Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ công chúng - báo chí để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Mối quan hệ công chúng - báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh là mối quan hệ biện chứng hai chiều giữa hai chủ thể: công chúng và báo chí. Đây là quan điểm cách mạng, đối lập với quan điểm tư sản coi báo chí là “quyền lực thứ tư” đứng trên nhân dân, đối lập với nhân dân, tách rời khỏi công chúng-nhân dân. Khảo sát các tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy Người xác định rõ vị thế từng chủ thể để từ đó làm nổi bật mối quan hệ. Báo chí ở đây là báo chí cách mạng. Công chúng ở đây là quần chúng nhân dân, quần chúng cách mạng. Vị thế của báo chí cách mạng, theo Hồ Chí Minh là người lãnh đạo, dẫn dắt, giác ngộ quần chúng; đồng thời cũng lại là người phục vụ nhân dân, phục vụ quần chúng cách mạng. Báo chí cách mạng là diễn đàn của nhân dân, là nơi nhân dân nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, nơi bày tỏ ý chí cách mạng. Hơn nữa, báo chí cách mạng còn là công cụ để quần chúng thông qua đó thực hiện quyền làm chủ của mình... Vị thế của công chúng, theo Hồ Chí Minh là đối tượng phục vụ của báo chí; là nguồn thông tin dồi dào và vô tận cho báo chí. Đồng thời, công chúng vừa là khách hàng, lại vừa là người thầy cho báo chí, người kiểm tra, giám sát báo chí hoạt động, nhân tố thúc đẩy và quyết định sự phát triển của báo chí. ở đây là quan hệ biện chứng giữa hai chủ thể, chứ không phải quan hệ chủ thể – khách thể.
Theo Hồ Chí Minh, tờ báo, bài báo là vũ khí, là công cụ, là phương tiện của "người viết báo" cách mạng, để tác động vào đối tượng "quần chúng", vào "dân chúng", vào "đại đa số công - nông - binh", vào "nhân dân lao động", ... như Người viết trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể, để phục vụ, để tuyên truyền, giải thích, giáo dục họ và đưa họ "đến mục đích chung" - mục đích cách mạng. Bởi vậy, tờ báo, nhà báo cách mạng muốn hướng tới quần chúng lao động, để tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ và dẫn dắt họ, không thể tách rời họ, không thể không hiểu họ - với tư cách là những đối tượng tiếp nhận, có hoàn cảnh, điều kiện, trình độ nhận thức và tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng khác nhau. Từ nhiều góc độ khác nhau, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở người làm báo không được tách rời mối quan hệ này. Người còn đòi hỏi người làm báo cách mạng càng phải "sát quần chúng", càng phải rút ngắn khoảng cách nhận thức giữa nhà báo và đối tượng tiếp nhận - nhân dân lao động.
Trong quan hệ báo chí - công chúng (nhân dân), Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò tích cực, chủ động của người tiếp nhận. Bản thân Người là tấm gương về sự học hỏi quần chúng, tiếp thu ý kiến quần chúng trong viết báo: "Bây giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa... Phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ" (Cách viết).
Toàn bộ nội dung quan hệ này, theo chúng tôi được Người đề cập ngắn gọn trong ba câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Và chính Người đã trả lời từng câu hỏi này: Viết cho đại đa số công - nông - binh (đối tượng tiếp nhận). Viết để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng (mục đích hoạt động)! Viết sao cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo (cách thức, phương pháp tác động).
Người làm báo muốn thành công phải hiểu công chúng, hiểu hoàn cảnh, điều kiện tiếp nhận, trình độ, tâm lý và nhu cầu tiếp nhận của công chúng, nghĩa là phải gắn bó mật thiết với công chúng. Không những thế, Hồ Chí Minh còn chỉ ra cho chúng ta: báo chí muốn đạt được mối quan hệ mật thiết ấy với công chúng, thì về nội dung phải thế nào, hình thức phải ra sao và bằng phương pháp làm việc nào để đạt hiệu quả.
Có thể tiếp cận tư tưởng này của Hồ Chí Minh theo ba góc độ sau đây (ba yêu cầu) đối với báo chí nói chung và đối với người làm báo:
- Về nội dung viết - tức viết cái gì?
- Về cách viết - tức viết như thế nào?
- Về yêu cầu, đòi hỏi đối với người viết - tức làm gì, làm thế nào để thực hiện được hai yêu cầu trên; tất cả chỉ được giải quyết sau khi đã trả lời được câu hỏi xuyên suốt là viết cho ai, viết để làm gì).
Theo Hồ Chí Minh, báo chí gắn bó với công chúng trước hết bằng nội dung thông tin phù hợp hoàn cảnh, đáp ứng nhu cầu của công chúng.
- Phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của đối tượng tiếp nhận là yêu cầu có tính nguyên tắc, sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm triết học mácxít về tính lịch sử - cụ thể.
Trong Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp (1923), trong Hội liên hiệp thuộc địa và tờ báo Người cùng khổ, khi đề cập những việc còn phải làm để đấu tranh giải phóng dân tộc mình, Người đã nhắc các bạn "Điều đó tuỳ hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập".
Trong Thư gửi Hội nghị thông tin tuyên truyền và báo chí toàn quốc (1948), Người đã phê bình "các cấp thông tin tuyên truyền thường thi hành chỉ thị cấp trên một cách máy móc, không biết áp dụng theo hoàn cảnh thiết thực trong địa phương mình".
- Phù hợp và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công chúng - đối tượng tiếp nhận là điều kiện tiên quyết để công tác tuyên truyền báo chí đạt hiệu quả.
Trong Bài nói tại Hội nghị tuyên giáo miền núi (1963), Người nêu ví dụ về câu chuyện do đồng chí Đimitơrôp kể tại Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 7: Hồi đó ở Đức mới có một cuộc bãi công rất to. Đảng cử một đồng chí đến để tuyên truyền. Đáng lẽ người ta đang bãi công thì phải nói bãi công nên làm thế nào. Nhưng đồng chí này lại nói chủ nghĩa Mác là gì, thặng dư giá trị là gì... Như thế là nói không đúng chỗ, không thiết thực. May mà đồng chí đó không bị quần chúng ném đá. Tuyên truyền như thế không ăn thua gì cả". Và Bác nói: "Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực...".
Trong Thư gửi Hội nghị thông tin, tuyên truyền và báo chí toàn quốc (1948), Bác phê bình "những khuyết điểm của báo chí: hay nói chính trị suông mà ít chú ý đến những vấn đề quan trọng khác như kinh tế, văn hoá, xã hội; không nắm được những vấn đề chính để giải thích cho dân...".
Hồ Chí Minh phê bình những cán bộ "không chịu khó hiểu quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì". Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người lên án bệnh "chủ quan", "hẹp hòi", phân tích và lên án thói ba hoa với các biểu hiện xa rời quần chúng, tác hại của nó. Từ đó, Người đòi hỏi cán bộ phải "sát quần chúng, hợp quần chúng", "mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng"; Bác chỉ rõ: "Người tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại". Câu nói này có nhiều phương diện ý nghĩa, nhưng trước hết, về phương diện nội dung trong hoạt động báo chí, có thể thấy Hồ Chí Minh quan tâm trước hết đến việc viết cái gì, nói cái gì (nội dung) cho quần chúng, phải viết và nói cái mà quần chúng cần, quần chúng hiểu, chứ không phải chỉ nói và viết cái mình có, mình nghĩ ("gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy").
Báo chí gắn bó với công chúng bằng hình thức, cách thức thể hiện phù hợp cách nghĩ, cách nói, cách hiểu của công chúng, phải chuyển tải được nội dung đến công chúng.
Không chỉ đòi hỏi cán bộ tuyên truyền, báo chí phải "sát quần chúng, hiểu quần chúng", Hồ Chí Minh còn chỉ ra những yêu cầu về cách thức đối với người tuyên truyền, làm sao để chuyển tải được nội dung tuyên truyền đến "người dân".
Trong tác phẩm Đời sống mới (1947), Người viết: "Tuyên truyền thì phải dần dần nói cho người ta hiểu, để người ta vui lòng làm, chứ không có quyền ép người ta", "nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần", "nói thì phải nói một cách giản đơn, thiết thực với hoàn cảnh mỗi người; nói sao cho người ta nghe rồi làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc to việc khó". Yêu cầu của Bác đối với người tuyên truyền là "phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng".
Trong tác phẩm Người tuyên truyền và cách tuyên truyền (1947), Hồ Chí Minh cũng chỉ ra "cách tuyên truyền": "mình phải hiểu rõ", "phải biết cách nói", "phải có lễ độ", "thái độ phải mềm mỏng". "Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực... sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được".
Trong Thư gửi đại hội báo giới (1947), Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ cho báo giới: "lời lẽ phải phổ thông, dễ hiểu, đường hoàng, vui vẻ, làm cho người xem báo có thú vị mà lại có bổ ích".
Trong Sửa đổi lối làm việc, Người nhấn mạnh nhiều lần đến việc "học cách nói của dân chúng", "nhất là học nói cho quần chúng hiểu" vì "cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn", "phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực, dễ hiểu" "Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?".
Trong Thư gửi báo Bạn chiến đấu, Thư gửi hội nghị thông tin tuyên truyền và báo chí toàn quốc (1948), Thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, Thư gửi báo Quân du kích (1949); đặc biệt trong tác phẩm Cách viết (1953), Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách sâu sắc, cụ thể về cách viết phù hợp với đối tượng:
"Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động, nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều...", "Phải viết thiết thực, nói có sách, mách có chứng"; "Viết rồi thì phải đọc đi đọc lại; thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi... Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại"...
Rõ ràng, trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phương pháp tuyên truyền báo chí từ hơn nửa thế kỉ trước, đã chứa đựng các yếu tố của mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo, một phương hướng phát triển hiện đại của các phương tiện thông tin đại chúng từ nửa sau thế kỉ XX, như nhận định của đề tài đã nêu trên. Và đó cũng là quan điểm về vai trò tích cực của công chúng - đối tượng đối với chủ thể truyền thông.
Người làm báo gắn bó với công chúng ngay trong phương pháp công tác
Không những chỉ rõ các yêu cầu về nội dung, cách thức tuyên truyền phù hợp đối tượng, yêu cầu đòi hỏi đối với người tuyên truyền, với người làm báo, Hồ Chí Minh còn chỉ ra cho chúng ta nguyên tắc, phương pháp, quy trình công tác, để đáp ứng được các yêu cầu trên. Đó là phương pháp khách quan, khoa học và cách mạng, cẩm nang vô cùng quý giá cho các nhà báo.
Trong Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh khái quát thành 5 "liều thuốc chữa thói ba hoa" như 5 nguyên tắc đối với người viết và nhấn mạnh: "Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết".
Trong tác phẩm Cách viết, Người còn chỉ rõ quy trình 5 bước để lấy tài liệu, gồm nghe, hỏi, thấy, xem, ghi, mà lại phải "xem cho rộng" để có nhiều tài liệu mà so sánh trong khi viết. Điều đáng chú ý là quy trình 5 bước lấy tài liệu này vừa là yêu cầu về thực tiễn (gắn sâu với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, đồng bào, đi đến nơi để xem), lại vừa là yêu cầu về lý luận (phải xem báo chí, sách vở nữa).
Nói cách khác, quan điểm gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống, với đối tượng tiếp nhận - công chúng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn nhất quán và là yêu cầu hàng đầu, mang tính quyết định đối với người làm công tác tuyên truyền, người làm báo.
Thực tiễn quan hệ báo chí với công chúng ở nước ta hiện nay, là mối quan hệ biện chứng hai chiều, mang tính cách mạng.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều phức tạp, đặt ra không ít vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết. Không phải ở đâu và lúc nào báo chí cũng làm tròn trách nhiệm xã hội, nhiệm vụ chính trị của mình định hướng dư luận, tư tưởng, là phục vụ cách mạng, phục vụ quần chúng nhân dân. Báo chí của ta thực sự đã là diễn đàn của nhân dân, nhưng thực tế có lúc có nơi còn bị lợi dụng hoặc không phản ánh hết chức năng là diễn đàn quần chúng nhân dân. Báo chí chưa thực sự làm tốt vai trò là công cụ để quần chúng thông qua đó thực hiện quyền làm chủ. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tấn công vào chính báo chí chúng ta và từng ngày, từng giờ lôi kéo quần chúng - công chúng báo chí của ta xa rời quỹ đạo cách mạng.
Vì vậy, việc nhận thức quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ công chúng - báo chí, trong tình hình hiện nay càng có ý nghĩa thời sự đối với báo chí nước nhà. Đó là việc nêu cao tính mục đích – mục đích cách mạng trong hoạt động báo chí, khắc phục hiện tượng xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo khuynh hướng “thương mại hoá”, giật gân, câu khách, đi ngược lại lợi ích, ý chí của quần chúng nhân dân. Đó là việc nêu cao tính giáo dục, tính văn hoá, tính nhân dân của báo chí, để từ đó thực hiện tốt chức năng tuyên truyền của báo chí. Mặt khác, báo chí phải bám sát đời sống nhân dân, khai thác nguồn tin phong phú, sinh động, đầy hơi thở cuộc sống từ nhân dân, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Có như thế báo chí mới được nhân dân đón nhận và tin yêu.
