫn dư luận
Mặc dù báo chí Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú trong việc giữ gìn tính dân tộc, có định hướng và hướng dẫn dư luận, nhưng việc cải tiến nghệ thuật hướng dẫn, tính hiệu quả của phương pháp tuyên truyền vẫn còn một số mặt hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do báo chí Trung Quốc trong xây dựng lấy tư tưởng độc giả, khán giả làm gốc còn yếu còn nhiều bất cập. Để giải quyết vấn đề trên, theo chúng tôi báo chí Trung Quốc cần:
- Một là, tăng cường tính thời hiệu (thông tin nhanh) của báo chí. Đối với những sự kiện lớn và quan trọng, báo chí phải truyền tải thông tin một cách nhanh nhất tới công chúng để từ đó có thể định hướng dự luận.
- Hai là, tăng cường tính tiếp cận của báo chí, nâng cao độ tin cậy, tính trung thực của báo chí.
- Ba là, nâng cao hiệu quả phục vụ, gần gũi hơn với quần chúng. Báo chí phải phục vụ rộng rãi công chúng đặc biệt là đem lại lợi ích cho nhiều người tiêu dùng, từ đó gây cảm hứng đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của công chúng.
5. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, xây dựng một đội ngũ những người làm báo giỏi
Sự cạnh tranh của nghề báo xét cho cùng là do trình độ của người làm báo quyết định. Vì vậy phải chú trọng bồi dưỡng nhân tài và xây dựng đội ngũ những người làm báo giỏi. Trong công tác cải cách báo chí, Trung Quốc đặt ra mục tiêu đào tạo những cán bộ làm công tác báo chí vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, nghiêm về kỷ luật, nhanh nhẹn trong tác phong, tinh thông ngoại ngữ và hiểu biết kỹ thuật truyền thông tiên tiến. Mặt khác, cần đào tạo những cán bộ làm công tác báo chí có đầu óc kinh doanh, hiểu biết về phát hành, quan hệ công cộng (PR), đặc biệt rất cần bồi dưỡng các nhân tài có óc sáng tạo, biết chỉ đạo và thực hiện công tác thiết kế, làm các tiết mục, chương trình hay... Đồng thời đặt ra cơ chế tuyển dụng nhân tài và phương pháp sử dụng nhân tài để họ cống hiến hết mình.
Để đạt được mụch đích trên, trước hết, cần xây dựng thị trường nhân tài báo chí, và những người làm báo giỏi.
Hai là, xây dựng hệ thống giá trị cho thị trường nhân tài, để thị trường này phải hoạt động theo quy luật giá trị.
Ba là, xây dựng hệ thống luật pháp hoàn thiện cho thị trường nhân tài báo chí hoạt động và bảo đảm an toàn cho đội ngũ báo chí tác nghiệp.
Bốn là, xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin về thị trường nhân tài báo chí không ngừng tạo nguồn nhân tài
Năm là, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nhân tài để từ đó có thể phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và làm báo.
6. Xây dựng tập đoàn báo chí mạnh với quy mô kinh tế hợp lý
Gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội cho báo chí phát triển, do vậy xét về tổng thể phải tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí... Các tập đoàn báo chí phải xây dựng cơ chế kinh doanh hợp lý, phân quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, có cơ cấu quản lý và thể chế lãnh đạo cụ thể; có chế độ thưởng phạt, tiền lương cần phân rõ ràng cao thấp, để động viên cán bộ, nhân viên phát huy tính sáng tạo trong công việc.
Không ngừng nâng cao trình độ làm báo điện tử có nội dung phong phú, mở rộng lĩnh vực phục vụ, thu được nhiều lợi nhuận từ lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế.
Xây dựng hệ thống tự phát hành giải quyết những tồn tại do phải thông qua bưu điện phát hành, có thể bán báo trả chậm... từ đó mở rộng công tác phát hành và bán lẻ.
Mở rộng thị trường quảng cáo, không ngừng nâng cao chất lượng quảng cáo...
Đi theo con đường quốc tế hoá, hội nhập thị trường thế giới là yêu cầu tất nhiên của thời đại, lấy ngôn ngữ và hình thức tuyên truyền làm cho cộng đồng quốc tế biết đến Trung Quốc, từ đó xây dựng hình tượng Trung Quốc trên trường quốc tế là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cải cách công tác báo chí ở Trung Quốc.
Các cơ quan báo chí địa phương và trung ương chuyển sang hội nhập với cộng đồng thế giới sẽ có nhiều thách thức nhưng đem lại nhiều cơ hội cho báo chí phát triển, chỉ cần không ngừng cố gắng nỗ lực, đối phó một cách hợp lý, ngành báo chí của Trung Quốc nhất định bước sang một thời đại phồn vinh mới./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận