Níu kéo độc giả bằng mọi cách
Cải tiến nội dung để phục vụ công chúng
Tờ “Cologne hàng ngày” của tập đoàn M. Dumont Schauber (ra số đầu tiên từ năm 1802) là một trong 4 tờ báo lớn nhất nước Đức. Hiện nay, “Cologne hàng ngày” vẫn in khoảng 200.000 bản/ngày, tuy nhiên so với thời hưng thịnh nhất vào những năm 1990 thì “Cologne hàng ngày” đã giảm khoảng hơn 20%. Tờ báo này có trụ sở tại Cologne, một trong những thành phố lớn nhất nước Đức nhưng địa bàn phát hành thì trên khắp toàn nước Đức. Đây là tờ báo hàng ngày nhưng trước sức ép cạnh tranh của các loại hình báo chí, đặc biệt là các tờ báo điện tử và mạng xã hội, “Cologne hàng ngày” đã thay đổi chiến lược từ chỗ chỉ chạy theo tin tức thời sự nay báo đã tập trung đẩy mạnh bình luận, phân tích sâu các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của nước Đức, châu Âu và thế giới. Bên cạnh đó, báo tăng cường phỏng vấn các chuyên gia và các nhà phân tích thời sự về các vấn đề vừa xảy ra...
Tuy nhiên, các vấn đề thời sự nóng vẫn được ưu tiên để công chúng “không bỏ báo mà xem báo điện tử”, thậm chí là bỏ hàng trăm ngàn bản báo đã in để in lại với tin tức và bình luận về một sự việc vừa diễn ra trong đêm, được cập nhật sát giờ phát hành. Độc, lạ và xoáy vào mảng địa phương là những nội dung báo này đang theo đuổi. Để biết độc giả thích đọc gì và muốn đọc gì, báo đã sử dụng một dụng cụ thăm dò ý kiến bạn đọc “scaner” . Đây là một dụng cụ điện tử phát cho bạn đọc để thăm dò sở thích đọc của họ, sau một thời gian báo sẽ thu lại để tổng hợp, phân tích nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc.
“Đào tạo” người đọc trẻ
“Độc giả của chúng tôi mỗi năm lại tăng thêm một tuổi”, người phát ngôn của Tập đoàn M.Dumont Schauber cho biết như vậy. Bà nói: Nếu như năm nay, tuổi của độc giả là 50 thì sang năm sẽ là 51... và cứ như vậy tăng lên. Người trẻ hiện nay không mấy mặn mà với báo giấy... Đó là nỗi lo của tất cả những tòa soạn báo in của Đức. Chính vì vậy, vào tháng 10/2015, M.Dumont Schauber cho ra mắt tờ báo dành cho thiếu nhi có cái tên rất ngộ nghĩnh “Duda” (tờ báo của bạn) với mong muốn đào tạo cho mình một thế hệ đọc báo giấy mới. Họ cho rằng, nếu khi còn nhỏ, bọn trẻ không đọc báo giấy, lớn lên chúng cũng không còn thói quen đọc báo. Tờ “Duda” 12 trang khổ nhỏ (nhỉnh hơn giấy A4), được trình bày rất thân thiện và ngộ nghĩnh, in màu, chữ to, ảnh đẹp... Đặc biệt là nội dung rất đa dạng. Ở trang 2 và trang 3 có bài về những vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa... nhưng viết rất nhẹ nhàng, mềm mại phù hợp với cả đối tượng là trẻ em. Ví dụ vấn đề bảo vệ trẻ em khi có khủng bố, chiến tranh, xung đột; vai trò của nước Đức trong cuộc chiến chống khủng bố...
Những vấn đề được viết khá mềm mại, giúp trẻ em có cái nhìn tương đối đầy đủ về các vấn đề của thế giới và đất nước; cùng với đó là các trang các em viết, các em tự giới thiệu phim; những trang dạy nấu ăn, đan lát, thêu thùa, sửa chữa điện tử... Có một điều mà Tập đoàn M.Dumont Schauber không thể làm khác, đó là đào tạo trẻ em cách bỏ tiền ra mua báo. Tờ báo Duda giá 2 Euro, không rẻ so với các tờ báo khác và mỗi số cũng phát hành trên dưới 100.000 bản. “Thực ra chúng tôi có thể phát không, nhưng như thế sẽ hình thành thói quen đọc báo không mất tiền trong các em... Và như thế trong tương lai làm sao bán được báo để nuôi sống tòa soạn này” - người phụ trách truyền thông tập đoàn M.Du- mont schauber nói.
Báo điện tử bổ sung cho báo giấy
Zeit Time (Thời Đại) là tờ báo lớn tại Đức. Tờ báo giấy có từ năm 1946 này xuất bản hàng tuần với số lượng khủng 400.000 bản. Với các vấn đề chính trị, kinh tế lớn của thế giới và nước Đức, Zeit khiến người Đức không thể bỏ qua mỗi tuần, dù tờ báo lên tới vài chục trang, dày và nặng. Trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển, Zeit đã ra phiên bản Zeit-online để có thêm công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ. Nếu như tòa soạn Zeit đặt tại Hamburg, thì tòa soạn Zeit-online lại có trụ sở tại Berlin. Sau gần 20 năm phát triển hiện Zeit đứng thứ 6 trong các trang online ở Đức. Trang web này có lượng bạn đọc lên tới 85 triệu truy cập/tháng . Bí quyết của Zeit-online thu hút bạn đọc là khi có nội dung hấp dẫn thì phải sáng tạo ra các hình thức thể hiện độc đáo và dễ hiểu nhất. Chính vì vậy, trên trang Zeit-online các hình thức như đồ họa, video... thậm chí là vẽ lại những bài báo theo kiểu truyện tranh như câu chuyện về sử dụng lính trẻ em ở Uganda. Hoặc những câu chuyện rất cũ như được làm mới bằng những cách độc và lạ như Zeit đăng ảnh vệ tinh buổi tối để thấy phía Tây vẫn dùng đèn vàng, còn phía Đông vẫn dùng đèn màu trắng; hoặc điều tra tên của người Đức và thấy có những cái tên như Rony chỉ có ở phía Đông Đức mà không hề có ở Tây Đức... từ đó họ bình luận về vấn đề thống nhất nước Đức... Có một điều cho đến thời điểm này, Zeit vẫn giữ hai tòa báo giấy và báo điện tử độc lập. Báo điện tử chỉ sử dụng khoảng 10% bài của báo giấy và ngược lại. Sở dĩ như vậy, theo lãnh đạo tờ báo này vì người đọc báo giấy và báo điện tử là những đối tượng khác nhau, cách thức đọc và cách thức làm báo khác nhau... vì vậy chỉ những vấn đề nóng mới sử dụng chung, còn lại vẫn để hai tòa soạn phát triển độc lập. Và một điều cốt yếu mà họ không muốn phá vỡ, đó là Zeit luôn được biết đến là tờ báo giấy, vì vậy với họ Zeit-online phát triển cũng chỉ có nhiệm vụ bổ sung cho báo giấy mà thôi.
Theo Báo cáo Xu hướng Báo chí Thế giới 2015 của Hiệp hội Báo chí và các nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN-IFRA), trên thế giới hiện nay có khoảng 2,7 tỷ người trưởng thành vẫn đang đọc báo giấy, chiếm tới một nửa số người trưởng thành trên toàn cầu. 6 thị trường báo chí lớn nhất thế giới lần lượt là Mỹ (37 tỷ USD), Nhật Bản (18 tỷ USD), Đức (16 tỷ USD), Trung Quốc (14 tỷ USD), Anh (8 tỷ USD) và Ấn Độ (7 tỷ USD).
______________________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử số ra ngày 01.7.2016
Thành Tuyên
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
- Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
- Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- “Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
- Quản lý thông điệp về môi trường trên tạp chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025
Sáng 19/3/2025, Học viện tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025. PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi dự và phát biểu khai mạc Hội thi.
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Sửa đổi Luật Báo chí 2016 để bảo đảm tối đa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Luật Báo chí nhằm mục đích cao nhất là bảo đảm quyền tự do ngôn luận (QTDNL) trên báo chí của công dân. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có những thay đổi nhất định, báo chí cũng thay đổi theo. Luật Báo chí cũng phải luôn được chỉnh lý cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của báo chí.
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Công chúng trả phí tiếp nhận tin tức - xu hướng thế giới và sự phát triển bền vững của kinh tế báo chí ở Việt Nam
Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm, chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các cơ quan báo chí, hãng thông tấn ở khắp nơi trên thế giới đang tìm những phương pháp, chiến thuật kinh doanh sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của họ. Tùy vào từng môi trường chính trị - xã hội, nền báo chí - truyền thông, quy mô, cơ cấu, hoạt động của các cơ quan báo chí - truyền thông mà có những phương pháp, mô hình kinh tế báo chí khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các bức tường phí (paywall) - “hệ thống ngăn người dùng Internet truy cập nội dung trang web mà không đăng ký trả phí”(1) - được dựng lên để yêu cầu công chúng trả phí tiếp nhận tin tức trực tuyến ngày càng trở thành một xu hướng không thể đảo ngược, và cũng là sự thúc đẩy bền vững của báo chí, trong đó có Việt Nam.
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đang tác động ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên các trường đại học trên cả bình diện tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, việc tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết nhằm tạo tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bài viết làm rõ mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội; từ đó phân tích nội dung quản lý về tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến cộng đồng sinh viên, đưa ra một số yêu cầu giúp quản lý, tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong cộng đồng sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay.
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
“Nói hay đừng” - Dấu ấn chặng đường làm báo của nhà báo Trần Đức Chính
Cuốn sách “Nói hay đừng” tập hợp hơn 100 bài viết ở các thể loại bình luận, tiểu phẩm báo chí, phóng sự, tản mạn… của nhà báo Trần Đức Chính, được lựa chọn từ hơn 6.000 bài báo trong suốt cả sự nghiệp của ông. Điều đặc biệt là, cuốn sách được những đồng nghiệp thế hệ sau, những “học trò” thân thiết và yêu quý của ông tập hợp và chọn lọc, biên soạn.
Bình luận