Theo dấu chân Bác
Thời niên thiếu và hành trình đầu tiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung), Người sinh ngày 19.05.1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước. Kế thừa tinh thần từ gia đình, khi chứng kiến đất nước mình rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, chịu áp bức bóc lột từ thực dân Pháp, đồng thời nhìn thấy nhiều mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. Ngày 05.06.1911, tại bến Nhà Rồng, trên con tàu mang tên Amiral Latouche-Tréville, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, khi ấy Người mới vừa tròn 21 tuổi.
Là thanh niên yêu nước và ham học hỏi, trên con tàu ấy, Bác đã làm công việc của một người phụ bếp. Không ngại khó, ngại khổ, chính công việc ấy đã giúp Bác học thêm được nhiều thứ tiếng, những lúc rảnh rỗi vào giờ tan ca, Người thường dành thời gian của mình để đọc sách. Theo những nghiên cứu chuyên sâu về Bác Hồ của giáo sư Hoàng Chí Bảo, sau Ph.Ăngghen, người làm chủ 29 ngoại ngữ (chưa kể tiếng dân tộc) chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hành trình bôn ba qua hơn 30 quốc gia, 4 châu lục, 3 đại dương và các vùng lãnh thổ lớn nhỏ khác, dường như những nơi Người đặt chân đến đều để lại nhiều dấu ấn thiêng liêng. Qua mỗi chặng đường dài lịch sử tìm đường cứu nước, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa, lịch sử và truyền thống của vùng miền đã làm nên một Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thế giới. Người đã vận dụng và đặt cơ sở nền móng cho thế giới quan và phương pháp luận trong việc áp dụng để xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam và định hướng cơ bản cho sự ra đời của nhân cách mới, đạo đức mới con người hiện nay. Nhìn vào tấm gương của Bác, chúng ta thấy biểu trưng cho phong cách sống của con người vĩ đại, đó là sự khiêm tốn, cần, kiệm, liêm, chính, không màng danh lợi, địa vị.
Nét đẹp thanh tao, giản dị làm nên phong cách Hồ Chí Minh
Không lụa là gấm vóc hay những đồ dùng có giá trị cao, từ bộ quần áo, đôi dép hay cả phòng làm việc của Bác cũng đều là những vật dụng đơn sơ và hết sức giản dị. Những đồ vật ấy giờ đây như những minh chứng thiêng liêng của lịch sử, về một vĩ nhân với lối sống thanh tao, giản dị của một bậc hiền triết với triết lý nhân sinh "vô ngã vị tha". Mỗi bữa cơm thường nhật của Bác đều gắn liền với những món ăn dân dã, đậm chất quê nhà. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người vinh dự được cùng ăn cơm với Bác nhiều lần kể lại rằng: "Bữa ăn nào của Bác cũng tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm. Bác thích ăn những món dân dã như cá kho gừng, cà dầm tương, mắm, canh cua với rau chuối thái ghém hoặc dọc mùng". Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn quý trọng những gì nhỏ nhất, Người luôn thực hành lối sống tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí.
Không chỉ đơn sơ trong phong cách sinh hoạt thường nhật, ở Người còn là sự hài hòa trong phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách tư duy và phong cách ứng xử. Dường như ở Bác, tất cả những lối sống cao cả ấy đã làm nên một Hồ Chí Minh với tư tưởng, đạo đức, trí tuệ rất đỗi lớn lao. Là hình ảnh đẹp, sáng mãi trong tim của toàn nhân loại và bạn bè quốc tế.
Dù đứng trên cương vị tối cao, Bác Hồ cũng luôn gần gũi và quan tâm sát sao đến đời sống nhân dân. Là lãnh tụ của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với dân bằng tất cả tầm lòng và tình thương yêu, toát lên sự tinh tế và chân thành. Tình yêu thương ấy không chỉ giới hạn mà bao trùm và rộng mở, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, miền xuôi hay miền ngược, hay đến cả những người bị áp bức trên thế giới. Tất cả đều có một vị trí đặc biệt trong trái tim bao la nhân ái của Bác. Đúng như những vần thơ mà Tố Hữu viết về Bác:
"Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông mọi kiếp người".
Lo lắng và quan tâm đến người dân là thế, bởi vậy hằng năm, cứ mỗi độ kỷ niệm sinh nhật của mình, Bác thường xuyên căn dặn các cơ quan, địa phương không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Bởi, Người sợ tốn tiền bạc, thời giờ của nhân dân, trong khi đời sống của người dân trên cả nước tại một số vùng còn gặp nhiều khó khăn.
Những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 09.05.1954 đã viết: "Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là những người bằng da bằng thịt...". Biết ơn những cống hiến vĩ đại của Bác, chúng ta cùng điểm lại một số những thành tựu đáng nhớ về Người.
Thứ nhất, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Vượt qua mọi hạn chế của một số nhà yêu nước và ngưỡng mộ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Nguyễn Tất Thành đã sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đặt niềm tin, sự kính phục theo con đường vĩ đại này. Tháng 06.1919, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những người An Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị Véc xây bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" và đòi Chính phủ Pháp phải công nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Thông qua bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin", Người đã ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại Thành phố Tua (Pháp) vào tháng 12.1920. Sự kiện này như một dấu ấn, đưa Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam, người đầu tiên tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
Thứ hai, lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta làm nên chiến thắng vang dội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã minh chứng và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lập nên những chiến thắng to lớn, tiêu biểu nhất là cuộc thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 02.09.1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước sự vui mừng và có mặt của đông đảo đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".
Thứ ba, ngày 02.09.1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bản Di chúc lịch sử. Ngày Bác đi xa, khi ấy miền Nam vẫn đang trong thời điểm khó khăn gian khổ. Nén đau thương ngày Bác mất, quân dân Sài Gòn đã anh dũng chiến đấu, vận dụng mọi thuận lợi, toàn tâm toàn lực đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam. Theo lời kể của giáo sư Hoàng Chí Bảo, những giờ phút cuối cùng của cuộc đời Người, Bác muốn nghe một câu hò Huế. Mong muốn của Bác như lời nhắn nhủ hãy giữ nét đẹp những làn điệu dân ca, giữ gìn văn hóa bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Năm 1965, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc, văn bản được Bác gọi là "bức thư để lại cho đồng bào, đồng chí", "mấy lời Bác dặn trước lúc đi xa". Bản Di chúc là niềm tin tưởng vào cách mạng, là lời căn dặn chúng ta về 4 chữ "thật" trong nội dung về Đảng cầm quyền, là niềm hy vọng miền Nam sớm được giải phóng. Trong suốt hơn 50 năm qua, việc thực hiện Di chúc của Bác Hồ đã trở thành việc làm thiêng liêng đối với nhân dân ta. 5 lời thề được đồng chí Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 09.09.1969 mãi như một tôn chỉ, lời hứa của Đảng ta đối với tâm nguyện của Bác trước lúc đi xa: "Nén đau thương biến thành sức mạnh, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa Nam - Bắc sum họp một nhà; Kiên trì lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam; Giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình; Làm tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện học tập, làm theo đạo đức trong sáng mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 4 chữ "cần - kiệm - liêm - chính".
Tuy Bác đã đi xa, song những bài học đạo đức thiêng liêng, những lời căn dặn và tình cảm của Người ví như “mệnh lệnh trái tim” trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Đó còn là tôn chỉ, cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.05.1890 - 19.05.2022), toàn thể giảng viên, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết tâm đề cao và thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phát huy tốt hơn nữa truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng trường Đảng ngày càng vững mạnh./.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Trong bối cảnh đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của địa phương. Tại tỉnh Tuyên Quang, đội ngũ này không chỉ là lực lượng trực tiếp triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cơ sở, mà còn là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, góp phần xây dựng bộ máy quản lý nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Việc không ngừng nâng cao năng lực cho lực lượng này không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là nhiệm vụ chiến lược nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, những năm gần đây Thái Bình đã khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển để tạo đà cho phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX “Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”. Bài viết khái quát những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình thời gian qua.
Bình luận