Thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn đảm bảo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Dân chủ ở cơ sở là việc thực hiện quyền làm chủ, quyền tự quyết của nhân dân ở địa bàn cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các nội dung có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân ở cơ sở bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của pháp luật.
Thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn là việc thực hiện những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là xây dựng nền tảng của chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là nội dung quan trọng, thiết yếu của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
1. Quan điểm, nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Đại hội VI của Đảng khẳng định: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp... Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân...
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, vấn đề phát huy dân chủ được khẳng định trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Một là, bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hai là, bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Ba là, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bốn là, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã.
Năm là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
2. Thực trạng việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay
Sau hơn 10 năm triển khai, pháp lệnh dân chủ cơ sở đã thực sự đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của mỗi người dân, thiết thực củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới, phát triển đất nước.
Thực hiện tốt dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn đã thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, tác động mạnh đến việc xây dựng nông thôn kiểu mới, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Việc xây dựng quy ước, hương ước với những nội dung sâu sát với thực tiễn, theo hướng văn minh, tiến bộ, có tác động tích cực đến phát triển các lễ hội truyền thống, giữ gìn được tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư. Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn liền với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, đã được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Những nội dung công khai hóa theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân giám sát” được cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện có hiệu quả, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; việc xây dựng quy ước làng, thôn, khu phố văn hóa, bình xét hộ gia đình văn hóa, quy định mức đóng góp xây dựng, lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của xã... đều được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Qua việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã có tác dụng thúc đẩy công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là trên lĩnh vực cải cách hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo tại địa phương, cơ sở. Đến nay trên địa bàn cả nước đã có khoảng trên 87% xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông với 33 loại thủ tục hành chính. Hiện có 100% số xã, phường, thị trấn đã có tổ chức Thanh tra nhân dân được duy trì và phần lớn hoạt động có kết quả, hướng vào các lĩnh vực mà nhân dân ở cơ sở quan tâm như xây dựng, quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết chế độ chính sách...
Chính quyền cơ sở ở các địa phương cũng ngày càng được đổi mới về tổ chức và hoạt động. Phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được chuyên nghiệp. Việc thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước bước đầu thực hiện có kết quả, hạn chế một bước tình trạng phô trương, hình thức, hành chính hoá. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng, bộ máy chính quyền ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, làm giảm bớt tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu, tình trạng vi phạm dân chủ, hay dân chủ hình thức còn diễn ra ở không ít nơi. Việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở một số xã, phường, thị trấn làm thiếu nề nếp, hiệu quả chưa cao. Một số nơi hiện tượng vi phạm quyền dân chủ của người dân rất nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân, làm giảm sút lòng tin đối với Đảng và Nhà nước.
Có nơi, có lúc cấp uỷ Đảng và chính quyền còn lúng túng trong thực hiện dân chủ chưa thực sự nắm chắc nội dung của pháp lệnh về dân chủ nên nội dung, hình thức công khai tới nhân dân chưa được thực hiện đầy đủ, làm cho dân chủ ở những nơi đó trở thành hình thức. Vẫn còn một số ít cán bộ chưa phân biệt công việc nào đưa ra dân bàn, công việc nào để dân giám sát, kiểm tra. Chưa đề cao vai trò của nhân dân, chưa phát huy vai trò của các tổ chức nhân dân tự quản và người đứng đầu các tổ chức nhân dân tự quản. Một số cán bộ, Đảng viên chưa gương mẫu trong xây dựng nếp sống văn hóa, nhất là trong việc cưới, tang lễ đã làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dân chủ và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cũng có nơi chính quyền cấp xã còn xem nhẹ hoặc né tránh đối phó với những bức xúc của nhân dân. Một số nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chưa được triển khai cụ thể, như việc thực hiện chế độ đền bù, giải phóng mặt bằng, về thu chi ngân sách hàng năm, việc quy hoạch đất đai, về thực hiện các Chương trình dự án 134, 135... Chính quyền chưa hướng dẫn kịp thời một số nội dung về xây dựng quy ước, hương ước, còn lẩn tránh việc công khai hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật cho dân, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, kiểm điểm những sai phạm trước dân còn qua loa, đại khái.
