Từ kinh nghiệm “đánh cá”, suy nghĩ về cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch!
Nghề “đánh cá” và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch là một công cuộc gian nan, quyết liệt, lâu dài và nguy hiểm, thậm chí có thể ví như là “cuộc chiến với bóng tối”. Trong cuộc chiến ấy, chúng ta ở ngoài ánh sáng, luôn phải đương đầu với kẻ địch ở trong bóng tối - kẻ luôn “rình mò”, để sẵn sàng lao ra bất cứ khi nào có cơ hội hòng chống phá, xuyên tạc. Điều đó cũng giống như nghề “đánh cá” trên biển vậy, khó khăn vất vả và rất mạo hiểm khi không biết lúc nào sẽ phải đối đầu với những cơn sóng dữ đang chực chờ ở ngoài khơi xa kia.
Nếu như với những người ngư dân, biển là cuộc sống, là cuộc đời, là hồn cốt của họ, ước nguyện của họ luôn là trời yên, bể lặng, tôm cá đầy khoang khi cập bến bờ; thì đối với chúng ta, chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng vững chắc, là linh hồn cho sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội, là kim chỉ nam cho hành động để hoàn thành ước muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Nhắc đến nghề đánh cá, người ta thường nghĩ đó là công việc khó khăn, đối mặt với nhiều hiểm nguy có thể đe dọa đến tính mạng, ngày ngày tháng tháng phải lênh đênh giữa đại dương bao la - nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bất trắc, dễ mất phương hướng, mất liên lạc,… Do đó, yêu cầu đối với người ngư dân ngoài sức khỏe dẻo dai, ý chí bền bỉ thì còn phải có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để dự đoán được tình hình, xử lý tình huống kịp thời mà không bị mất phương hướng, lạc đường.
Và đó cũng là những tố chất, những yêu cầu mà mỗi chúng ta cần phải có trong cuộc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Một sức đề kháng tốt, một nhận thức đầy đủ với niềm tin sâu sắc, một ý chí kiên cường,bền bỉ, một trạng thái tích cực chủ động và những kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các phương tiện cần thiết là những thứ cần phải trang bị cho công cuộc đấu tranh lâu dài này.
Đánh cá trên biển là công việc vừa đặc thù, vừa đặc biệt, vì đó là công việc vừa sản xuất, mưu sinh, vừa khẳng định chủ quyền dân tộc; ngoài việc đánh bắt thủy hải sản mang lại hiệu quả kinh tế, thông qua việc di chuyển đến các vùng biển, ghé thăm, đặt chân đến các đảo xa bờ thuộc chủ quyền của đất nước, những “người đánh cá” đã trở thành những “cột mốc sống”, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Và thiêng liêng hơn thế, công cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là hoạt động bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập quốc tế.
Vận dụng kinh nghiệm “đánh cá” trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
Khi đánh cá trên biển, muốn tôm cá đầy khoang, phải tìm ra được phương pháp phù hợp và thực sự có hiệu quả. Trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng phải nhạy bén trong nhìn nhận khoa học, xác định chuẩn xác mục tiêu và tìm ra phương pháp phù hợp, khả thi, mang tính chiến đấu cao, hành động quyết liệt và dứt điểm là điều vô cùng quan trọng.
Những kinh nghiệm trong “đánh cá” trên biển có thể vận dụng linh hoạt vào cuộc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch như:
1- “Đi biển nhớ phương, đi đường nhớ hướng”
Trên đại dương mênh mông rộng lớn không hề có bất cứ một vạch chỉ đường nào, cho nên kỹ năng và kiến thức trong việc xác định phương hướng là điều bắt buộc phải có đối với bất cứ ai theo nghề đánh bắt trên biển. Tương tự, trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất thiết và nhất quyết phải hướng đến mục tiêu là bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Kiên định với mục tiêu này, thì dù có phải đương đầu với những chiêu thức, thủ đoạn chống phá tinh vi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn sẽ có đủ niềm tin, bản lĩnh và sức mạnh để chiến đấu đến cùng.
Cứ toàn tâm, toàn ý kiên trì và kiên định bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân; bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng quốc gia hùng cường, thịnh vượng, phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc; khi đó, ắt sẽ tìm ra được con đường phù hợp để hướng đến mục tiêu bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
2- “Nước trong - lưới dày”
Đây là kinh nghiệm thể hiện rõ nét nhất việc gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
“Nước trong” là yêu cầu cơ bản, lâu dài, hệ trọng, mang tính sống còn trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trong Đảng phải thực sự đoàn kết, thống nhất, kỷ luật, kỷ cương; tích cực, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nêu cao tinh thần trách nhiệm tự phê bình và phê bình của mỗi đảng viên, cấp ủy và tổ chức Đảng; có như thế mới tạo được sự đồng thuận của xã hội và niềm tin ở nhân dân. Không để đợi đến khi “nước đục” mới bắt đầu “thả câu”, Đảng phải luôn “tự mình làm sạch chính mình”, nước trong thì không có một con cá nào có thể tự do bơi lội mà không bị nhìn thấy cả.
“Lưới dày” là biện pháp đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị quyết liệt và hiệu quả nhất. Việc xây dựng được một mạng lưới dày đặc, có tính đồng bộ và hệ thống cao; bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương; có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất và hiệu quả chính là tấm lưới dày dặn nhất để tóm gọn tất thảy các thế lực thù địch, phản động.
Không chỉ dừng lại ở bộ máy chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mà phải huy động được sự chủ động tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là toàn thể nhân dân, từ đó tạo thành những mắt xích trong mạng lưới chiến đấu; tạo ra một lá chắn có sức đề kháng tốt, bảo vệ vững chắc trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
3- “Muốn câu cá cả phải thả câu dài”
Muốn bắt được nhiều cá, phải xác định mùa nào nên câu cá nào, phải kiên trì, nhẫn nại, phải lựa chọn được loại mồi và phương pháp thích hợp tương ứng với đặc tính riêng của mỗi loài cá,…
Công cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái thù địch cũng đòi hỏi chúng ta phải không ngừng chủ động trong nghiên cứu đánh giá, nắm bắt tình hình, dự báo chính xác, xác định đúng đắn mục tiêu, từ đó đưa ra các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, các giải pháp hữu hiệu để đấu tranh; phân loại, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện phù hợp, linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời việc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, cẩn trọng và lâu dài vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự sống còn của chế độ, lợi ích của quốc gia - dân tộc, hạnh phúc của nhân dân./.
Nguồn: Bài đăng trên trang tin Việt Nam thịnh vượng ngày 13/01/2024
Bài liên quan
- Công nghệ AI và câu chuyện gắp lửa bỏ tay người
- Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công tác đối ngoại góp phần bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
- Bài cuối: Cần nhận thức đúng về kết quả thực hiện nhân quyền tại Việt Nam
- Vạch trần luận điệu vu khống, xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch về vấn đề tự do tôn giáo âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại. Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy. Phát ngôn đối ngoại là hoạt động bày tỏ quan điểm của Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, phát ngôn đối ngoại là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam ra thế giới. Qua đó, phát ngôn đối ngoại không chỉ đóng góp vào việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Đồng thời, phát ngôn đối ngoại cũng là cách thức đấu tranh, phê phán và bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu và xuyên tạc về Việt Nam.
Công nghệ AI và câu chuyện gắp lửa bỏ tay người
Công nghệ AI và câu chuyện gắp lửa bỏ tay người
Trí thông minh nhân tạo hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiêu bài thâm hiểm của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị nhằm phá hủy tận gốc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ trắng trợn xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam “thần thánh hóa” Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu này là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Công tác đối ngoại góp phần bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Công tác đối ngoại góp phần bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đối ngoại Việt Nam có vai trò tiên phong trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần nâng cao vị thế đất nước, xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam, đưa đất nước gắn kết ngày càng chặt chẽ với thế giới; đồng thời, đóng góp quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Bài cuối: Cần nhận thức đúng về kết quả thực hiện nhân quyền tại Việt Nam
Bài cuối: Cần nhận thức đúng về kết quả thực hiện nhân quyền tại Việt Nam
Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, thì mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần hết sức tỉnh táo, đề cao cảnh giác, tin tưởng, kiên định, giữ vững con đường cách mạng và thành tựu đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước ta.
Bình luận