Sự gia tăng dân số và đói nghèo
Dân số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Nếu thực hiện tốt những chiến lược và chính sách dân số cùng với việc phát triển sản xuất, ổn định xã hội sẽ tạo thành yếu tố tổng hòa để cho mỗi thành viên của cộng đồng, của xã hội đều có cuộc sống ấm no.
1. Sự gia tăng dân số
Nước ta đã đạt được những thành tựu khả quan trong việc thực hiện những chiến lược dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 2002. Mức sinh đã giảm nhanh trong thập kỷ vừa qua. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, về cơ bản, đã được khống chế.
Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn và tiếp tục gia tăng, dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Những vùng có mật độ dân số cao thường là những vùng đông dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,1% tổng dân số cả nước với 16,1 triệu người. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng chiếm 19% với dân số là 14,8 triệu người. Vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc chiếm 45% diện tích đất cả nước có tiềm năng đất đai và thiên nhiên nhưng chỉ chiếm 21%.
Việt Nam đang phải chịu sức ép tăng trưởng dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phải tạo việc làm cho hàng triệu người hàng năm đến tuổi lao động, phải nuôi khoảng 1,5 - 2,5 triệu trẻ em ra đời trong khi vấn đề đầu tư phát triển kinh tế và xã hội còn hết sức hạn hẹp, nhỏ bé.
Chúng ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, mật độ dân số lại quá cao năm 1989 là 194 người/km2 tăng lên 231 người/km2 năm 1999. Nhiều địa phương ở các vùng đồng bằng như Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình có mật độ trên 1000 người/km2. Điển hình là Hà Nội có mật độ cao nhất là 3000 người/km2. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Hiện nay, sau khi có Pháp lệnh dân số cùng Nghị định hướng dẫn thực hiện thì sự gia tăng dân số càng thấy rõ hơn. Vì thế, đã dẫn tới một loạt các vấn đề nảy sinh như: thất nghiệp, nhà ở, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là đói nghèo.
2. Nạn đói nghèo
Đói nghèo đã và đang là vấn đề đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đói nghèo lạc hậu được xem là lực cản kìm hãm sự phát triển.
Mức đói nghèo chung của Việt Nam được các tổ chức quốc tế như Liên hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới đánh giá trong các báo cáo hàng năm về phát triển. Trên thế giới thì GNP bình quân đầu người là 5.000 USD/năm, trong khi đó tính đến năm 2000 Việt Nam không chắc đã đạt tới 400 USD/năm, nghĩa là dưới mức trung bình của thế giới 10 lần.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xác định ngưỡng đói, nghèo tuyệt đối qua các mốc thời gian như sau:
Lần 1: Năm 1993
- Hộ đói: Thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng (đối với thành thị) và dưới 8kg quy gạo (đối với nông thôn).
- Hộ nghèo: Thu nhập dưới 20 kg quy gạo/người/tháng (đối với thành thị) và dưới 15 kg quy gạo (đối với nông thôn).
Lần 2: Năm 1995
- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng (đối với mọi vùng).
- Hộ nghèo: Tính 3 vùng cụ thể như sau:
+ Nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg quy gạo/người/tháng.
+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du, dưới 20 kg quy gạo/người/tháng.
+ Thành thị: dưới 25kg quy gạo/người/tháng.
Lần 3: 1997
- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ (giá năm 1997, cho tất cả các vùng).
- Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:
+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg quy gạo/ người/ tháng (= 55.000 đồng).
+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du: dưới 20 kg quy gạo/ người/ tháng (= 70.000 đồng).
+ Thành thị: dưới 25 kg quy gạo/ người/ tháng (=90.000 đồng)
Lần 4: Giai đọan 2001-2005
-Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:
+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 80.000 đồng/người/tháng, 960.000 đồng/người/năm.
+ Nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 100.000 đồng/người/tháng, 1.200.000 đồng/người/năm.
Nếu địa phương nào có mức thu nhập bình quân cao hơn trung bình cả nước thì có thể nâng chuẩn mực nghèo cao thêm . Kết qủa đã thay đổi tỷ lệ nghèo trong cả nước từ 11% năm 2000 lên tới 17% năm 2001. Do chúng ta không còn hộ đói hoặc tình trạng đói cơ bản đã đựơc giải quyết, cho nên lần 4 này không có chuẩn đói.