Về mặt nghiệp vụ, có thể khái quát ý nghĩa thành 3 yêu cầu thực tiễn sau đây đối với người hoạt động báo chí: viết đúng, viết trúng và tiến tới viết hay.
Làm báo trước hết và thực chất là hoạt động chính trị - xã hội. Vì vậy, người làm báo phải luôn luôn nâng cao trình độ mọi mặt, trước hết là trình độ nhận thức chính trị, để viết đúng, thể hiện sáng tạo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Mặt khác, với chức năng và nhiệm vụ tự thân, báo chí và nhà báo có sứ mệnh cao cả là hướng dẫn dư luận xã hội, là địa chỉ văn hoá cho nhân dân, cho công chúng, là một bộ phận, mắt xích quan trọng trong hệ thống giám sát xã hội. Do đó, người làm báo phải không ngừng học tập, tích luỹ vốn kiến thức văn hoá rộng để có thể đánh giá đúng, nắm bắt, theo kịp trình độ của quần chúng và viết đúng trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận.
Một cách logic và biện chứng, nhu cầu văn hoá - tinh thần của công chúng, của người dân là đa dạng, phong phú, phức tạp và luôn luôn vận động, biến đổi theo hướng ngày càng cao.
Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi bộ phận dân cư, mỗi hoàn cảnh địa lý- kinh tế - chính trị khác nhau, người dân đều có những nhu cầu giống nhau nhưng cũng có những trạng thái tâm lý xã hội và nhu cầu khác nhau về những vấn đề thời cuộc. Muốn hoạt động báo chí của mình có hiệu quả, sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận, thông tin đến được với công chúng, người làm báo phải luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của công chúng-đối tượng phục vụ để viết cái mà công chúng cần. Rõ ràng trên thực tế có những trang báo, chương trình truyền hình được đầu tư và tổ chức công phu, nhưng vẫn không được người đọc, người xem đón nhận mặn mà, bởi vì nhà tổ chức - người làm báo không đáp ứng được nhu cầu thiết thực của công chúng, chỉ đưa ra những sản phẩm báo chí mang tính áp đặt, cung cấp những cái mình có chứ không phải những cái công chúng cần.
Trình độ văn hoá (nhất là văn hoá đọc, văn hoá nghe - nhìn), dân trí của công chúng ngày càng được nâng cao trong một xã hội phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Sản phẩm báo chí càng phong phú, công chúng càng có cơ hội để lựa chọn trong tiếp nhận, sử dụng. Bởi vậy, người làm báo phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng để viết cho phù hợp, hấp dẫn, làm cho người đọc, người xem, người nghe ham thích, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
VỀ VIỆC GỬI VÀ ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ
Ban Biên tập (BBT) Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia, nhà khoa học, CTV đã nhiệt tình đóng góp về nhiều phương diện để Tạp chí không ngừng phát triển. Hiện nay, Tạp chí xuất bản 05 sản phầm: Tạp chí in tiếng Việt thường kỳ (12 số/năm), Tạp chí in tiếng Việt – Chuyên đề (2 kỳ/năm), Tạp chí in tiếng Anh (2 kỳ/năm), Tạp chí điện tử tiếng Việt, Tạp chí điện tử tiếng Anh. Tất cả các sản phẩm đều đã được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế ISSN và được Hội đồng GSNN đưa vào danh mục tạp chí khoa học được tính điểm cho công trình, bài báo đăng trên tạp chí thuộc chuyên ngành Báo chí - Truyền thông, ngành Ngôn ngữ và Liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học. Do nhu cầu công bố bài báo nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, học viên Cao học, NCS hiện nay là rất lớn nên ngoài các nhiệm vụ chính trị của Tạp chí được Ban Giám đốc (BGĐ) giao hàng năm, Thường trực Ban Biên tập đã báo cáo BGĐ Học viện cho phép áp dụng thực hiện cơ chế tác giả ký hợp đồng tự nguyện đóng góp kinh phí thẩm định, biên tập, xuất bản bài báo trên Tạp chí điện tử như đối với Tạp chí in số Chuyên đề. (Xin liên hệ trực tiếp đến bộ phận Tạp chí điện tử của Tòa soạn để biết thêm chi tiết).
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận