Tự do ngôn luận - nhận thức thấu đáo, ứng xử chuẩn mực và trách nhiệm công dân - Bài 3: Cải thiện môi trường pháp lý, nâng cao trách nhiệm công dân về thực hiện quyền tự do ngôn luận
Chúng ta cần nỗ lực thống nhất nhận thức từ nhiều phía, về vai trò của việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là sự nghiệp của toàn dân; sự nghiệp này chỉ được thực hiện khi mỗi công dân, cộng đồng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ý thức được đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình.
Như đã trình bày ở hai bài viết trước, tự do ngôn luận là quyền thiêng liêng như con người vốn được sinh ra và tồn tại của cộng đồng. Nhưng quyền này không phải là mục đích mà là phương tiện và phương thức để đạt được mục đích. Dân gian có câu “Lưỡi thế gian nhọn hơn dao mác nhọn”. Con dao sắc trong tay người có lý trí và cảm xúc, sử dụng trúng mục đích sẽ khác xa con dao trong tay kẻ vô cảm, hồ đồ, nhận thức non kém.
Vậy nên muốn sử dụng hiệu quả phương tiện để đạt được mục đích, cùng với nâng cao nhận thức từ nhiều phía thì cần chính sách và giải pháp, cũng từ nhiều phía; tức là cần sự đồng thuận trong nhận thức và hành vi thông qua chính sách và giải pháp. Tức là cần từng bước cải thiện môi trường pháp lý và nâng cao trách nhiệm công dân.
Việt Nam là quốc gia thuộc tốp cao có công dân tham gia mạng xã hội (MXH), với hơn 70%, tức là hơn 70 triệu người cùng tham gia, chia sẻ thông tin, thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nước ta cũng có 780 cơ quan báo chí, thuộc đủ các loại hình báo và tạp chí, phát thanh, truyền hình và báo điện tử, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đại diện ngôn luận cho đủ các tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội lớn.
Những con số này được nhân lên gấp bội trong môi trường truyền thông số, bởi môi trường truyền thông số đã và đang tạo ra những khả năng siêu việt cho thực hiện quyền tự do ngôn luận, nhưng chính đó cũng là những thách thức không nhỏ với mỗi công dân và cơ quan báo chí, truyền thông, kể cả cơ quan quản lý nhà nước. Có thể kể đến những khả năng và thách thức sau đây.

Thứ nhất, môi trường truyền thông số tạo ra khả năng siêu kết nối xã hội; tạo điều kiện cho mỗi cư dân ở mỗi góc phố, làng quê, từ miền núi, hải đảo đến chốn đô thị khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ về những sự kiện và vấn đề thời sự đang diễn ra.
Thứ hai, môi trường truyền thông số đang tạo ra khả năng siêu tương tác xã hội, là cơ hội vàng cho mỗi người có được sân chơi trên MXH; nhưng cần chế tài gì nhằm tận dụng cơ hội này cả trên báo chí và MXH để mỗi công dân và cơ quan có trách nhiệm có thêm dịp được “nối dài tầm tay, mở rộng tầm mắt”, để kết nối trí tuệ và cảm xúc cộng đồng, để tạo nên "sức mạnh mềm" quốc gia.
Thứ ba, môi trường truyền thông số đã và đang tạo nên nhóm công chúng chủ động. Nhóm công chúng này không còn bị động ngồi chờ báo chí cung cấp thông tin mà họ chủ động tìm kiếm, sản xuất và chia sẻ thông tin trên các nền tảng kỹ thuật-công nghệ số. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho báo chí, truyền thông Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, môi trường truyền thông số tạo ra hệ dữ liệu siêu lớn, gọi là big data. Hệ dữ liệu này được kết nối và tạo ra khả năng hoạt động của Chính phủ điện tử, cho báo chí trí tuệ, cho phóng viên robot... Đây chính là thách thức không chỉ cho báo chí, truyền thông. Luật Tiếp cận thông tin do Quốc hội ban hành năm 2016 sẽ càng có ý nghĩa thực hiện quyền tự do ngôn luận trong môi trường big data.
Thứ năm, những khả năng trên đây đang hình thành hệ sinh thái truyền thông online. Trong thế giới tự nhiên, hệ sinh thái nào thì hệ sinh vật ấy, trong xã hội cũng vậy. Nhờ hệ sinh thái truyền thông online mà nhiều hoạt động của chúng ta được duy trì khá bình thường trong đại dịch Covid-19. Nhưng hệ sinh thái truyền thông online đang thách thức trong thực hiện hiệu quả quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Từ một số nhận thức trên đây, xin nêu ra và chia sẻ mấy khả năng tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quyền tự do ngôn luận ở nước ta hiện nay.
Một là, cần nỗ lực thống nhất nhận thức từ nhiều phía về vai trò của việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đây là sự nghiệp của toàn dân; sự nghiệp này chỉ được thực hiện khi mỗi công dân, cộng đồng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ý thức được đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình. Vấn đề này càng có ý nghĩa khi đầu nhiệm kỳ trước, Thủ tướng Chính phủ đã nêu thông điệp về xây dựng Chính phủ liêm chính, Chính phủ hành động, Chính phủ kiến tạo. Đầu nhiệm kỳ mới này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu vấn đề cần lắng nghe ý kiến người dân và các luồng ý kiến phản biện xã hội. Bởi như thế, Chính phủ kiến tạo mới tập hợp, kết nối được trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, kịp thời bao quát tình hình và sớm sửa đổi các luật liên quan nhằm tạo dựng môi trường pháp lý, bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân vì mục tiêu phát triển đất nước; đồng thời bổ sung chế tài điều chỉnh để thực thi quyền tự do ngôn luận hiệu quả. Trong môi trường pháp lý hiện nay, vấn đề cần quan tâm chú trọng là nâng cao năng lực và đạo đức thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới.
Ba là, coi trọng giáo dục nâng cao năng lực và đạo đức thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với giáo dục, cần siết chặt kỷ cương, đề cao pháp trị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Mặt khác, chú ý trang bị kiến thức và kỹ năng phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí, ứng xử với truyền thông trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên MXH, kiến thức và kỹ năng về xử lý khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên để có thể “chữa cháy” ngay từ gốc khi ngọn lửa mới nhen nhóm. Trong môi trường truyền thông số, mọi sơ suất từ cơ sở đều có thể gây nên những đám cháy không nhỏ. Đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức sai phạm trong thực thi công vụ; tránh cả nể, bao che để những khuyết điểm, tiêu cực không tích hợp thành vấn đề tiềm ẩn trong xã hội, gây bức bối trong nhân dân.
Bốn là, chú trọng theo dõi, lắng nghe các luồng ý kiến trên MXH, cả tích cực và tiêu cực, coi đó là một phần tai mắt của Đảng và Nhà nước. Vì MXH là diễn đàn của đông đảo người dân hiện nay. Mặt khác, cần phân loại các luồng ý kiến để xử lý những ý kiến quá khích, đặc biệt là các ý kiến cố ý gây nhiễu, đả kích, chống phá, gây rối dư luận xã hội.
Năm là, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội chú trọng giáo dục ý thức và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội của thành viên trong thực hiện quyền tự do ngôn luận; đồng thời, các tổ chức này cần đi vào hoạt động thực chất, tránh hình thức và thực hiện triệt để quy chế dân chủ ở cơ sở để bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” ngay ở cơ sở. Mặt khác, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức nên chủ động tham gia MXH để góp phần dẫn dắt, tích cực hóa thông tin lành mạnh trên MXH.
Sáu là, trên cả mặt trận báo chí và MXH ở Việt Nam, dòng thông tin sự kiện khá nhạy bén, phong phú và đa dạng, nhưng dòng thông tin chính luận-những bài phân tích, bình luận sắc sảo, thiết thực có thể thuyết phục trí tuệ và cảm xúc công chúng xã hội chưa nhiều. Cho nên cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhà báo chính luận, kể cả KOLs (người dẫn dắt dư luận chủ chốt, theo nghĩa tích cực - TG) ngang tầm nhiệm vụ đáp ứng tình hình mới. Và ngay chính đội ngũ này cũng cần đổi mới tư duy tiếp cận vấn đề, nhất là kỹ năng thuyết phục công chúng xã hội về sự kiện và vấn đề công chúng xã hội quan tâm bằng cả trí tuệ và cảm xúc.
Bảy là, quan tâm đầu tư hạ tầng và phương tiện kỹ thuật-công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình bảo đảm, phát huy quyền tự do ngôn luận của công dân trong môi trường truyền thông online. Bên cạnh đó cần có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thực chất, nghiêm túc đội ngũ nhà báo, nhất là người đứng đầu cơ quan báo chí để trên nền tảng kỹ thuật - công nghệ, mỗi cơ quan báo chí phải là một trung tâm kết nối xã hội, mỗi nhà báo là một nhà kết nối xã hội, từ đó góp phần lan tỏa những thông tin lành mạnh, tích cực đến đông đảo công chúng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây là chúng ta góp phần thực hiện bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân, đồng thời khẳng định bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở nước ta là tất cả hướng đến và vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân./.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 22.6.2021
Bài liên quan
- Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
- Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
- Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
- Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
- Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Chiều 21/03/2025, Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình “Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024”. Chương trình là dịp để tri ân những thành tích đáng tự hào, đồng thời, là nguồn động viên tinh thần to lớn, khích lệ các cá nhân và tập thể phấn đấu trong năm học 2024, cùng xây dựng một môi trường học thuật và phong trào công đoàn ngày càng phát triển.
Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các thế lực thù địch, phản động lại ráo riết đẩy mạnh các hoạt động xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng. Các đối tượng tập trung nhiều vào lĩnh vực tư tưởng, chính trị, công tác cán bộ và hoạt động đối ngoại quốc phòng với ý đồ gây nhiễu loạn về tư tưởng xã hội, ly tán lòng dân với Đảng.
Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Thời gian qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa”(1) bằng nhiều luận điệu để tuyên truyền kích động đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đòi quyền “tự trị”, hướng đến “ly khai” (?!). Những luận điệu tinh vi và nguy hiểm này cần được nhận diện rõ nhằm kiên quyết đấu tranh phản bác, góp phần bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
Tính tất yếu khách quan và mối quan hệ giữa xây dựng Đảng với bảo vệ Đảng trong bối cảnh mới
Xây dựng, chỉnh đốn để Đảng trong sạch và bảo vệ để Đảng luôn vững mạnh là một nhiệm vụ rất quan trọng, là tất yếu khách quan trong bối cảnh mới. Xây dựng Đảng và bảo vệ Đảng là các hoạt động có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau. Nội bộ Đảng được xây dựng vững chắc, đoàn kết thống nhất, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đội ngũ đảng viên trong sạch, thì không một thế lực nào có thể chống phá được. Thực hiện tốt việc bảo vệ Đảng sẽ giúp việc xây dựng Đảng được đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, có chất lượng cao. Qua đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và phê phán các nhận thức lệch lạc, các việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, Đảng nhận thấy đầy đủ, cụ thể hơn những chủ trương cần hoàn thiện, những nhiệm vụ cần thực hiện, những trọng tâm cần tập trung giải quyết, những vướng mắc cần được khắc phục, những phương thức thực hiện cần đổi mới, cải tiến trong công tác xây dựng Đảng.
Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
Giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ở Việt Nam trong tình hình mới
Việt Nam đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng với khu vực và thế giới. Trong tiến trình đó, các thế lực thù địch, phản động trong nước và quốc tế ngày càng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng gay gắt, quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt, hòng gây hỗn loạn, nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường, chúng tìm đủ mọi cách, mọi phương thức nhằm truyền bá các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Chúng bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ hình ảnh đội ngũ lãnh đạo Việt Nam với mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Do vậy, chúng ta luôn phải tỉnh táo, nhận diện đúng nhằm vạch trần bản chất và có biện pháp phòng chống hiệu quả các âm mưu, thủ đoạn đó.
Bình luận