Nữ phóng viên dân tộc Thái với đam mê làm báo trên miền Tây Bắc

Chị Cà Thị Hoan (áo cóm đỏ) trao đổi nghiệp vụ cùng các phóng viên đài PT-TH tỉnh Sơn La.
Ảnh: Phương Giang
Một ngày giữa tháng 7, PV có dịp đến thăm chị Cà Thị Hoan tại phòng làm việc khi chị đang mải mê để hoàn thành chương trình thời sự và văn nghệ tiếng dân tộc chuẩn bị lên sóng. Khuôn mặt bầu bĩnh, chiếc áo cóm truyền thống, búi tóc ngược cài trâm rất đỗi giản dị, nhưng bên trong chị là cả tâm hồn thơ và những bản tình ca dân ca Thái.
Trong căn phòng bộn bề máy móc, thiết bị, chị Hoan tâm sự: "Mình sinh ra và lớn lên tại huyện Thuận Châu, cái nôi của nền văn hoá Thái với những bản trường ca nổi tiếng như Sống chụ son sao, Khun Lù - Nàng Ủa, Inh Éng và những điệu múa xoè nhịp nhàng uyển chuyển. Hơn 30 năm về trước, mình cũng là người con gái Thái đầu tiên của xã được bước vào cánh cổng đại học".
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Tây Bắc, chị được cơ quan tuyển dụng về làm biên tập viên chương trình văn nghệ tiếng Thái. Gần 30 năm nay gắn bó với đài, hiện chị là Trưởng phòng Tiếng dân tộc Đài phát thanh - Truyền hình Sơn La.

"Nói về chuyện đời, chuyện nghề thì dài lắm nhưng đến với nghề thì có lẽ là một cơ duyên. Khi đang là sinh viên năm thứ 2 của Trường cao đẳng sư phạm Tây Bắc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La đến trường sơ tuyển biên tập biên chương trình tiếng dân tộc, nhờ chút năng khiếu và am hiểu về văn hoá dân tộc Thái nên được tuyển dụng và ra trường về công tác tại cơ quan" - chị Hoan bộc bạch.
Thời gian đầu không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, song với lòng đam mê, nữ phóng viên - biên tập viên đã không ngại trèo đèo, lội suối, đến với những bản làng xa xôi, khó khăn nhất của Sơn La.
Gần 30 năm gắn bó với nghề làm báo, niềm đam mê lớn nhất của nữ phóng viên này là giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ, giữ những làn điệu dân ca cổ và lan truyền rộng rãi đến đồng bào dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Từ những trăn trở đó, hơn 200 tác phẩm bao gồm thơ, kịch tấu, nhạc, truyện ngắn tiểu phẩm và những bài báo phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống đã ra đời, được đăng trên các báo, sóng phát thanh truyền hình tỉnh. Bên cạnh đó, chị cũng sưu tầm, biên dịch hơn 100 tác phẩm văn hóa cổ dân tộc Thái.

Tâm sự về chuyện nghề, chị Hoan kể: "Trên một chuyến công tác tại xã vùng cao huyện Thuận Châu gặp một em nhỏ rất đáng thương, mình đã tìm đến nơi gia đình cháu sinh sống, dò hỏi được biết bố em đi tù, do phạm tội về ma tuý, mẹ em đi lấy chồng khác, em phải đi làm thuê kiếm sống".
Bằng cảm xúc và những trải nghiệm của mình, chị đã viết lên câu truyện “Đem con đi gán nợ” chạm vào trái tim của không ít khán, thính giả. Nhờ câu chuyện chân thực, lay động lòng người, tác phẩm của chị Hoan đã đạt giải A cuộc thi Liên hoan PT-TH toàn tỉnh, giải A tác phẩm báo chí chất lượng cao, giải khuyến khích Ủy ban Quốc gia phòng chống ma tuý năm 1997.
Nói về gia đình, nữ phóng viên miền Tây Bắc cho biết: "25 năm xây dựng gia đình thì có cả 25 năm chồng biền biệt nơi biên giới, một mình chị lo toan việc nước, việc nhà".
Được biết, chồng chị là trung tá Lò Văn Dũng, trinh sát viên đồn Biên phòng 457 Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Nhờ có hậu phương vững chắc, đã ba lần anh được tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.
Năm 2021, gia đình chị được Công đoàn Viên chức tỉnh Sơn La biểu dương gia đình CBCCVC tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2016-2021, niềm vui đó càng tiếp thêm động lực để chị yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp báo chí, phát thanh truyền hình, văn học nghệ thuật tỉnh nhà./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 25.70.2022
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 19: Thanh niên với khát vọng phát triển đất nước
-
2
Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể
-
3
Học viện tổ chức Gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
-
4
Trao đổi tọa đàm giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị khu vực I về các mặt công tác
-
5
Mạch Nguồn số 18: 78 năm vững bước dưới cờ Đảng
-
6
Mạch nguồn số 17: Ứng xử trên mạng xã hội của trí thức trẻ
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện tổ chức Gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
Sáng 12.1.2023, Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban Giám đốc, Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức buổi Gặp mặt các thế hệ lãnh đạo quản lý, các cán bộ nghỉ hưu của Nhà trường qua các thời kỳ.
"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số
"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số
(LLCT&TTĐT) Thế giới của những ngôi sao, những người nổi tiếng, các phương tiện truyền thông đại chúng và cộng đồng người hâm mộ gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ vừa có lợi vừa có tính triệt tiêu. Truyền thông quảng bá ngôi sao, cũng vì lẽ đó gắn bó mật thiết với sự phát triển và vận động của giới truyền thông và công chúng. Nghiên cứu về truyền thông quảng bá ngôi sao, bản chất là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa năm chủ thể căn bản: “ngôi sao”; sự nổi tiếng; giới truyền thông; công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); và nền công nghiệp sản xuất “ngôi sao” bao gồm những nhà quản lý, những nhà môi giới, những yếu tố bổ trợ… Bài viết hướng tới mục đích phân tích chủ thể thứ tư trong năm nhân tố chủ đạo: công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); trình bày khái niệm “người hâm mộ” và “cộng đồng người hâm mộ”, ba làn sóng nghiên cứu chủ đạo về “cộng đồng người hâm mộ”, đồng thời phân tích đặc điểm của cộng đồng người hâm mộ trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách
Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách
Ngày 5.10, tại phiên khai mạc khóa tập huấn “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” ở Seoul, Hàn Quốc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, cần ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách.
Sự phát triển của mạng xã hội và khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền ở Việt Nam
Sự phát triển của mạng xã hội và khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền ở Việt Nam
Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối Internet, Việt Nam đã đặt những “dấu chân” đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới - không gian mạng. Từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giống như khai phá những “vùng đất” mới, không gian mạng được mở rộng, tạo ra không gian phát triển mới cho đất nước.
Báo chí tương tác và mô hình tạo dựng cộng đồng quyền lực mới của truyền thông đương đại
Báo chí tương tác và mô hình tạo dựng cộng đồng quyền lực mới của truyền thông đương đại
Mô hình kiến tạo cộng đồng quyền lực mới ứng dụng trong lĩnh vực thông tấn báo chí sẽ giúp các tòa soạn tạo dựng một hệ sinh thái nội dung, tăng sức cạnh tranh để chiếm lĩnh độc giả; đồng thời cũng mở ra những cơ hội đổi mới phương thức hoạt động, định hướng nội dung và mô hình kinh doanh dựa trên sức mạnh của những cộng đồng phi tập trung trên không gian mạng.
Bình luận