Hiện nay, điều dễ nhận thấy là ở nơi nào chưa coi trọng thực hiện quy chế dân chủ thì nơi đó quan liêu, tham nhũng vẫn “phát sinh và tồn tại”, cán bộ sai phạm vẫn “ung dung tại vị”. Cá biệt có nơi khép kín bộ máy quyền lực, dân chủ chiếu lệ, thiếu công khai, minh bạch làm cho tham nhũng có đất dung thân và phát triển. Có thể khẳng định: khi quy chế dân chủ ở cơ sở không được thực hiện đầy đủ thì tệ quan liêu, tham nhũng là không thể tránh khỏi và rất khó lường.
Nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, bất cập nói trên là: do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền còn hạn chế, chưa xác định được việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài; chậm cụ thể hóa quy chế dân chủ thành cơ chế giám sát của người dân ở cơ sở; sự chỉ đạo phối hợp của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng chưa nhịp nhàng, đồng bộ; việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức; không ít cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Quy chế một cách hời hợt, qua loa nên đã không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, quan liêu. Những sơ hở, thiếu đồng bộ của cơ chế chính sách cùng những khiếm khuyết trong phương thức lãnh đạo, nhất là quyền lực không đi cùng cơ chế giám sát của người dân, đã vô tình tạo lỗ hổng cho tệ quan liêu, tham nhũng lộng hành...
3. Một số định hướng thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Để thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cần triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm đưa những nội dung của Pháp lệnh dân chủ vào thực tiễn của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa bàn cơ sở, để phát huy vai trò của hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương trên địa bàn cấp xã.
Thứ nhất, đảm bảo những nội dung, hình thức công khai để nhân dân biết, cụ thể:
Công khai về: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã; dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế; đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã; nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện; những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Công khai bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; công khai thông qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
Thứ hai, đảm bảo những nội dung, hình thức nhân dân bàn và quyết định, cụ thể:
Một là, nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp thông qua hình thức: tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Hai là, nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định về: hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; thông qua hình thức: tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố hoặc phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Thứ ba, đảm bảo những nội dung, hình thức nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định (dân làm), cụ thể:
Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến: dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã; dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư; dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã; những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến: họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; hoặc thông qua hòm thư góp ý.
Thứ tư, đảm bảo những nội dung, hình thức nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra, cụ thể:
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung công khai; nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết và những nội dung nhân dân tham gia ý kiến.
Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân: nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Kết luận:
Như vậy, việc thực hiện tốt pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các quy định của pháp luật hiện hành sẽ góp phần đảm bảo cơ chế dân chủ, nhân dân được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước cấp cơ sở ở nước ta trong điều kiện hiện nay./.
____________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Dương (2011), “Thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://lapphap.vn/Pages/ tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207687.
2. Nguyễn Đình Quyền (2019), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ, dân chủ ở xã, phường, thị trấn và đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức nhà nước https://tcnn.vn/news/ detail/45366/Nhung-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-dan-chu-dan-chu-o-xa-phuong-thi-tran-va-don-vi-su-nghiep-cong-lap.html.
3. Nguyễn Thế Trung (2019), “Thực hiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản.
4. Ủy ban thường vụ quốc hội (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 11/2021
Bài liên quan
- Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
- Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Nhân tố cốt lõi bảo đảm thành công trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được thực hiện theo phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” tạo nền tảng quan trọng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương của Đảng ta về việc đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch đó; đồng thời, làm rõ nội dung liên quan, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 30-4-2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn lễ kỷ niệm. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn:
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của niềm tin, ý chí kiên cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cần tiếp tục được phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, sánh vai các cường quốc năm châu.
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự ủng hộ của quốc tế. Thắng lợi này đã củng cố thành quả của kỷ nguyên độc lập, tự do và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam do Đảng lãnh đạo; tiếp tục khẳng định hệ giá trị cho nhân loại về tính chính nghĩa của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và vươn mình phát triển.
Bình luận