Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và các cán bộ quản lý chủ chốt của Học viện, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giảng viên cao cấp của Học viện và các học viên Lào đang học tập, nghiên cứu tại Học viện.


Nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith làm trưởng đoàn đến thăm và có bài phát biểu tại Học viện, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là sự động viên, khích lệ to lớn đối với toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Bày tỏ niềm vinh dự được Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp cho Đảng và Nhà nước bạn Lào, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết, hàng năm, Học viện tiếp nhận gần 500 học viên Lào theo học các hệ lớp: cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, cao học và nghiên cứu sinh. Trong những năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào cùng các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương hai nước cũng đã thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách. Hai Học viện đã triển khai nhiều chương trình hợp tác trao đổi đoàn, bồi dưỡng giảng viên, nhiều chương trình, dự án nghiên cứu chung góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong những năm tới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xác định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách với các cơ quan của nước bạn Lào, trước hết là với Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Lào, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong các hoạt động hợp tác quốc tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, cùng các Ban, Bộ, ngành trung ương hai nước tăng cường triển khai các hoạt động hợp tác, trong đó trọng tâm là triển khai Đề án chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng Chủ tịch Kaysone Phomvihane; triển khai Dự án xây dựng cơ sở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào tại Chăm-pa-sắc; tăng cường chia sẻ tri thức trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, và tư vấn chính sách để cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định và thực thi chủ trương, đường lối, luật pháp, chính sách của mỗi nước trong giai đoạn mới.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, những kết quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước bạn Lào, cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học lý luận chính trị và tham mưu, tư vấn chính sách những năm qua của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có được là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, trực tiếp, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các ban, bộ, ngành trung ương của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào. Vì vậy, Học viện mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ quý báu đó để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước tin tưởng, giao phó.
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào bày tỏ niềm xúc động sâu sắc khi được đến thăm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – mái trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đồng chí nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện đã không ngừng trưởng thành và phát triển, đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật, đã trở thành nơi đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa thực hiện nhiệm vụ quốc tế đào tạo cán bộ chủ chốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào – nguồn nhân lực này đã và đang trở thành nguồn vốn quý báu cho Lào trong công cuộc bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước.
Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, với hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn xứng đáng với danh hiệu, làm tròn sứ mệnh lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực để tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane để lại. Trong điều kiện tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng và khó lường, cùng với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch và âm mưu phá hoại tình đoàn kết đặc biệt Lào – Việt Nam, đồng chí Thongloun Sisoulith nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, hai nước cần phải tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị thủy chung, trong sáng giữa hai nước Lào – Việt Nam ngày càng có hiệu quả, mãi mãi xanh tươi và đời đời bền vững, để truyền lại cho thế hệ trẻ và coi công tác bảo vệ, giữ gìn quan hệ này là trọng trách, nhiệm vụ cao cả, để xứng với sự hy sinh và nguyện vọng của các thế hệ tiền bối đi trước.

Bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc trước sự giúp đỡ vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Lào, đặc biệt là những giúp đỡ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định, Dự án biên dịch Toàn tập Hồ Chí Minh và Từ điển Hồ Chí Minh học từ tiếng Việt sang tiếng Lào giữa hai Học viện là một thành tích to lớn, vốn quý báu để trao truyền cho thế hệ trẻ Lào – Việt Nam được nghiên cứu và hiểu rõ hơn vấn đề này. Đồng chí hy vọng trong những năm tới, hai Học viện sẽ cùng nhau thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt là “học để làm việc, làm người, làm cán bộ”, từ đó góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng, phát triển của hai nước.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào yêu cầu các học viên Lào đang sinh sống và học tập tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phải quyết tâm dùng thời gian quý báu của mình để cố gắng học tập, đạt được những kết quả tốt và vận dụng được vào thực tiễn công tác sau khi trở về nước.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Thongloun Sisoulith trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệm kỳ 2021-2026.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của người đứng đầu Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Lào vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ XI, cũng như cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV của Việt Nam và khóa IX của Lào. Chuyến thăm góp phần khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của cả hai nước, đặc biệt coi trọng giữ gìn và không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Một số hình ảnh tại buổi đón tiếp:






Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận