Quyết tâm tạo đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc

Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu Đảng ta và quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 2 cuốn: Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Hai cuốn sách chọn lọc các bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện… tiêu biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ba năm 2021 - 2023 triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư trên các lĩnh vực, với các ngành, các cấp, các địa phương. Việc xuất bản hai cuốn sách này là sự tiếp nối các cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư đã xuất bản trong nhiệm kỳ khóa XI, XII của Đảng; giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII, góp phần đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Cuốn sách Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững chọn lọc các bài viết, phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ tháng 4-2021 đến tháng 12-2022, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, quyết liệt, trách nhiệm, sâu sát và tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư với các ngành, các lĩnh vực, các vấn đề, các nhiệm vụ.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động đến toàn thế giới, trong nước cũng ảnh hưởng nặng nề, song sự định hướng mang tầm chiến lược của Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư là động lực quan trọng để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, nhanh chóng cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII với quyết tâm cao nhằm tạo ra bước đột phá, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng mọi thời cơ, tranh thủ mọi điều kiện, hoàn thành các kế hoạch đề ra với kết quả cao nhất.
Điểm mới trong phương pháp làm việc của nhiệm kỳ XIII là ngay sau đại hội, các hội nghị toàn quốc của Quốc hội, Chính phủ và của các khối: Nội chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quốc phòng, an ninh, văn hóa, đối ngoại... được tổ chức đồng bộ, bài bản ngay từ đầu nhiệm kỳ đã định hướng rõ ràng cho việc triển khai thực hiện nghị quyết trong cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc ngay từ đầu của các ngành, các cấp, các địa phương, sự đoàn kết, nỗ lực của toàn dân với các mục tiêu phát triển đất nước trong 5 năm 2021 - 2026 cũng như những năm tiếp theo.
Tổng Bí thư khẳng định, phương pháp làm việc này thể hiện sự phối hợp rất nhịp nhàng, ăn khớp của cả hệ thống chính trị ở nước ta; sự đoàn kết nhất trí cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; một phương thức, cách làm rất bài bản, hợp lý, khoa học. Đặc biệt, một điểm mới rất quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội XIII được đồng chí Tổng Bí thư chỉ rõ: “Chúng ta đã ban hành và chỉ đạo tổ chức rất thành công các hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở toàn bộ 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng, cả về lý luận và thực tiễn, trong việc phát triển nhanh, bền vững các vùng nói riêng và cả nước nói chung”. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, việc triển khai các nghị quyết đã bước đầu đạt những kết quả quan trọng, việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước đã được thực hiện theo đúng tinh thần “cả nước vì vùng và vùng vì cả nước”.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, được tổ chức tháng 11-2021, tạo ra nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực, có hiệu quả hơn đối với vấn đề phát triển văn hóa, xã hội theo đúng tinh thần mà đồng chí Tổng Bí thư đã nhiều lần nhấn mạnh: Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế và xã hội; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi.
Trong năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, coi đây là gốc của mọi vấn đề. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách “bốn không” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để “không dám”, “không thể”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
Năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, chiến tranh, xung đột, bất ổn gia tăng, thiên tai, dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng. Ở trong nước, cùng với quá trình mở cửa, hội nhập sâu rộng, nước ta vẫn phải tiếp tục đối mặt với tác động từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài cùng với những khó khăn, hạn chế, yếu kém nội tại, bộc lộ rõ hơn trong quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19.
Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức, song đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu, chính trị ổn định, văn hóa - xã hội tiếp tục được đầu tư phát triển, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân cải thiện, môi trường hòa bình được giữ vững, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Những kết quả đạt được là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân.

Cuốn sách Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chọn lọc các bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, điện... tiêu biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2023, cho thấy sự chỉ đạo sát sao, tâm huyết của người đứng đầu Đảng ta với các vấn đề quan trọng của đất nước trong năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Trên cơ sở đánh giá khách quan những kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực, Tổng Bí thư phân tích cụ thể những hạn chế, yếu kém và chỉ ra nguyên nhân, gợi mở những phương hướng, nhiệm vụ để các ngành, các cấp, các địa phương trong toàn hệ thống chính trị xây dựng chương trình hành động cụ thể, mục tiêu phấn đấu của ngành, đơn vị, địa phương mình, chung sức, đồng lòng quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa; phát huy tinh thần sáng tạo, vai trò, trách nhiệm của mỗi người, nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII), Tổng Bí thư khẳng định: Trong bối cảnh rất đặc biệt với nhiều khó khăn, thách thức bất ngờ, “nhờ có quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả”. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt hơn 5%, là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; lần đầu tiên GDP của nước ta đạt mức 430 tỷ USD, đứng thứ 3 trong ASEAN và thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, đặc biệt năm 2023, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tiếp tục diễn ra sôi động, liên tục, đạt nhiều kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng đầy ấn tượng, góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta tiếp tục phát huy trường phái đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường. Các chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, các cuộc điện đàm, hội đàm, nhất là hơn 40 chuyến thăm của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta tới các nước láng giềng, nước lớn, các nước ASEAN, nhiều nước đối tác chiến lược quan trọng và bạn bè truyền thống đã diễn ra rất thành công.
Đặc biệt, năm 2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống Mỹ nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Lào - Campuchia do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Đến nay, Đảng ta đã có quan hệ với 253 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có 92 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 38 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính...
Về quan hệ ngoại giao nhà nước, Việt Nam đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 quốc gia, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện; trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm của hầu hết các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Về quan hệ đối ngoại nhân dân, các đoàn thể, tổ chức của Việt Nam đã có quan hệ hợp tác, hữu nghị với hơn 1.200 tổ chức, đối tác nước ngoài.
Một điểm sáng nổi bật của năm 2023 được thể hiện thống nhất, xuyên suốt trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn hơn giữa “xây” và “chống”. Tổng Bí thư yêu cầu: Tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương trong sạch, liêm chính, vững mạnh; thực hiện tốt việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết, vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Đồng thời, khẩn trương, nghiêm túc tiến hành tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới.
Với tinh thần “không dừng, không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai”, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh rất lớn. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, nhất là các vụ “đại án”, tiếp tục được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, đồng tình ủng hộ.
Với nhiều cách làm mới, có chiều sâu, đồng bộ, ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo chuyển biến mới, toàn diện, hiệu quả hơn, góp phần tích cực xây dựng dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng được nâng cao.
Thời gian tới, tình hình quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp hơn. Ở trong nước, bên cạnh thời cơ, thuận lợi là những hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức, vì vậy, Tổng Bí thư nhiều lần nhắc nhở: Chúng ta tuyệt nhiên không chủ quan, tự mãn, quá say sưa với những kết quả, thành tích đã đạt được, bởi vì đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, đặc biệt là những khó khăn, thách thức gay gắt, mới xuất hiện.
Năm 2024 - năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư chỉ rõ, phải tập trung ưu tiên thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục theo dõi sát tình hình quốc tế và trong nước để kịp thời có những quyết sách phù hợp, hiệu quả; phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023 và cả nhiệm kỳ khóa XIII.
Với kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có, cùng với khí thế mới, động lực mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phấn đấu, quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa, sáng suốt nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho cả nhiệm kỳ khóa XIII, xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, như Bác Hồ và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hằng mong đợi.
Các bài phát biểu, bài viết, bài nói, trả lời phỏng vấn, thư, điện… của Tổng Bí thư thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, mang tầm chiến lược của người đứng đầu Đảng ta đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, song cũng rất sâu sát với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương; quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh cụ thể, đồng cảm với những gia đình, những người gặp khó khăn. Đó là một nguồn động lực, là sức mạnh tinh thần to lớn để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, thử thách, quyết tâm tạo ra bước đột phá, đưa đất nước phát triển ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 20/02/2024
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về văn hóa tôn giáo trên báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và đa dạng, công tác quản lý thông tin về tôn giáo trở nên quan trọng trong việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm đoàn kết dân tộc và nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo. Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và các phong trào thi đua, cuộc vận động do MTTQ phát động liên quan đến đời sống của đồng bào tôn giáo. Vì vậy, nghiên cứu quản lý thông tin về văn hoá tôn giáo trên báo chí của MTTQ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận