Phát động “Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” năm 2021
Giải báo chí tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh: Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình VNEEP để đạt được những mục tiêu đề ra là “Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Trong đó, để thực hiện các chương trình, sự kiện, chiến dịch truyền thông hiệu quả không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của đội ngũ phóng viên, nhà báo, tác giả của mọi loại hình báo chí như: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử.
Giải thưởng nhằm tôn vinh các tác phẩm báo chí về tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời khuyến khích, động viên, khen thưởng những nhà báo, cộng tác viên, thông tin viên các cơ quan báo chí và các cán bộ truyền thông chuyên trách của các cơ quan năng lượng có các tác phẩm chất lượng về tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong năm 2021.
Nội dung tác phẩm tham dự “Giải Báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" năm 2021 khuyến khích phát hiện, giới thiệu những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, những cách làm có hiệu quả của các địa phương, cơ sở, đơn vị, công trình xây dựng, phát triển công trình xanh, khu đô thị xanh, các nghiên cứu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phản ánh những khó khăn, thách thức và định hướng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cả nước trong thời gian tới. Tác phẩm phải đảm bảo tính chính xác, có tính thuyết phục, định hướng dư luận cao.
Phát biểu tại lễ phát động, nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cảm ơn sự phối hợp của Bộ Công Thương trong việc tổ chức để tạo sân chơi cho các nhà báo, phóng viên tham gia với những tác phẩm theo yêu cầu, thể lệ của các mùa giải. Trong thời gian tới, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn có thêm nhiều tác phẩm mang tính phản biện những chủ trương, chính sách, nói về những bất hợp lý, chưa phù hợp để góp phần phản biện xã hội. Giúp các nhà chức trách, nhất là Bộ Công thương có căn cứ để điều chỉnh chính sách cho phù hợp…
Ngoài ra, rất cần những tác phẩm báo chí mang tính phát hiện, nêu gương những cách làm, những mô hình thực tiễn sử dụng năng lượng hiệu quả. Để cho các địa phương, doanh nghiệp khác học tập, nhân rộng. Hướng tới xây dựng một Việt Nam xanh, sạch, đẹp… phát triển kinh tế một cách bền vững. Các tác phẩm dự thi thuộc 4 loại hình báo chí: Báo in, Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử. Tác phẩm tham dự giải phải được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép từ ngày 01.01.2020 đến ngày 31.08.2021.
Đối với nhóm tác giả gửi tác phẩm dự Giải, số lượng tác giả mỗi nhóm không quá 05 người.
Thời gian nhận bài dự thi đến hết ngày 31.10.2021 (tính theo dấu bưu điện). Dự kiến sẽ công bố và trao giải vào cuối năm 2021.
Ban tổ chức sẽ trao 24 giải thưởng cho 4 loại hình báo chí (Bao gồm 4 giải A: 15 triệu đồng/giải, 08 giải B: 10 triệu đồng/giải; 12 giải C: 7 triệu đồng/giải). Tổng giá trị giải thưởng là 224 triệu đồng.
Các tác phẩm tham dự gửi về địa chỉ: Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Số 59 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.38246530 & 0986 756 202 Bà Vũ Thị Nhung - chuyên viên Ban Nghiệp vụ). Email: bannghiepvu.hnb@gmail.com
Ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm dự thi “Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2021”
Lưu ý: Hồ sơ tác phẩm cần ghi rõ thông tin tác giả: Họ và tên, bút danh (nếu có), điện thoại, email, cơ quan công tác/địa chỉ liên hệ./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 1.9.2021
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng về kinh tế của Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng đã trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí kinh tế. Với sứ mệnh cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và chuyên sâu, Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1) đang không ngừng đổi mới phương thức sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường truyền thông, yêu cầu đặt ra đối với Ban Thời sự, VOV1 là phải khai thác tối ưu các nền tảng số, từ phát thanh truyền thống đến báo điện tử, mạng xã hội và ứng dụng di động, để đảm bảo tính kịp thời, chính xác và hấp dẫn của thông tin kinh tế. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng về kinh tế tại Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận