Từ khoá : phát triển bền vững

19 bài viết

Bảo đảm an ninh môi trường để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam

Bảo đảm an ninh môi trường để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam, bên cạnh kết quả đạt được về phát triển kinh tế, tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu… tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là ở những nơi tập trung các hoạt động kinh tế. Tình trạng này đã và đang tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, cần có các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh môi trường để kinh tế nước ta phát triển bền vững trong thời gian tới.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

(LLCT&TT) Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ngày càng là một vấn đề mang tính toàn cầu. Trên thế giới, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội. Việc tiếp cận TNXH vừa hỗ trợ DN phát triển lâu bền vừa đóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu chuẩn xã hội. Sự phát triển bền vững với TNXH quan trọng cho cộng đồng, cho quốc gia và cho sự thành công của các DN. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các DN sẽ phức tạp và gay gắt hơn thì các hoạt động thể hiện TNXH sẽ giúp cho DN giảm thiểu rủi ro, xây dựng uy tín, nâng cao danh tiếng, từ đó mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho DN.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, song nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong xây dựng đất nước phát triển bền vững

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong xây dựng đất nước phát triển bền vững

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời đấu tranh và hiện thực hóa khát vọng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Người sớm hoạch định những định hướng chiến lược phát triển đất nước, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Những quan điểm, chỉ dẫn và thực hành của Người về bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Nâng cao vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ - Nhìn từ phương diện chính sách

Nâng cao vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ - Nhìn từ phương diện chính sách

Tây Nam Bộ là vùng văn hóa giàu bản sắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đã có những tác động trực tiếp đến văn hóa Tây Nam Bộ, đặt ra nhiều thách thức đối với việc phát triển bền vững vùng đất này. Do đó, những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ trong hoạch định và thực thi chính sách văn hóa, nâng cao hiệu quả tác động của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của vùng Tây Nam Bộ là rất cần thiết hiện nay.

Thực hiện công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu phát triển con người bền vững

Thực hiện công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu phát triển con người bền vững

Lý luận về phát triển con người bền vững đã được Hồ Chí Minh sớm đề cập tới một cách sâu sắc. Đặc biệt, những luận điểm của Người cho thấy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa thực hiện công bằng xã hội (CBXH) với phát triển con người bền vững. Hồ Chí Minh đã chỉ ra nền tảng cơ bản nhất của phát triển con người bền vững là phải phát triển năng lực của con người, tạo ra sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận nguồn lực do tăng trưởng kinh tế mang lại. Bên cạnh đó, làm thế nào để sự phát triển con người hiện tại không phương hại đến con người trong tương lai, tăng cường mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động xã hội cũng là một yêu cầu quan trọng, đồng thời, là thách thức cho sự phát triển con người bền vững.

Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Vùng núi phía Bắc nước ta gồm 15 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình (tiểu vùng Tây Bắc), Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh (tiểu vùng Đông Bắc), và một số huyện thuộc vùng núi phía tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng 109.245 km2, chiếm 33% diện tích cả nước. Nơi đây là địa bàn sinh sống của trên 40 dân tộc anh em, trong đó 63% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 14,542 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước.

Sự gia tăng dân số và đói nghèo

Sự gia tăng dân số và đói nghèo

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (năm 1993) nhận định: “sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của nòi giống. Nếu xu thế này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”.

Tìm về di sản tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa vì sự phát triển bền vững

Tìm về di sản tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa vì sự phát triển bền vững

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khoá IX, trong khi tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò là nền tảng tinh thần, mục tiêu, động lực của văn hoá đối với sự phát triển, đã xác định mục tiêu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới: “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”.