Tiến bộ xã hội ở Việt Nam - nhìn từ góc độ chỉ số phát triển con người
1. Tiến bộ xã hội và HDI
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến bộ xã hội là quá trình phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao - đó là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn.
Tuy nhiên, khi xét tiến bộ xã hội là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội thì sự thay thế đó nhất định phải nhằm vào mục đích con người. Do đó, có thể thấy một tiêu chuẩn tối cao cho sự tiến bộ xã hội là trình độ giải phóng con người, là khả năng phát triển toàn diện và tự do cho mỗi cá nhân - đây là thước đo nhân văn của sự tiến bộ xã hội.
Với quan điểm trên, Đảng Cộng sản Việt Nam coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Mục tiêu về tiến bộ xã hội mà Đảng ta đề ra là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh - một xã hội mà ở đó con người được giải phóng khỏi mọi sự áp bức bóc lột, được tự do và phát triển mọi khả năng sẵn có của mình - một xã hội mà các giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống được mọi người trân trọng, giữ gìn, bồi đắp, khai thác và phát huy.
Như vậy, tiến bộ xã hội là một phạm trù rộng, phức tạp và rất khó liệt kê hết được nội hàm của khái niệm này. Vì vậy, trong thực tiễn các nhà khoa học đã sử dụng những tiêu chí (hay thước đo) khác nhau để phản ánh sự tiến bộ xã hội. Có thể kể đến các thước đo chủ yếu sau đây:
+ Các thước đo bất bình đẳng về thu nhập, bao gồm:
- Phương pháp đường cong Lorenz và hệ số Gini (G): chỉ số này dùng để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của toàn bộ dân cư được chia thành các nhóm từ nghèo đến giàu.
- Tỷ số Kuznets: sử dụng để so sánh thu nhập của x% dân số có thu nhập cao nhất với y% dân số có thu nhập thấp nhất.
- Tiêu chuẩn bốn mươi phần trăm: do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra(2) và được dùng để so sánh thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất với tổng thu nhập của toàn bộ dân cư.
+ Các thước đo bình đẳng giới:
- Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: chỉ số phát triển giới (Gender Developmen Index - GDI); chỉ số quyền lực giới (Gender Empowerment - Index - GEI); chỉ số bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GiI)
+ Các chỉ số đánh giá nghèo đói, bao gồm:
- Chỉ số nghèo về thu nhập (nghèo đơn chiều): là tỷ lệ phần trăm người dân có thu nhập dưới chuẩn nghèo được quy định ở mỗi giai đoạn cụ thể. Ngân hàng Thế giới đã từng sử dụng hai chuẩn nghèo khác nhau: chuẩn thu nhập 1 đô la Mỹ và chuẩn 2 đô la Mỹ mỗi ngày/ người. Ở Việt Nam, Nhà nước đã điều chỉnh chuẩn nghèo đơn chiều nhiều lần, mỗi lần điều chỉnh, chuẩn nghèo này lại được nâng lên cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
- Chỉ số nghèo đa chiều: nghèo đa chiều là tình trạng một bộ phận dân cư thiếu các năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo đa chiều được xem xét trên 10 phương diện, bao gồm: ăn, mặc; học hành; chữa bệnh; nghề nghiệp kiếm sống; tiếp cận tín dụng; nước sạch và vệ sinh; quyền cá nhân; mức độ rủi ro; sự an toàn của bản thân.
+ Chỉ số phát triển con người:
HDI là một chỉ số tổng hợp gồm ba yếu tố cấu thành: tuổi thọ bình quân theo kỳ vọng; chỉ số giáo dục, bao gồm số năm đi học bình quân và số năm đi học bình quân theo kỳ vọng; GNI bình quân đầu người tính theo phương pháp sức mua tương đương (PPP(3). Chỉ số HDI được tính như sau:
Gọi LE là tuổi thọ trung bình của quốc gia cần tính HDI; LEmin là tuổi thọ trung bình của nước có tuổi thọ trung bình thấp nhất; LEmax là tuổi thọ trung bình của nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thì chỉ số tuổi thọ (LEI) được tính bởi công thức:
Gọi MYS là số năm đi học bình quân của những người trên 25 tuổi; EYS là số năm đi học kỳ vọng của những người dưới 18 tuổi; EYSmax là số năm đi học trung bình của nước có số năm đi học trung bình cao nhất; EYSmax là số năm đi học kỳ vọng của nước có số năm đi học kỳ vọng cao nhất thì chỉ số đi học bình quân MYSI và chỉ số đi học bình quân kỳ vọng được tính như sau:
Khi đó, chỉ số học vấn được tính là:
Gọi GNI/ngmax là GNI bình quân của nước có GNI bình quân cao nhất; Gọi GNI/ngmin là GNI bình quân của nước có GNI bình quân thấp nhất thì chỉ số thu nhập được tính là:
Từ đó, chỉ số HDI được tính là trung bình nhân của các chỉ số: tuổi thọ, học vấn và thu nhập:
Như vậy, tiến bộ xã hội là một phạm vi có nội hàm rộng lớn, được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, HDI là một chỉ số phản ánh được nhiều khía cạnh nhất trong tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, HDI vẫn còn một số hạn chế, đó là: (1) HDI không phản ánh được vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và bình đẳng giới; (2) Nhiều quốc gia đạt mức độ thu nhập bình quân cao, dẫn đến HDI cao nhưng việc chuyển hóa kết quả tăng trưởng đến vấn đề giáo dục, y tế lại hạn chế. Bởi vậy, nhiều khi HDI chưa phản ánh một cách chính xác nhất về tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, HDI vẫn là một thước đo chứa đựng được nhiều khía cạnh về tiến bộ xã hội và vẫn được sử dụng khá phổ biến hiện nay(4).
2. HDI của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2020
HDI được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố lần đầu tiên vào năm 1990. Kể từ đó đến nay, HDI của Việt Nam có sự tiến bộ rõ rệt theo thời gian. Cụ thể:
- Giá trị tuyệt đối của HDI của Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 1990, giá trị HDI của Việt Nam là 0,439 và tăng liên tục trong 20 năm, đạt giá trị cao nhất là 0,733 vào năm 2007 - 2008. Tốc độ tăng trung bình HDI của Việt Nam giai đoạn này là 1,41%. Từ năm 2010, do có sự thay đổi trong cách tính toán HDI, làm cho giá trị HDI của tất cả các quốc gia giảm xuống. Tuy nhiên, nếu tính riêng từ năm 2010 đến nay, giá trị HDI của nước ta vẫn có xu hướng tăng lên(5).
- Chỉ số tuổi thọ tăng khá nhanh và đạt mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
Một thành tựu nổi bật trong phát triển con người ở Việt Nam là sự tăng nhanh của tuổi thọ bình quân. Năm 1990, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 64,8 tuổi; năm 2003 là 68,6 tuổi; năm 2006 là 70,8 tuổi và đạt 75,4 tuổi vào năm 2019. Tính riêng năm 2019, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đứng thứ 77 thế giới; thứ tư trong ASEAN chỉ xếp sau Singapor, Malaysia và Thái Lan.
Tuổi thọ trung bình của các nước ASEAN năm 2019
- Chỉ số học vấn tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ năm 2013 trở về trước, chỉ số học vấn của Việt Nam luôn ở mức thấp. Cụ thể, năm 2013, số năm đi học bình quân của người Việt Nam là 5,5 năm; số năm đi học bình quân kỳ vọng là 11,9 năm. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, chỉ số học vấn của nước ta có sự tăng đột biến. Số năm đi học bình quân của người Việt Nam năm 2014 là 7,5 năm; năm 2015 là 8,0 năm và đạt 8,3 năm vào năm 2019. Tương tự, số năm đi học bình quân kỳ vọng cũng tăng lên và đạt 12,7 năm vào năm 2019.
- Có sự chuyển hóa cao thành quả của tăng trưởng kinh tế đến các vấn đề xã hội: tuy thu nhập quốc dân bình quân đầu người vào loại thấp so với khu vực ASEAN và thế giới nhưng chỉ số tuổi thọ và chỉ số học vấn của Việt Nam lại ở mức cao(6). Nhờ vậy, so với bảng xếp hạng thu nhập, xếp hạng về học vấn, tuổi thọ và HDI có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể, so với xếp hạng thu nhập, chỉ số tuổi thọ đứng trên 40 bậc; chỉ số học vấn đứng trên 07 bậc và chỉ số HDI đứng trên 03 bậc.
Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển con người, song sự biến đổi HDI của Việt Nam thời gian qua vẫn còn một số hạn chế sau đây:
- Tốc độ tăng của HDI giảm dần. Giai đoạn 1990 - 2000 tốc độ tăng HDI của Việt Nam là 1,99%, giai đoạn 2001- 2010 còn 1,23% và chỉ đạt 0,85% giai đoạn 2011 - 2019. Thực trạng này đã làm cho HDI của Việt Nam tụt lại so với mức trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
- Thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng không rõ xu hướng: tuy giá trị tuyệt đối của HDI đã tăng lên theo thời gian nhưng do tốc độ tăng HDI chậm hơn so với hầu hết các quốc gia xếp trên trong bảng xếp hạng nên thứ hạng của Việt Nam về HDI không rõ xu hướng và nhìn chung không có sự cải thiện.
- Chỉ số thu nhập thấp và tăng chậm: trong các chỉ số thành phần của HDI, chỉ số thu nhập còn ở mức rất thấp và tăng chậm trong thời gian qua. Chính mức thu nhập thấp đã một mặt tác động trực tiếp đến giá trị tuyệt đối của HDI, mặt khác đã gián tiếp ảnh hưởng đến việc cải thiện chỉ số giáo dục, chỉ số tuổi thọ của nước ta.
- Chỉ số học vấn còn thua kém nhiều quốc gia trong khu vực: tuy chỉ số giáo dục đã tăng nhanh trong vài năm gần đây, song vẫn thấp hơn nhiều quốc gia trong ASEAN như: Singapore, Malaysia, Philippines... và chỉ cao hơn Lào, Camphuchia và Myanmar. Theo nhận định của UNDP, chính sự tụt hậu về giáo dục đã làm cho HDI của Việt Nam chững lại và có xu hướng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
3. Thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Việt Nam thông qua việc cải thiện HDI
Nâng cao HDI, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu trọng tâm mà Đảng ta đã xác định. Việc được xếp trong nhóm nước có HDI cao của thế giới đã ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Đảng ta xác định mục tiêu: “HDI duy trì trên 0,7”(7). Để đạt được mục tiêu nói trên, thúc đẩy tiến bộ xã hội ở Việt Nam, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ nền kinh tế. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trong tâm và có ý nghĩa quyết định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng cho phép Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nâng cao tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người - đây là chỉ tiêu mà chúng ta có thể cải thiện mạnh mẽ nhất. Đồng thời với việc nâng cao chỉ số thu nhập, việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế còn cho phép Việt Nam cải thiện vấn đề giáo dục và y tế. Chính vì vậy, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Đảng ta đã xác định: “Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững hiện nay”(8).
Để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định. Trong đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ là một vấn đề có ý nghĩa quyết định. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô và phương thức quản lý nhà nước; đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ tạo điều kiện nâng cao chỉ số thu nhập trong HDI. Tuy nhiên, nếu chỉ tăng trưởng phiến diện thì sẽ không chuyển hóa được kết quả tăng trưởng đến các chỉ số về giáo dục và tuổi thọ. Hay nói cách khác, tăng trưởng đó sẽ không thực hiện được sự tiến bộ xã hội, dù rằng chỉ số HDI có thể vẫn được cải thiện. Vì vậy, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội được coi là giải pháp có tác động đúp tới việc cải thiện chỉ số HDI của nước ta. Trong những năm tới, để thúc đẩy gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, chúng ta cần giải quyết tốt các vấn đề sau đây:
- Hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nền kinh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cho phép giải phóng sức sản xuất, phát huy tiềm năng, lợi thế để tăng trưởng nhanh, bền vững. Đồng thời những kết quả đạt được của tăng trưởng kinh tế được sử dụng vào mục đích phát triển con người, vì con người ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển.
- Hoàn thiện và thực thi hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách về giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp, bảo trợ xã hội... Mở rộng chính sách phúc lợi xã hội thành chính sách an sinh xã hội nhiều nấc.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt chú trọng vấn đề việc làm, thu nhập ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình Mục tiêu Quốc gia như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, phát triển lâm nghiệp bền vững...
Ba là, đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Phát triển giáo dục và đào tạo về mặt số lượng cho phép chúng ta nâng số năm đi học bình quân của người dân, có tác động trực tiếp đến việc cải thiện HDI. Trong khi đó, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sẽ đạt được những mục tiêu xa hơn, bền vững hơn đối với sự tiến bộ cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhờ đó, cải thiện trình độ phát triển con người một cách bền vững hơn, chất lượng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới triệt để, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách ưu tiên đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chú trọng việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện học tập, hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ giáo viên.
- Thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Những nỗ lực của Việt Nam trong suốt 35 năm đổi mới đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận trong việc cải thiện chỉ số HDI. Mức sống, tuổi thọ và trình độ học vấn của người dân được cải thiện đáng kể, qua đó nâng cao sự tiến bộ về măt xã hội. Tuy nhiên, để có sự vượt bậc trên bảng xếp hạng của thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cần giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện, cơ sở để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao trình độ phát triển con người là mục tiêu và là động lực cho tăng trưởng kinh tế, để nước ta trở thành một quốc gia phát triển như mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định./.
____________________________________________________
(1) GNI (Gross National Income) là tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
(2) Tiêu chuẩn bốn mươi phần trăm là một trường hợp đặc biệt của tỷ số Kuznets.
(3) PPP (Purchasing power parity) là các tính GNI của các nước theo giá của Hoa Kỳ tại một thời điểm cụ thể.
(4) Trong vài năm gần đây, các nhà khoa học thế giới đã đưa vào sử dụng chỉ số tiến bộ xã hội (SPI- Social Progress Index) gồm 12 chỉ số thành phần, được chia làm 03 nhóm để đánh giá, xếp hạng tiến bộ xã hội. Song Việt Nam chưa được đưa vào bảng xếp hạng do chưa đủ dữ liệu đánh giá.
(5) Trước năm 2010, HDI được tính bằng trung bình cộng của ba chỉ số thành phần. Từ năm 2010, được tính theo công thức bài viết đã dẫn.
(6) Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2020, GNI/người (PPP) của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khối ASEAN,
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn Kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, T.1, tr.219.
(8) Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb. CTQG Sự thật, tr.117.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 7.2021
Bài liên quan
- Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
- Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
- Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
-
6
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng ở nước ta hiện nay
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được, nhiều nguy cơ, thách thức đối với vấn đề an ninh quốc gia trên không gian mạng được đặt ra. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc tận dụng những cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia trên không gian mạng, góp phần đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - mục tiêu, quyết tâm của toàn Đảng và ý nguyện, khát vọng của người dân Việt Nam
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đưa ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương của Đảng ta về việc đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần nhận diện rõ các luận điệu sai trái, thù địch đó; đồng thời, làm rõ nội dung liên quan, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam của Đại thắng mùa Xuân 1975 để lập nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 30-4-2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn lễ kỷ niệm. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn:
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của niềm tin, ý chí kiên cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó cần tiếp tục được phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, sánh vai các cường quốc năm châu.
Bình luận