Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giảng dạy môn Kinh tế chính trị
Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phương pháp giảng dạy hiện nay phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên; bồi dưỡng phương pháp tự học cho sinh viên, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn của họ, đồng thời tác động đến tình cảm, tạo niềm vui và sự say mê, hứng thú học tập của sinh viên. Luật Giáo dục của nước ta được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 ở mục 2 điều 4 đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Đây là một quan điểm thể hiện một định hướng lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay.
Phương pháp dạy học tích cực, về thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Phương pháp này có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của sinh viên.
- Dạy học chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên.
- Tăng cường việc học tập cá nhân đồng thời mở rộng và phối hợp với việc học tập tập thể.
- Kết hợp tốt việc đánh giá của giảng viên với sự tự đánh giá của sinh viên...
Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu lên một số suy nghĩ về phương pháp đánh giá trong giảng dạy môn kinh tế chính trị.
Như chúng ta đã biết, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Một mặt, kiểm tra, đánh giá giúp cho sinh viên tự thấy mình đã tiếp thu được những điều vừa học đến mức độ nào, có những lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung. Mặt khác, thông qua kiểm tra, đánh giá thì sinh viên có điều kiện để tái hiện, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức và có cơ hội để phát triển năng lực sáng tạo của mình.
Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị của sinh viên, trong đó hình thức trắc nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Theo các nhà giáo dục, trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp nhằm để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của người học hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Trắc nghiệm có 2 hình thức: Trắc nghiệm vấn đáp và trắc nghiệm viết. Trong hai hình thức này thì hình thức trắc nghiệm viết được sử dụng phổ biến nhất. Sử dụng hình thức trắc nghiệm viết cho phép giảng viên có thể kiểm tra cùng một lúc toàn bộ sinh viên trong lớp và kiểm tra được năng lực trí tuệ của sinh viên.
Trắc nghiệm viết có hai loại: Trắc nghiệm chủ quan và trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm chủ quan là dùng những câu hỏi tự luận nhằm đòi hỏi sinh viên tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn hay một tiểu luận. Với hình thức trắc nghiệm chủ quan, sinh viên có sự tự do diễn đạt quan điểm bằng ngôn ngữ của chính họ nên nó vừa đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được khả năng diễn đạt của sinh viên. Đồng thời cho phép sinh viên có thể đi sâu phân tích các mối quan hệ nhân quả, giải thích và chứng minh các quy luật. Tuy nhiên hình thức này không đo lường và đánh giá được những năng lực khác của sinh viên mà còn tạo ra hiện tượng học lệch, học tủ. Loại trắc nghiệm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan ngay từ khâu ra đề, đáp án và ở mức độ nào đó còn được chấm điểm một cách chủ quan.
Trắc nghiệm khách quan là loại trắc nghiệm trong đó có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng hoặc câu trả lời tốt nhất. Loại trắc nghiệm này được gọi là khách quan vì nó đảm bảo tính khách quan trong chấm thi, kết quả chấm thi sẽ như nhau không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của người chấm. Với hình thức trắc nghiệm này, đề kiểm tra sẽ bao trùm toàn bộ nội dung môn học, hình thức các câu hỏi trắc nghiệm sẽ phong phú, đa dạng. Đồng thời cho phép giảng viên phân loại trình độ của sinh viên khá cao và tránh được hiện tượng học lệch, học tủ trong sinh viên.
Trắc nghiệm khách quan có một số dạng sau:
1. Dạng câu hỏi đúng, sai:
Đây là dạng câu hỏi được cho trước bằng một câu dẫn xác định đòi hỏi sinh viên phải trả lời câu hỏi đó đúng hay sai.
Ví dụ: Các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
a. Lao động cụ thể là một phạm trù lịch sử, nó phụ thuộc vào các hình thái kinh tế - xã hội.
b. Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán.
c. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên sẽ làm cho năng suất lao động giảm.
d.Tập trung tư bản trực tiếp biểu hiện quan hệ giữa tư bản và lao động.
e. Trâu bò dùng để cày kéo là tư bản cố định còn trâu bò thịt là tư bản lưu động.
f. Địa tô chệnh lệch I là địa tô thu được do thâm canh tăng năng suất.
Dạng câu hỏi này đòi hỏi câu trả lời ngắn gọn, đồng thời buộc sinh viên phải suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học trên lớp, trong sách; phân tích các câu trả lời và có cân nhắc mới đưa ra được câu trả lời đúng. Việc biên soạn các câu hỏi loại này đòi hỏi giảng viên phải chú ý đến cách diễn đạt các phạm trù kinh tế. Điều này tạo điều kiện rèn luyện cho sinh viên có sự say mê với các thuật ngữ kinh tế, giúp sinh viên đi sâu vào bản chất của những quan niệm kinh tế chính trị.
2. Dạng câu hỏi có nhiều sự lựa chọn:
Đây là dạng câu hỏi phổ biến nhất. ở dạng này, câu trả lời đúng được chọn từ nhiều phương án lựa chọn do đó làm giảm nhiều yếu tố đoán mò, yếu tố may rủi của sinh viên, đồng thời, dạng câu hỏi lựa chọn sẽ kích thích sinh viên phải suy nghĩ nhiều hơn và tạo điều kiện để giảng viên đánh giá đúng trình độ của sinh viên rõ ràng hơn.
Ví dụ 1:
Định nghĩa nào về thu nhập quốc dân sau đây là định nghĩa sai?
a, Thu nhập quốc dân là phần giá trị tổng sản phẩm xã hội được tạo ra trong một năm.
b, Thu nhập quốc dân là giá trị mới được tạo ra.
c, Thu nhập quốc dân là phần giá trị tổng sản phẩm còn lại sau khi khấu trừ giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu dùng trong năm ấy.
Ví dụ 2: tìm câu trả lời đúng nhất:
a, Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động.
b, Nâng cao năng suất lao động xã hội.
c, Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
d, Quy mô của tư bản ứng trước.
e, Tất cả các nhân tố trên.
Ví dụ 3: Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây là điều kiện cơ bản nhất cho tích luỹ và tái sản xuất mở rộng.
a. I(v+m) + II(v+m) > II (c+v+m)
b. I(v+m) > IIc
c. II (c+v+m) > Ic + IIc
d. Không có đẳng thức nào nêu trên.
Dạng câu hỏi loại này đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều của giảng viên và khi nêu ra câu hỏi cần thận trọng để tránh chỗ không rõ ý nghĩa.
3. Dạng câu điền khuyết:
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu sinh viên phải điền 1 hoặc một số từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ.
Ví dụ 1:
Tư bản là giá trị mang lại... bằng cách bóc lột công nhân làm thuê
Ví dụ 2:
Điền vào chỗ trống trong câu sau cho đúng:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là... của tư bản do... quyết định và phản ánh sự biến đổi của... đó.
4. Dạng câu hỏi không quy định cụ thể số lượng câu trả lời:
Đây là dạng câu hỏi mà số lượng câu trả lời tăng lên và không có sự quy định cụ thể số lượng câu trả lời là bao nhiêu. Dạng câu hỏi loại này sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá một khối lượng lớn những khái niệm kinh tế cụ thể và giúp sinh viên hiểu được một sự thật là trong việc nghiên cứu các khái niệm kinh tế không những cần thiết nhớ các tên gọi của chúng mà điều quan trọng là phải giải thích được những đặc điểm cơ bản của các khái niệm ấy.
Ví dụ: từ các yếu tố được liệt kê dưới đây, hãy chỉ rõ yếu tố nào là tư bản cố định:
a, Nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm.
b, Máy móc, thiết bị.
d, Xăng, dầu.
e, Nhà xưởng, kho tàng.
Với ví dụ này trước khi xác định các yếu tố nào là tư bản cố định, sinh viên cần nắm chắc những đặc điểm cơ bản sau: tư bản cố định trước hết là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động trong quá trình sản xuất, giá trị của nó chỉ chuyển từng phần sang sản phẩm; chúng vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật của chúng trong nhiều chu trình sản xuất; chỉ có qua một số năm nhất định chúng mới cần thay thế hình thái tự nhiên ban đầu.
Có thể nói việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giảng dạy môn kinh tế chính trị có vị trí đặc biệt trong việc kiểm tra và tự kiểm tra của sinh viên. Mục tiêu cơ bản của việc sử dụng phương pháp này là phải nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những khái niệm và phạm trù của môn kinh tế chính trị; dạy cho sinh viên có kỹ năng xác định đúng đắn những đặc điểm nổi bật của các khái niệm, phạm trù ấy; đồng thời củng cố các kiến thức đã học và hoàn thiện quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận