Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Một trong những nội dung mà các thế lực thù địch luôn nhắm vào và tìm cách xuyên tạc, phủ nhận nền dân chủ XHCN đó là về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng thường cố ý đánh tráo khái niệm, gắn và xuyên tạc nguyên tắc “nhất nguyên chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” với luận điệu: Không thể có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ XHCN, phê phán luận điệu này và chứng minh trong chế độ một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam, dân chủ không những được bảo đảm, mà ngày càng được phát huy sâu rộng là góp phần bảo vệ tính khoa học, đúng đắn của lý luận chính trị cũng như bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Nhận dạng luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam”
Sự phát triển của Internet và mạng xã hội cũng đã đem lại những cơ hội nhất định và điều kiện thuận lợi cho các lực lượng đối lập, chống phá lợi dụng nhằm đẩy mạnh các phương thức, luận điệu xuyên tạc nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” của chúng. Hiện nay, trên nhiều kênh thông tin, bằng nhiều hình thức khác nhau, các thế lực thù địch và phản động ra sức tuyên truyền rằng Việt Nam không thể đạt được dân chủ vì chế độ nhất nguyên chính trị.
Theo họ, việc một đảng cầm quyền lãnh đạo chính phủ và đảm bảo quyền kiểm soát tối cao sẽ dẫn đến dân chủ bị giới hạn hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Bên cạnh đó, chúng cố tình tuyên truyền rằng Đảng Cộng sản không có tính dân chủ và do đó, bất kỳ chế độ nào được lãnh đạo và kiểm soát bởi Đảng Cộng sản đều sẽ không thể đảm bảo được quyền dân chủ. Do đó, để đạt được một nền dân chủ đích thực, các nhà lãnh đạo cần phải thực hiện chế độ đa đảng và đa nguyên.
Bên cạnh đó, chúng còn viện dẫn những yếu kém, một số hiện tượng cụ thể trong thực tiễn đời sống chính trị - xã hội nước ta để khẳng định rằng: thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền chính là mảnh đất làm nảy sinh, dung dưỡng những tư tưởng và hành vi chuyên quyền, lộng quyền, tham nhũng trong đảng, đó chính là căn nguyên gây mất dân chủ, cản trở quá trình phát triển xã hội. Vì vậy, thể chế chính trị một đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam thì không thể có dân chủ, sẽ đưa đất nước, dân tộc đi vào bế tắc với sự độc đoán chuyên quyền. Tiếp theo là nhân danh những người đấu tranh, bảo vệ cho dân chủ, chúng yêu cầu Việt Nam phải từ bỏ sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản, coi đó là vấn đề căn bản, then chốt của chế độ dân chủ; muốn dân chủ phải thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.
2. Luận cứ phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam”
Để phê phán những luận điệu này, bảo vệ tính đúng đắn, khoa học của lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy không được né tránh những vấn đề này mà cần phải đặt nó trở thành vấn đề phải giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để làm được điều đó, trước hết cần phải khẳng định bản chất luận điệu trên của các thế lực thù địch, phản động điều là phản khoa học, là cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ và phát triển nhằm che giấu âm mưu thâm độc, nham hiểm, phản động của chúng, đó là để cổ xúy cho việc ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ vai trò cầm quyền và lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, mục tiêu của chúng là xóa bỏ con đường đi lên (CNXH) ở Việt Nam.
Thứ nhất, dân chủ phụ thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, vào đối tượng phục vụ của đảng cầm quyền, không phụ thuộc vào đa đảng hay nhất đảng
Trong xã hội hiện đại, tương ứng với mỗi mô hình kinh tế, xã hội, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ có hệ thống chính trị một đảng hay hệ thống chính trị đa đảng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một thời điểm nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền, ngay cả trong trường hợp liên minh một số đảng cùng cầm quyền để thành lập chính phủ, thì đảng nào chiếm nhiều số ghế hơn trong nghị viện vẫn có quyền quyết định trong việc đưa ra các chính sách của chính phủ (như ở Đức hiện nay).
Ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, mặc dù là những quốc gia đa đảng, nhưng thực chất cũng chỉ có các đảng tư sản thay nhau nắm quyền. Ngay cả ở cái gọi là “nền dân chủ Mỹ” cũng chỉ là nền dân chủ của giới nhà giàu hay nền dân chủ “đấu giá”, “giả hiệu” khi ở đó, sự giàu có và ảnh hưởng chính trị thường đi đôi với nhau. Những người giàu có, các tập đoàn lớn và những người có quyền lực có nhiều cơ hội và lợi thế trong việc tham gia các quyết định chính trị. Trong nền dân chủ ấy, việc bầu cử cũng thường trở thành một cuộc đấu giá, mà ở đó, các ứng cử viên và các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để chiến thắng và đạt được quyền lực.
Các cuộc đấu giá này không phản ánh ý chí của đa số cử tri, càng không thể là một sự tôn trọng các quyền công dân hay là đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội ở ngay cả chính cái quyền đầu tiên của dân chủ đó là quyền bầu cử. Đương nhiên, khi mà nền dân chủ có thể “bán cho những người trả giá cao nhất”, chính quyền được tạo lập bởi đồng tiền thì tất yếu nó phải hướng đến phục vụ những kẻ nhiều tiền, chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người”, như các học giả phương Tây vẫn rêu rao.
Chế độ chính trị của Trung Quốc, Lào, Cuba và Việt Nam đều theo mô hình nhất nguyên, tức là chỉ có một đảng chính trị duy nhất cầm quyền, và đó là Đảng Cộng sản. Các quốc gia này đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa đạt trình độ phát triển cao như một số nước phát triển ở châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, chế độ dân chủ của những nước này được đề cao, được bảo đảm và ngày càng được thực hành rộng rãi hơn, đồng thời đời sống chính trị - xã hội ổn định. Các Đảng Cộng sản đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam để xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ở đó, dân chủ được xem là một giá trị quan trọng trong xã hội, nó không chỉ đơn thuần là quyền tự do ngôn luận và bầu cử, mà còn là sự tham gia của nhân dân vào quản lý và điều hành quyền lực, chính sách, kinh tế và xã hội của đất nước. Trên nền tảng hệ tư tưởng đó những công cụ và cơ chế xã hội sẽ đảm bảo ngày càng đầy đủ cho nhân dân tham gia vào quản lý quyền lực và thực hiện các quyền dân chủ.
Tính dân chủ của một chế độ xã hội phụ thuộc vào những giá trị cốt lõi và nguyên tắc của xã hội, phụ thuộc vào cơ chế, chính sách và tư tưởng của xã hội đó. Nói cách khác nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, vào đối tượng phục vụ của đảng cầm quyền là ai - đa số nhân dân lao động hay một bộ phận nhỏ người chiếm hữu phần lớn số tài sản trong xã hội, không phải phụ thuộc ở việc có đa nguyên, đa đảng hay không.
Thứ hai, thực tiễn sinh động của lịch sử là minh chứng rõ ràng trong chế độ chính trị do Đảng Cộng sản cầm quyền, dân chủ không chỉ ngày càng được hiện thực hóa mà còn được đảm bảo
Một là, bằng những thành quả của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ giành, giữ vững độc lập dân tộc đến từng bước xây dựng CNXH, dân chủ XHCN cũng không ngừng được thực hiện ngày càng đầy đủ và rộng rãi.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là: thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước, nhân dân có quyền là chủ và làm chủ đất nước, chính quyền các cấp do nhân dân lập ra, phục vụ cho lợi ích số đông nhân dân lao động và do chính đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản Việt Nam - lãnh đạo.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đầu năm 1946 nhân dân ta đã thực hiện Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội, đến cuối năm 1946 ban hành Hiến pháp của nước Việt Nam và ngay Điều 1 của Hiến pháp đã quy định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”(1). Đây chính là sự nhận thức mang tính cách mạng của Đảng và Nhà nước ta về việc xác định địa vị chính trị - pháp lý của nhân dân trong xã hội: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Sau khi thống nhất đất nước (năm 1976), Đảng ta xác định: “Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân”(2), từ đó, Hiến pháp năm 1980 đã hiến định: Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là bảo đảm để nhân dân làm chủ tập thể và bảo vệ quyền làm chủ hợp pháp của nhân dân.
Cùng với đường lối đổi mới đất nước của (1986). Đảng đã xác định cơ chế quản lý trong toàn xã hội là “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”(3). Điều này có ý nghĩa lớn với quá trình thực hiện dân chủ ở Việt Nam, nó quy định trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội dù là quản lý hành chính hay quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý trật tự an ninh, đều phải có sự tham gia của quần chúng nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rõ từ Đại hội VII: toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nhằm “xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”(4).
Đại hội VIII của Đảng xác định: Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân, làm chủ thông qua thiết chế đại diện là các cơ quan dân cử; làm chủ trực tiếp bằng các đoàn thể nhân dân và các hình thức tự quản; bằng các quy ước, hương ước tại cơ sở phù hợp với luật pháp của Nhà nước. Theo đó, Chỉ thị số 30/CT-TW, ngày 18/2/1998, “Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” đã được Bộ Chính trị ban hành, đã tạo những cơ chế quan trọng để dân chủ ngày càng được mở rộng và đi vào thực chất.
Đại hội X (tháng 4/2006), nhận thức của Đảng ta về dân chủ XHCN và thực hành dân chủ XHCN đã phát triển vượt bậc về chất: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới,... Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân”(5) và sự ra đời của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân thực hành quyền làm chủ của mình trong đời sống hàng ngày.
Tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011), tổng kết 25 năm tiến hành đổi mới đất nước và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”(6). Trên tinh thần đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Hiến pháp năm 2013 nhằm cụ thể hóa đường lối, chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện mới. Quá trình soạn thảo, lấy ý kiến rộng rãi của toàn thể nhân dân về dự thảo Hiến pháp 2013 đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn. Trong bản Hiến pháp 2013, lần đầu tiên việc kiểm soát quyền lực nhà nước đã được hiến định rõ trong Điều 2: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”(7). Đây là một bước tiến lớn trong quá trình phát huy dân chủ XHCN ở Việt Nam.
Tổng kết 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, tại Đại hội XII (tháng 1/2016), Đảng ta chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến”(8).
Tiếp đó, khi đánh giá, tổng kết những bài học kinh nghiệm của thành công trong công cuộc đổi mới đất nước, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Trong mọi công việc, Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân làm gốc”, thật sự tôn trọng, tin tưởng và hát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương chính sách phải thật sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”(9). Điều này không chỉ thể hiện tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn cho thấy rõ bản chất dân chủ của xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và lãnh đạo .
Thực tiễn qua 35 năm đổi mới, việc xây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN có những bước tiến quan trọng, thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn đang tiếp tục tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật, hoàn thiện cơ chế đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn, đảm bảo nhân dân làm chủ trực tiếp thông qua quyền bầu cử, quyền ứng cử; thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; thực hiện quyền đối thoại dân chủ trực tiếp giữa nhân dân với chính quyền (theo quy định của pháp luật tiếp công dân); góp ý trực tiếp đối với các dự luật (qua Cổng thông tin điện tử Dự thảo online - Quốc hội http://duthaoonline.quochoi.vn/ Pages/default.aspx;...).
Hai là, bằng thực tiễn đã diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 thế kỷ XX các thế lực phản động, chống phá XHCN cũng với chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để thực hiện “diễn biến hòa bình”, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 3/1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô bất thường thông qua Nghị quyết sửa đổi Điều 6 Hiến pháp Liên Xô, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội, mở đường cho chế độ đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô. Sau chỉ gần 1 năm, có tới 153 đảng phái khác nhau ra đời và cạnh tranh công khai, trực tiếp và hợp pháp với Đảng Cộng sản Liên Xô.
Hệ quả là, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, dẫn tới kết cục đau xót Liên bang Xô - Viết bị tan rã sau gần 70 năm xây dựng và phát triển. Diễn biến này nằm trong mưu đồ của các thế lực thù địch bên ngoài, cùng với sự hưởng ứng, giúp sức của những kẻ phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những kẻ cơ hội chính trị bên trong, đòi phải đa nguyên, đa đảng hòng trục lợi chính trị mong có cơ hội “đổi vận”. Thực tế cho thấy, “Sau khi Liên Xô sụp đổ, những “quý nhân” của “nền dân chủ mới”- nền dân chủ đa nguyên, đa đảng của nước Nga đã chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4% trong số những quan chức của chính phủ mới”,... vào “năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan đảng, chính quyền”(10). Sự thực này bóc trần những gì mà lực lượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn lớn tiếng rao giảng, tuyên bố rằng phải đấu tranh cho “dân chủ”, “tự do” của nhân dân, nhưng thực chất lại chính là vì lợi ích của cá nhân và “nhóm lợi ích” của chúng, chứ hoàn toàn không phải vì dân, vì nước.
Như vậy, những luận chứng trên là những minh chứng rõ ràng cho việc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, nền dân chủ XHCN không ngừng được củng cố, đảm bảo và mở rộng cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Thành tựu về xây dựng và phát huy dân chủ XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ta thời gian qua là một trong những tiền đề quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng chính trị vững chắc cho thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong chế độ Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam, dân chủ không những không bị hạn chế, mà còn được bảo đảm, được phát huy ngày càng rộng rãi, thực chất trên thực tế và phát triển lên đỉnh cao của nó, khẳng định rõ bản chất của nền dân chủ XHCN./.
_______________________________________________________
(1).https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-1946-Viet-Nam-Dan-Chu-Cong-Hoa-36134.aspx.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, T.37, tr.510.
(3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.116,327.
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.44.
(6) Đảng Cộng sản Viêt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.238.
(7).https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215627.aspx.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.169.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.27 - 28.
(10) http://baoquankhu4.com.vn/emagazine/bai-3-dinh-cao-lao-doc-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-.html.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 5/2023
Bài liên quan
- Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
- Quá trình nhận thức của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên
- Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Học viện trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Vạch trần thủ đoạn của tổ chức "Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam" - Bài 3: Kiên quyết chặn sự lây lan, bám rễ (tiếp theo và hết)
Xem nhiều
- 1 Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
- 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- 3 Tăng cường giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- 4 Tạo sự thống nhất cao trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới; phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng*
- 5 Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các tạp chí Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 6 Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong lòng dân tộc Việt Nam và thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, nhà chính trị - nhà văn hoá lớn của thế kỷ XX, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người bạn thân thiết của nhân dân các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của Người gắn liền với lịch sử quang vinh của Đảng và lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của dân tộc ta.
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Phê phán luận điệu thù địch, xuyên tạc “không có dân chủ trong chế độ một Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” trong nghiên cứu, giảng dạy nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Theo đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng từng bước được nhận thức và thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trong đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, với bản chất của chế độ dân chủ của nhân dân lao động, dân chủ cho đa số nhân dân, tất yếu nó sẽ bị xung đột về lợi ích với chế độ dân chủ của thiểu số giai cấp bóc lột. Chính vì vậy, các lực lượng thù địch không ngừng tìm cách bịa đặt ra những quan điểm, tạo ra những hoạt động chống phá, xuyên tạc nhằm mục đích bác bỏ, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên cả góc độ lý luận và thực tiễn Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng bằng cách phê phán những quan điểm phản động, xuyên tạc ấy là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Vạch trần luận điệu xuyên tạc, phủ nhận truyền thống và những cống hiến, hy sinh của Quân đội nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử, truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Đó cũng là những chứng lý đanh thép, vững chắc, đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, là cơ sở để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chủ động sáng tạo, mưu trí dũng cảm, quyết chiến, quyết thắng, xứng đáng là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Các nguyên tắc phương pháp luận trong nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
Một trong những thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta là dùng các chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ nhằm gieo rắc nghi ngờ, gây hoang mang, dao động lòng dân, phân tâm xã hội. Từ đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam, làm cho việc triển khai thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng gặp khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta. Vì vậy, nhận diện chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực này là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này, chúng ta cần vận dụng hiệu quả các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong đấu tranh với chúng. Bài viết làm rõ một số nguyên tắc chủ yếu trong nhận diện các chiêu trò xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ của các thế lực thù địch.
Quá trình nhận thức của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên
Quá trình nhận thức của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên
Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là biểu hiện chính trị tiêu cực, phản cách mạng, xa rời mục tiêu, lý tưởng, định hướng chính trị; dao động, mơ hồ, mất phương hướng, thực chất là sự biến đổi về tư tưởng chính trị theo chiều hướng xấu dần, từng bước xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thời gian qua, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở nước ta có diễn biến phức tạp. Bài viết tập trung phân tích những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, xác định các nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong thời gian tới.
Bình luận