Vì xác định ngưỡng đói, nghèo quá thấp như trên, cho nên đã có sự đánh giá khá lạc quan về thành tựu xóa đói, giảm nghèo: Năm 1998 tỷ lệ hộ đói nghèo là 15% (khoảng 2,4 triệu hộ), năm 1999 còn 13%, năm 2000 xuống còn 11% và đầu năm 2001 là 10%. Còn theo mức chuẩn quốc tế thì mức đói nghèo cao hơn đối với các nước đang phát triển, được xác định bằng 1 USD/người/ngày.
Theo kết quả các cuộc điều tra, khảo sát, trên 90% hộ nghèo là ở khu vực nông thôn, trong đó tuyệt bộ phận là hộ thuần nông hoăc hộ làm nông nghiệp chính.
Chênh lệch mức chỉ tiêu bình quân đầu người giữa nông thôn và đô thị hiện nay khoảng 2-3 lần, tình trạng phân tầng đô thị (giàu) - nông thôn (nghèo) vẫn là một hằng số.
Phân tầng giàu nghèo theo các vùng miền cũng là một hiện tượng lịch sử, mà công cuộc đổi mới chưa thể khắc phục được. Những vùng miền núi, dân tộc ít người cao nhất, đặc biệt là miền núi phía Bắc, miền Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ngoài ra, tình trạng đói nghèo của các dân tộc ít người là 75,3% (năm 1998), số người nghèo chung cả nước chiếm tỷ lệ 28,5% (năm1998). Từ đó thì sự phân cực giàu nghèo cũng trông thấy rất rõ rệt, giàu nghèo cách biệt 10 lần.
Tóm lại, đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Sự phát triển nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng dân số như hiện nay đã làm cho khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng tăng lên. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới đói nghèo.
Mặc dù chúng ta đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong thời kỳ đổi mới, cụ thể là trong báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1995, Việt Nam đang đứng thứ 5 kể từ nước đói nghèo nhất thế giới trở lên, nhưng đến năm 1997 Việt Nam được nâng lên thứ 15 trong số 49 nước có thu nhập thấp nhất thế giới và đến năm 1999 nâng lên thứ 19. Thành tựu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) cao hơn so với nhóm nước cùng mức thu nhập bình quân đầu người thì những tiến bộ của chúng ta vẫn dưới mức trung bình của thế giới.
Việt Nam vẫn là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ hai ở Đông Nam á và đứng thứ 13 trên thế giới. Vì thế, với sự gia tăng dân số như hiện nay cộng với chất lượng dân số thấp, đó luôn là một trở ngại cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ở Việt Nam từ đầu thập niên 60 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định và thực thi chính sách dân số quốc gia, nhằm giảm mức sinh, mức tử, nâng cao chất lượng dân số và phân bổ dân cư hợp lý. Chính sách dân số giảm mức sinh ở Việt Nam ra đời cách đây hơn 40 năm được đánh dấu bằng Quyết định 216/CP ngày 26.12.1961 của Hội đồng Chính phủ.
Tiếp tục phát huy thành quả của Chương trình Dân số góp phần phát triển kinh tế xây dựng đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình. Qua tổng kết sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những mặt yếu kém cần khắc phục để có giải pháp thực hiện tốt hơn những mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010.
Đồng thời, năm 2001 cũng là năm đầu thực hiện chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, với mục tiêu giảm 300.000 hộ nghèo (2%), tạo việc làm mới cho 1.3 - 1.4 triệu lao động. Trên 20 tỉnh, thành phố đã có quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm.
Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… cho thấy, các nước đó chỉ có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế khi trước đó đã thực hiện có kết quả tốt về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Do vậy, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chúng ta cần tiếp tục thực hiện Chương trình dân số, thực thi các chính sách nâng cao chất lượng dân số kết hợp với khuyến khích phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ người nghèo, xã nghèo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội… đặc biệt đối với các vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
3
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
-
4
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
5
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
-
6
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhận thức đúng về giá trị dân chủ trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam
Thời gian qua, không chỉ các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc về chế độ dân chủ ở nước ta khi cho rằng “không có dân chủ trong chế độ đảng cộng sản duy nhất cầm quyền”, một số người trong nước cũng ngộ nhận, mơ hồ về luận điệu sai trái này. Vì vậy, việc làm sáng tỏ bản chất dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng cầm quyền là việc làm cần thiết nhằm phòng ngừa biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận