Từ khoá : giảng dạy

8 bài viết

Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng

Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng

Phương pháp luận là bộ phận quan trọng giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng. Đặc điểm giảng dạy Lịch sử Đảng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đào tạo giảng viên nên vừa phải trang bị tri thức khoa học vừa rèn luyện nghiệp vụ nghiên cứu và giảng dạy. Phương pháp luận Lịch sử Đảng trước hết phải dựa vào phương pháp luận chung của ngành sử học. Tác giả đề xuất những vấn đề cụ thể như: những tồn tại của nội dung phương pháp luận Lịch sử Đảng; cấu trúc bài giảng phần cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và phần cách mạng xã hội chủ nghĩa... Những vấn đề này chỉ nhằm một mục đích là bổ sung, làm giàu nội dung phương pháp luận và phương pháp giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng nhằm xứng đáng với vai trò quan trọng của nó trong xây dựng xã hội hiện nay.

Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác - Lênin

Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác - Lênin

Tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác - Lênin là một thuộc tính căn bản, đồng thời là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động này. Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận Mác - Lênin là phương thức quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Bài viết nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch, từ đó xác định phương hướng, nội dung trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy các chuyên đề triết học Chương trình cao cấp lý luận chính trị

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy các chuyên đề triết học Chương trình cao cấp lý luận chính trị

Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử của các nhà kinh điển mácxít, tác giả bài viết cho rằng, để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào việc giảng dạy các chuyên đề triết học (phần chủ nghĩa duy vật lịch sử) thuộc Chương trình cao cấp lý luận chính trị hiện nay.

Một số nguyên tắc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm kinh điển Mác - xít

Một số nguyên tắc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm kinh điển Mác - xít

Nghiên cứu, khai thác những gía trị tư tưởng - lý luận, phương pháp luận trong các di sản của nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là yêu cầu riêng của công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận chính trị, mà trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng luôn vận động, biến đổi và nẩy sinh những vấn đề mới cần giải đáp. Và, kinh nghiệm thực tế đã khẳng định, để trả lời những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự nghiệp cách mạng, một mặt, cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực, mặt khác, phải trở về với những chỉ dẫn có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học

Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học

Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin là yêu cầu tất yếu nhằm khẳng định vị trí các môn học này ở trường đại học. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần nhận thức rõ thực trạng dạy, học các môn lý luận Mác - Lênin để từ đó có những định hướng đúng đắn.

Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giảng dạy môn Kinh tế chính trị

Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong giảng dạy môn Kinh tế chính trị

Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng, một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.