Phẩm cách người làm báo với báo chí dữ liệu
Báo chí dữ liệu không đơn thuần chỉ là một thể loại hay hình thức báo chí, mà còn đóng vai trò kết nối các loại hình báo chí khác nhau với nhau, tương tác lẫn nhau và chi phối lẫn nhau. Vai trò của báo chí dữ liệu trên thế giới ngày càng tăng, bởi ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất, nguồn thông tin được báo chí xử lý và cần thiết cho hoạt động của báo chí ngày càng lớn, đa dạng và pha tạp cả về nguồn thông tin lẫn nội dung và chất lượng được hiểu theo mức độ hàm lượng sự thật trong thông tin. Ở đây, báo chí dữ liệu vừa thực hiện sứ mệnh báo chí khi tạo nên những sản phẩm báo chí đặc thù cho Báo chí dữ liệu, lại vừa như thể “sơ chế” thông tin phục vụ cho những loại hình báo chí khác.
Thứ hai, nhu cầu và đòi hỏi của người dân và công chúng được báo chí phục vụ đã và vẫn tiếp tục thay đổi rất cơ bản, sâu sắc và mạnh mẽ. Yêu cầu đặt ra cho báo chí trên phương diện này không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần, mà phải xử lý thông tin sâu rộng hơn, không chỉ có nhanh chóng và kịp thời, khách quan và đúng đắn mà còn phải sàng lọc và cô đọng hóa theo nhiều phương diện khác nhau, cũng như với đánh giá và đưa ra phân tích riêng một cách khách quan và thuyết phục bằng lập luận và chứng cứ, từ đó gợi mở và định hướng nhận thức cho công chúng. Trong chừng mực nhất định, có thể nói, báo chí dữ liệu có thể đáp ứng yêu cầu này hiệu quả hơn những loại hình báo chí khác.
Thứ ba, tin giả (Fake news) hiện đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với mức độ đáng được tin cậy và tín nhiệm, hiệu quả và ảnh hưởng của báo chí nói chung. Báo chí dữ liệu với những thế mạnh đặc thù của nó có thể đóng vai trò không chỉ rất quan trọng mà còn quyết định trong cuộc chiến của thế giới báo chí chống tin giả.
Cũng chính vì thế, báo chí dữ liệu đặt ra những đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, về mức độ mẫn cảm chính trị và đặc biệt về phẩm cách của tất cả những ai liên quan đến báo chí, từ phía quản lý của nhà nước về báo chí đến những người làm báo.
Mối quan hệ giữa người làm báo và báo chí dữ liệu có những nét đặc thù riêng. Bảo đảm tính khách quan, chân thật, trung thực và nhân văn thuộc về những nguyên tắc cơ bản của báo chí. Thông tin và giáo dục thuộc về những chức năng nhiệm vụ cơ bản của báo chí. Trong báo chí dữ liệu, người làm báo lại càng phải lưu tâm nhiều hơn và coi trọng đặc biệt hơn những điều này. Chính trên phương diện dữ liệu với những đặc tính, đặc thù của nó, sai sót, nhầm lẫn và bị đánh lừa trong thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu dễ xảy ra hơn.
Báo chí dữ liệu đòi hỏi người làm báo phải có cách tiếp cận linh hoạt và cầu thị, biện chứng chứ không sơ cứng với dữ liệu. Trong thời đại thông tin và báo chí dữ liệu, một thông tin mới, hay một dữ liệu mới, cho dù chỉ là nhỏ, cũng vẫn có thể làm thay đổi bản chất, diễn biến, tác động và hệ luỵ. Vì thế, báo chí dữ liệu luôn “mở” chứ không khép kín, luôn liên tục và tiếp nối chứ không gián đoạn hay kết thúc. Người làm báo vì thế phải vận động cùng với dòng chảy của dữ liệu, phải luôn sẵn sàng cho dữ liệu mới dẫn dắt đến những nhận thức mới, kết quả phân tích đánh giá mới và từ đó sáng tạo nên những sản phẩm báo chí mới.
Báo chí dữ liệu đặt ra những điều kiện và tiêu chí riêng về chuyên môn mà người làm báo phải học để có được, áp dụng thường xuyên và cụ thể. Sản phẩm của báo chí dữ liệu có nét chung như mọi sản phẩm báo chí khác, nhưng có đặc thù riêng buộc người làm báo phải thuần thục cách xử lý chung và tìm kiếm được cho mình cách xử lý riêng, cụ thể ở xử lý và sử dụng dữ liệu như thế nào với hình thức và theo phương pháp nào để phục vụ cho mục đích nào, ở cách thức sử dụng dữ liệu làm luận cứ, ở cấu trúc và nội dung bảng biểu dữ liệu, ở chú thích và kết luận từ dữ liệu.
Trong hoạt động báo chí nói chung và đặc biệt trong báo chí dữ liệu, người làm báo luôn đối mặt trực tiếp với thách thức tìm ra sự thật, dám thể hiện sự thật, bảo vệ sự thật và trung thành với sự thật. Người làm báo luôn phải đấu tranh quyết liệt với sự cám dỗ của sự hời hợt và sao nhãng khi dữ liệu quá khổng lồ và biến động nhanh chóng, với sự tinh vi và quỷ quyệt của những kẻ chủ trương thao túng dữ liệu và làm giả dữ liệu, phải đối đầu thường xuyên với sự cám dỗ của đồng tiền và với sự áp đặt từ phía công quyền.
Báo chí dữ liệu đòi hỏi người làm báo phải không ngừng học hỏi về nghiệp vụ chuyên môn, tăng cường khả năng lao động sáng tạo và trình độ áp dụng những thành quả phát triển mới nhất của công nghệ số và công nghệ thông tin. Không quyết tâm và cầu thị cũng như không làm chủ được những kỹ nghệ chuyên môn liên quan thì người làm báo không thể trụ vững, tự tin và chinh phục được thế giới báo chí dữ liệu.
Có thể thấy được báo chí dữ liệu buộc người làm báo luôn phải làm giàu thêm nhận thức và kinh nghiệm cũng như hoàn thiện cách làm báo của chính mình. Câu ngạn ngữ: “Sai một ly, đi một dặm” đặc biệt ứng nghiệm trong báo chí dữ liệu và là lời nhắc nhở, cảnh báo thường trực đối với người làm báo./.
___________
Bài đăng trên tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 29.10.2019
Lũng Nhai
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Bài liên quan
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- (LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 4 Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- 5 Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- 6 Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số là xu thế khách quan và là con đường tất yếu đối với các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các tạp chí khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, trong thời gian qua, các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày càng quan tâm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quy trình hoạt động. Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số của các tạp chí Học viện, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số các tạp chí trong thời gian tới.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
Bình luận