Từ khoá : quản lý
17 bài viết
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế - chính trị, chính trị - xã hội của các ông, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về quản lý phát triển xã hội. Các luận điểm này giúp các nhà quản lý xã hội thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một cách duy vật, cụ thể, với tính cách là kết quả hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Tiếp cận về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
Tiếp cận về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước là một trong các chỉ số quan trọng để đo lường về bình đẳng giới. Vấn đề này được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và thể hiện trong các chiến lược phát triển của quốc gia, địa phương hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài. Bài viết nghiên cứu về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam với khái niệm, cách tiếp cận và một số vấn đề cần quan tâm.
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hình thành, vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước với nhiều giá trị đặc sắc. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những hạn chế, bất cập khi thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đối với các trường năng khiếu, nghệ thuật hiện nay
Những hạn chế, bất cập khi thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp đối với các trường năng khiếu, nghệ thuật hiện nay
(LLCT&TT) Trong thời gian qua, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục được ban hành có hiệu lực thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giáo dục nói chung và đào tạo nghệ thuật nói riêng. Tuy nhiên, các trường năng khiếu, nghệ thuật đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và đào tạo do những hạn chế, bất cập mà luật quy định. Vì vậy, khi ban hành chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cần phải quan tâm tới tính đặc thù của các trường nghệ thuật để văn bản ban hành không trở thành những “nút thắt”, cản trở khi thực hiện.
Vai trò của thông tin với hoạt động lãnh đạo, quản lý
Vai trò của thông tin với hoạt động lãnh đạo, quản lý
(LLCT&TTĐT) Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, thông tin được coi là hệ thần kinh của hệ thống điều hành quản lý. Thông tin cung cấp dữ liệu để ra quyết định lãnh đạo, quản lý, mặt khác cũng được truyền đi như các thông điệp để thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý. Nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin, thông tin không chính xác thì quá trình lãnh đạo, quản lý sẽ không có hiệu quả và khó đạt được mục đích. Bài viết góp phần làm rõ vai trò của thông tin trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và các giải pháp góp phần đổi mới công tác thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý.
Làm cán bộ, đừng “đẽo cày giữa đường”
Làm cán bộ, đừng “đẽo cày giữa đường”
Thấy đúng không bảo vệ! Thấy sai lờ đấu tranh! Cấp trên nói gì cũng vâng! Cấp dưới, quần chúng ý kiến gì cũng gật! Khi cần đưa ra quyết định thì lừng chừng, đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể... Phong cách làm việc kiểu “đẽo cày giữa đường” khiến không ít cán bộ mắc sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng. Những biểu hiện suy thoái ấy cần được nhận diện, kiên quyết đấu tranh để khắc phục, loại bỏ...
Cập nhật nội dung Văn kiện Đại hội XIII vào giảng dạy môn học Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý
Cập nhật nội dung Văn kiện Đại hội XIII vào giảng dạy môn học Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy, học tập ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố là nhiệm vụ chính trị quan trọng, giúp người học cập nhật quan điểm, chủ trương của Đảng và vận dụng vào thực tiễn công tác. Bài viết phân tích một số nội dung trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng từ góc độ tiếp cận môn học xã hội học trong lãnh đạo, quản lý, từ đó đưa ra một số gợi mở trong việc cập nhật những nội dung này vào xây dựng giáo trình và giảng dạy môn học.
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí - truyền thông trong bối cảnh hiện nay
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí - truyền thông trong bối cảnh hiện nay
(LLCT&TT) Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực tốt là điều kiện tiên quyết và là nền tảng quản trị cơ quan báo chí - truyền thông thành công. Do đặc điểm của cơ quan báo chí, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý phải có năng lực và phẩm chất đặc thù để nắm bắt và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, nghệ thuật… những quy luật về quá trình hoạt động của cơ quan báo chí nói chung và của từng thành viên trong cơ quan nói riêng. Trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghệ phát triển mạnh mẽ và công cuộc chuyển đổi số đã và đang tác động, ảnh hưởng sâu sắc thì yêu cầu cần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng tình hình hiện nay càng trở nên cấp bách.
Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại
Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại
( LLCT&TT ) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. Đây được coi là mực tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là chiến lược xây dựng, củng cố công cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng. Bài viết phân tích thực trạng, từ đó làm rõ yêu cầu và đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản để thực hiện chủ trương đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị, cổ vũ nhân dân phê phán, đẩy lùi cái xấu, đấu tranh chống các quan điểm, hành vi sai trái và sự phá hoại của kẻ thù, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năng lực của người lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông
Năng lực của người lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông
(LLCT&TT) Hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung, lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông nói riêng được xác định là hoạt động có tính tổng hợp, tính xã hội cao, là hoạt động gắn liền với quyền lực và sự tín nhiệm, mang tính gián tiếp, tính sáng tạo, tính khoa học và tính nghệ thuật, đồng thời là hoạt động hao tốn thần kinh, không xác định về thời gian, không gian(1) . Nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông cần phải hội đủ tiêu chuẩn, điều kiện về năng lực lãnh đạo, quản lý để có sức ảnh hưởng, thể hiện uy tín trong việc điều hành, dẫn dắt người khác, tìm ra phương pháp truyền cảm hứng, kích thích hành động, thu hút nhiều người cùng tham gia, cùng chí hướng để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội – định hướng phát triển và quản lý
Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội – định hướng phát triển và quản lý
Những năm gần đây, báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên Internet có bước phát triển hết sức mạnh mẽ, bộc lộ cả thế mạnh to lớn vốn có và cả những phức tạp, những hệ lụy khó lường. Làm gì và làm như thế nào để phát huy ưu điểm, thế mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của loại hình báo chí, thông tin, phương tiện kết nối trên mạng Internet này - đó là câu hỏi đặt ra cho cả xã hội, đặc biệt là các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, văn hóa, thông tin.
Nhà nước kiến tạo
Nhà nước kiến tạo
Trên thế giới hiện nay, người ta không chỉ nói đến chính phủ cầm lái, mà còn nói đến chính phủ xúc tác, chính phủ kiến tạo, thậm chí nhà nước kiến tạo (với nghĩa không chỉ cơ quan hành pháp - chính phủ mà còn cả cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp đều phải thực hiện kiến tạo phát triển xã hội), v.v.. Việc chuyển sang nhà nước kiến tạo là sự thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện của xã hội hiện đại. Nhà nước kiến tạo là gì và có những đặc trưng như thế nào đang là chủ đề được quan tâm trong bước khởi động xây dựng nhà nước kiến tạo mà trước hết là chính phủ kiến tạo - mô hình nhà nước được xem là một sự lựa chọn phù hợp nhất ở Việt Nam hiện nay.
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị